Hôm nay,  

Tổ Chức và Tổ Trác

09/12/201100:00:00(Xem: 11063)
Tổ Chức và Tổ Trác

Nguyễn Xuân Nghĩa

Nghịch lý về Bầu cử tại Nga và tại Ai Cập...

Thế giới vừa có hai cuộc bầu cử đáng chú ý ở những nguyên nhân và hậu quả mà... ít ai để ý.
Về thời gian thì trước hết là cuộc bầu cử hôm Thứ Hai 28 Tháng 11, đợt đầu tiên trong hàng loạt bầu cử từ nay đến năm tới, có thể đến năm kia, để dân Ai Cập (Egypt) chọn lựa lãnh đạo. Đây là sinh hoạt bầu bán đầu tiên của xứ này sau khi Chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong cái trớn của "Mùa Xuân Á Rập" vào đầu năm nay. Kế tiếp là cuộc bầu cử Hạ viện Nga, viện Duma, vào mùng bốn Tháng 12, cũng là đợt đầu trước cuộc bầu cử tổng thống vào Tháng Ba năm tới để chọn người sẽ lãnh đạo Liên bang Nga.
***
Xin nói về bầu cử tại Nga trước....
Kết quả được truyền thông Tây phương loan tải mà mau mắn bình luận, là đảng Thống nhất Nga (United Russia) mất 77 ghế và điều ấy cho thấy uy tín sa sút của người lãnh đạo đảng, là Thủ tướng Vladimir Putin. Đồng thời, tuần qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Hillary Clinton cũng mạnh dạn đả kích kết quả bầu cử này là đáng nghi ngờ.
Đã hết rồi, cái tinh thần hữu nghị khi Chính quyền Barack Obama muốn cải thiện quan hệ với Moscow theo chủ trương bật lại cái nút – reset the button – được thông báo vào đầu nhiệm kỳ của ông Obama! Chuyện gì vừa mới xảy ra?
Một hài kịch về sự ngờ nghệch của truyền thông Tây phương và của nhiều nhà bình luận!
Putin sẽ ra tái tranh cử năm 2012, hầu như chắc chắn lại trở về làm Tổng thống Nga trong sáu năm tới, theo quy định mới của Hiến pháp Nga. Đảng Thống nhất Nga của ông mà dân Nga mỉa mai là "đảng của bọn ăn cắp và lang băm" (partiya rorov i zhulikov), bị mất ghế trong Quốc hội, nhưng vẫn chiếm đa số là gần 53%, sẽ có nhiều dân biểu hơn hẳn ngần ấy đảng gọi là đối lập. Được trao lại cho đương kim Tổng thống là Dmitri Medvedev, đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo Quốc hội, dưới sự chỉ huy của người sẽ làm Thủ tướng là... Medvedev.
Sau bốn năm đổi ghế cho Medvedev, Putin lại trở về làm Tổng thống Nga và là lãnh tụ có thực quyền nhất.
Trong viện Duma có ba chính đảng được coi là mạnh sau đảng Thống nhất Nga. Lần lượt theo kết quả kiểm phiếu là đảng Cộng sản (hơn 20%), đảng nước Nga Công bằng (Just Russia) theo xu hướng trung tả được hơn 14% và đảng Tự do Dân chủ theo xu hướng dân tộc được hơn 12%. Họ sẽ bỏ phiếu ra sao trong viện Duma, đứng ở vị trí nào dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev kể từ Tháng Năm năm 2012?
Đảng Cộng sản là tàn dư của chế độ Xô viết cũ nhưng vẫn có tổ chức, cán bộ và khả năng huy động đáng kể trong thành phần quần chúng luyến tiếc thời vàng son của siêu cường Liên Xô. Cũng vì vậy, đảng này đã và sẽ hợp tác chặt chẽ với người đang khôi phục lại uy tín và thế lực của Liên bang Nga, là Putin.
Chính đảng có vẻ dân chủ nhất theo khẩu vị Tây phương là đảng Nga Công bằng, một ấn bản Nga của các đảng Xã hội hay Lao động Âu châu, thì đã có chủ trương hợp tác với Putin cho sự cường thịnh của nước Nga. Dưới sự lãnh đạo của Nicolai Levichev, đảng này sẽ không thay đổi lập trường và là đối tác đáng tin của Phủ Tống thống, trong điện Kremlin.
Đảng Tự do Dân chủ có xu hướng phát huy sức mạnh an ninh để bảo vệ quyền lợi của Nga, không khác với chủ trương của Putin. Lãnh tụ đảng là Vladimir Zhirinovsky, có một điểm đồng dạng với Putin: nhân viên cũ của "Sở Bảo vệ Chính trị", cơ quan KGB!
Nghĩa là sau bầu cử, bốn chính đảng mạnh nhất của nước Nga đều tiến hành kế hoạch phát huy sức mạnh của Liên bang Nga, dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin.
Sau khi tái đắc cử năm tới, nếu Putin lại... hy sinh vì nước mà làm thêm một nhiệm nữa thì sẽ lãnh đạo nước Nga cho đến năm... 2024! Nói cho gọn: Vladimir Putin có thể là lãnh tụ trong tổng cộng 24 năm, còn hơn Leonid Brezhnev (1964-1982) và chỉ thua Stalin (1928-1953). Mà lại có tiếng là dù sao vẫn dân chủ hơn các chế độ độc tài khác, từ Cuba đến Bắc Hàn....
Gian lận trong bầu cử tại Nga - như thiên hạ phê phán – là chuyện thường tình. Putin còn cao điệu tới độ gian lận để chứng minh rằng đảng của mình bị mất phiếu, tức là dù sao nước Nga vẫn có một chút dân chủ, nhưng mình không thể mất quyền!
Xu hướng "quản lý nền dân chủ" là thủ thuật cao điệu của Putin và thế giới nên nhìn vào vấn đề thật là những gì Putin sẽ thực hiện, hơn là chuyện có dân chủ hay không tại Liên bang Nga! Thực hiện được hay chăng, với thế lực thực tế của kinh tế và xã hội, lại là chuyện khác.
Chúng ta bước qua Ai Cập....
***
Qua sự loan tải và bình luận cũng nhẹ dạ và ngớ ngẩn của truyền thông Tây phương, người ta vội nói đến Mùa Xuân Á Rập và triển vọng của phong trào dân chủ. Người ta đã lầm lẫn biểu hiện với thực chất.

Ai cũng muốn người dân Á Rập, Hồi giáo, hoặc mọi dân tộc khác, được quyền tự do phát biểu và đề cử người lãnh đạo trong một xã hội bình đẳng. Nhưng, từ biểu hiện là quần chúng biểu tình, có khi bị đàn áp hoặc tàn sát, đến sự hình thành của nền dân chủ, theo kiểu dáng được Tây phương coi là mẫu mực, là một khoảng cách khá xa. Ở giữa là khả năng tổ chức và nghệ thuật trình diễn.
Xin được nhắc lại chuyện đó vì trước khi dân Ai Cập đi bầu thì xứ này lại có biểu tình chống Thượng Hội đồng Quân lực (Supreme Council of the Armed Forces). Sự thật mà nhiều người không nhìn ra là các tướng lãnh đã đảo chính Hosni Mubarak để cứu lấy chế độ mà họ đã cùng Mubarak xây dựng từ mấy thập niên. Người viết xin khỏi nhắc lại sự thể bi quan này khi thiên hạ còn ngất ngây với hương hoa nhài.
Các tướng lãnh lập ra Thượng Hội đồng làm cơ chế lãnh đạo trong buổi giao thời. Sau khi Mubarak từ nhiệm vào Tháng Hai năm nay, quần chúng biểu tình vẫn thất vọng và nhiều lần xuống đường, bị chế độ mới mà cũ thẳng tay đàn áp. Một số thành phần Ai Cập Thiên chúa giáo còn bị kỳ thị và hành hung, bạo động cũng đã xảy ra.
Nền dân chủ như nhiều người trông đợi chưa xuất hiện. Duy nhất có một lần mà quy tắc dân chủ ấy được thể hiện là cuộc bầu cử vừa qua, một bước nhỏ trước nhiều cuộc bầu cử và đấu tranh chính trị khác từ nay cho đến năm 2013.
Kết quả bầu cử Tháng 11 là tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (MB) thắng lớn. Kế tiếp là đảng Tự do và Dân chủ, theo xu hướng Hồi giáo còn cực đoan hơn lực lượng MB. Còn lại, các chính đảng gọi là tự do theo mẫu mực Tây phương đều lẹt đẹt đứng sau, sau khi đứng trước ống kính.
Trong ngần ấy cuộc biểu tình chống lại Thượng Hội đồng của các tướng lãnh để đòi hỏi dân chủ và trước tiên là bầu ra các cơ chế hoạch địch hướng đi của nền dân chủ, quần chúng khát khao dân chủ đều có mặt cùng một số lãnh tụ trước truyền hình. Nhưng gây tác động rất mạnh mà lại đứng ngoài để giám trận biểu tình vẫn là Huynh đệ Hồi giáo!
Họ cổ võ thay đổi, kín đáo vận động biểu tình mà không tham gia. Họ có lãnh đạo và cán bộ cho trò biến hóa chính trị đó.
Được thành lập từ 1928, như một giải pháp Hồi giáo cho việc canh tân thế giới Á Rập giữa hai giải pháp Tây phương và Xô viết, giữa các chế độ độc tài của cánh hữu hay cánh tả, Huynh đệ Hối giáo đã biến đổi khá nhiều và có kinh nghiệm dày dặn sau những chuyển hướng đó. Có khi đi từ phương pháp bạo động qua chính trị và xã hội, mà chắc chắn là không thân Tây phương.
Nói cho gọn thì những biến động do quần chúng khát khao dân chủ châm ngòi tại Ai Cập đã thực tế dọn cỗ cho tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo còn cực đoan hơn. Họ sẽ làm thay đổi Á Rập mà không nhất thiết sẽ xây dựng xứ này thành một quốc gia dân chủ như nhiều người cứ mơ mộng, hoặc như truyền thông Tây phương vẫn đề cao và báo trước.
Khi ấy, tức là sau này, những người mơ mộng ấy chỉ còn sự chọn lựa: 1) lại ngả theo quân đội để tìm một sự ổn định tạm bợ, hoặc/và một chút đỉnh chung, hay 2) nghiêng về phía Hồi giáo với ảnh hưởng lớn mạnh hơn của giáo luật quá khích. Trong cả hai trường hợp, lập trường quốc tế của Ai Cập sẽ trở thành vấn đề cho các nước Tây phương, Hoa Kỳ, Âu Châu và Israel....
Vì sao những người đấu tranh cho dân chủ lại gặp số phận hẩm hiu đó? Câu trả lời ngắn gọn là tổ chức!
***
Trong có vài tuần mà người ta thấy ra sự tinh ma của Vladimir Putin và bản lãnh của các lực lượng Hồi giáo chống Tây phương.
Các quốc gia Âu-Mỹ, nhất là Hoa Kỳ, đã tốn khá nhiều tiền bạc để đong đưa giữa hai giải pháp mâu thuẫn: một là đi tìm sự ổn định hữu ích cho quyền lợi Âu-Mỹ, dù là phải hợp tác và yểm trợ các chế độ độc tài, quân chủ hay quân phiệt; hai là phát huy giá trị của dân chủ theo đúng luân lý chính trị của Tây phương. Kết quả là mang tiếng yểm trợ độc tài hoặc góp phần lật đổ các chế độ thân hữu của mình để xây dựng một nền dân chủ hiếm hoi. Quá hiếm hoi nên có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Thực tế là trên một ngón tay, tại Tunisie! Xin miễn nói về Lybia hay Syria....
Đó là bài toán của các nước Tây phương, vô địch về nói chuyện dân chủ mà làm ăn bất nhất!
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Những người thực lòng đấu tranh cho dân chủ có nhìn ra bài học chua chát này chưa? Vấn đề là tổ chức và cán bộ.
Họ thiếu tổ chức và khả năng phân tách rất lạnh lùng về thực tế bên trong và bên ngoài, quốc gia và quốc tế, để biến báo xoay trở bên trong xã hội chứ không chỉ trước truyền thông quốc tế. Quốc tế vận chỉ là một phần – phụ thuộc – của vận động chính trị.
Một số không ít trong các lãnh tụ chỉ nhanh nhẩu xuất hiện trước ống kính Tây phương, tưởng rằng đó sẽ huy động được quần chúng. Lấy thành quả giả là bị tổn thất trong đàn áp, họ gây tổn thất thật cho quần chúng, và có khi lại dọn đường cho người khác sẽ mau chóng thanh toán họ.
Mua vui cũng được một vài trống canh? Hay là một số người ồn ào trong phong trào này chỉ thích làm con rối?
Cách ngôn: Không có tổ chức thì rất dễ bị tổ trác!

Ý kiến bạn đọc
14/12/201101:37:16
Khách
Có khi không hẳn là "bị lổi tổ chức", mà vì những kẻ lợi dụng cơ hội hám quyền lực lúc nào cũng đông đúc hơn. Trọc luôn chiếm đa số, thanh thì có được mấy ngoe? Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình!??? Tôi chỉ cố phản biện để cùng nhau nhìn từ vấn đề theo một góc cạnh khác đi một chút.

Thực tâm hoàn toàn tán đồng ý kiến của ông. Tổ Chức rất quan trọng. Phải tổ chức và quần tụ phát đi tiếng nói chung, tiếng nói chung mới đủ lực tranh đấu. Ngoài nhân tố tiếng nói chung, còn nhiều yếu tố căn bản khác về tổ chức và điều hành để tồn tại/phát triển nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa: “Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới thời VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn...
Trong lá thư xuất hiện trên mạng thông tin xã hội của cựu tổng thống Barrack Obama, ngày 17 tháng 7 năm 2023. Ông viết: “Ngày nay, một số cuốn sách đã định hình cuộc đời tôi—và cuộc đời của rất nhiều người khác—đang bị thách thức bởi những người không đồng ý với những ý tưởng hoặc quan điểm nhất định. “Không phải ngẫu nhiên mà những ‘cuốn sách bị cấm’ này thường được viết bởi hoặc có hình ảnh của người da màu, người bản địa và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+…” (Trích một đoạn.) (*) Chuyện cấm một số sách mỗi năm không được tuyển vào thư viện, không được đưa vào trường học, đã có một lịch sử khá dài ở Hoa Kỳ. Người Việt cũng có kinh nghiệm về sách bị cấm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đảng cộng Sản miền bắc cai quản miền nam. Dĩ nhiên hai lệnh cấm sách này có nhiều yếu tố và quan điểm khác nhau giữa thể chế tự do và độc tài. Tuy nhiên chúng giống nhau ở một số điểm:
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam” -- Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn...
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc...
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.