Hôm nay,  

Họa Sĩ Ann Phong, Biển

14/11/201100:00:00(Xem: 8358)
Họa Sĩ Ann Phong, Biển

ann_phong_-large-contentNữ họa sĩ Ann Phong.

Đặng Phú Phong

Ann Phong sinh tại Sài Gòn, là cô giáo dạy hội họa trước khi vượt biên năm 1981, định cư tại miền nam California năm 1982. Năm 1995, cô tốt nghiệp Cao Học Mỹ Thuật (MFA) tại Đại Học California State ở Fullerton. Ann Phong hiện đang dạy hội họa tại Cal State University Pomona, và chị đang là chủ tịch hội đồng quản Trị của VAALA niên khóa 2010 (Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ, trụ sở tại Quận Cam, miền nam California).
Bắt đầu cho sự nghiệp hội họa của mình, Ann Phong lấy chủ đề cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của một người dân bình thường để sáng tác. Thời gian sau, Ann Phong bước sang đề tài “Sự chuyển mình của một phụ nữ Việt Nam sống bên ngoài đất nước” . Nhưng những chủ đề đó không thực sự là điều Ann Phong kiếm tìm.
Biển đã giúp Ann Phong vượt thoát, nhưng cũng chính biển cày sâu vào tâm thức chị. Khi trốn chạy, Ann Phong mong đi qua biển thật nhanh, qua được rồi , nhiều năm sau nước biển vẫn còn “thấm trên da thịt” (chữ của Ann Phong). Biển đã trở thành một khúc quành thiết thân của đời mình, thế nên chị đã quay lại biển. Nhưng lần này Ann Phong không dùng thuyền máy mà dùng cọ vẽ làm cột bườm, kết màu sắc thành thuyền, ung ung ra khơi. Hai chuyến đi có khác về phương cách nhưng có cùng một mục đích thăng hoa; một thăng hoa cho đời sống, một thăng hoa cho nghệ thuật của mình.
Trong giai đoạn nầy, những nét cọ, nhát dao, phóng tay trên khung bố của Ann Phong là những đợt sóng dữ. Biển không phải là sự trầm mặc, bí ẩn , êm đềm , hiền hòa mà biển ở đây là biển động, hung hãn, cuồng nộ, gào thét, căm thù. Kỹ thuật đắp nổi bằng Acrylic diễn tả mạnh thêm lên sự hung bạo của sóng, như chồm lên,vượt ra khỏi bức tranh, cuống lấy, nhận chìm người xem. Không khí của tranh hừng hực thù hận. Đó là thời kỳ Ann Phong mỗi khi cầm cọ trước khung bố là chị nhớ lại những giọt nước mắt thống thiết của mấy cô học trò chỉ khoảng 13, 14 tuổi, ôm chầm lấy cô, khi vừa gặp lại trên đảo , kể cho chị nghe chuyện chúng bị hải tặc hãm hiếp. Chị đã vẽ tranh bằng những giọt nước mắt của học trò và của chính mình.

ann_phong_chay_-large-contentChạy, Acrylic. 6'X10'. Ann Phong.

Vẽ biển đã thành thói quen của Ann Phong. Ở bất kỳ bức tranh nào của chị, người xem đều dễ dàng thấy biển trong đó, dù chủ đề chẳng liên quan gì với biển, dù sắc màu của tranh là sắc màu của đất đá, là sắc màu của mặt trời mặt trăng. Những đường cong nhỏ, khệnh khạng, tung tóe là hình dạng của cơn sóng dữ đập vào trí não của chị. Sự dữ dội của biển nuốt chững bàn tay của người họa sĩ. Những chiếc thuyền nhỏ chệch choạc, mong manh bên cạnh những đợt sóng khổng lồ, những con người , những bàn tay chới với, những đôi chân trần buông thỏng diễn tả mạnh mẽ sự phá hủy của biển đối với con người. Ann Phong thường dùng gam màu đậm bên cạnh gam màu nhạt như muốn dẫn người xem thấy được sự tranh đấu sinh tử trong đời sống nghiệt ngã mà điển hình nhất là hành trình của những người “vượt biển”
Tranh của Ann Phong thường dày vì nhiều lớp. Chị giải thích: “ Hình ảnh cứ đến rồi đi trong tranh. Em không xắp xếp sẵn hình ảnh trên khung bố (có nghĩa là không vẽ nét rồi tô màu). Lúc vẽ nghĩ tới những gì thì vẽ thứ đó. Vẽ xong không ưa thì vẽ hình khác chồng lên trên và cứ thế mà sáng tác”. Sự giải thích của chị đưa chúng ta thêm một ý nghĩa về cuộc đời là lớp sơn mới hôm nay phủ chùm lên lớp màu cũ hôm qua chính là lớp bụi thời gian, chính là sóng sau xô sóng trước. Điều này giúp cho tôi giải thích được tại sao tôi chia sự sáng tác về biển của Ann Phong làm hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là từ khoảng 2006 trở về trước , thời kỳ thứ hai là từ 2007 đến hiện tại.


ann_phong_playground-large-contentPlayground. Mixed Media. 57X57.Ann Phong.

Tôi có cơ duyên xem tranh của Ann Phong hầu như hết tất cả những cuộc triển lãm của chị ở vùng Little Saigon. Từ 2006 trở về trước, ngắm tranh của chị , tôi không khỏi bàng hoàng vì sự dữ dội của từng bức tranh. Cảm giác nhức nhói , buốt cả tay chân làm tôi đôi khi không dám nhìn lâu vào tranh. Không gian tranh chật chội, nóng bức . Những đường cong , nhiều khi là gập gãy, những mảng bột màu nổi như một thách thức cho người xem. Chất Acrylic không bóng láng mà khô khốc, có lẽ là một dụng ý thêm cho sự thô nhám , tàn bạo trong tính chất sự việc mà tác giả nói đến. Nói chung, tranh của Ann Phong trong giai đoạn nầy thể hiện sự đối kháng quyết liệt của chị với hung thần biển. Tính chất Biểu Hiện (expression) rực sáng trong tranh.
Qua giai đoạn thứ hai (từ 2007 về sau) tranh của Ann Phong nhẹ nhàng ra. Điển hình là bức Playground. Mặc dù bức tranh này vẫn là những uất ức cho thân phận. Bố cục mở ( loại bố cục mà Ann Phong rất thường xử dụng) đẩy sự tưởng tượng của người xem đi xa hơn qua sự liên đới những hình tượng trong tranh. “Sân chơi” có thể là của bọn trẻ, có thể là của đội banh Cà na và cũng có thể là cuộc đời của một cô gái Việt trên vùng đất mới . Nhưng tổng thể của bức tranh là màu tươi, sắc sáng, nhân vật trong tranh nẩy lên mầm sống, hứa hẹn một sự thay đổi đầy sáng tạo.
Từ sự mâu thuẫn, dằn co giữa sợ hãi, phẩn nộ và yêu quí biển trong Ann Phong , đã phát sinh một ngả rẽ khác. Tranh của Ann Phong từ đây có thể nói rằng điềm đạm, sâu lắng . Những vệt cong của sóng thong thả hơn, mềm mại hơn làm người xem vừa thấy được sự thản nhiên cố hữu của nước, vừa thấy được sự bạo tàn của sóng. Những khối màu nổi không còn sự ngập ngừng mà măng muốt, kết nối được những tư tưởng của tác giả gửi gắm một cách liên tục. Biển của Ann Phong bây giờ trở nên thâm trầm, khó lường. Phần đe dọa , hung hãn đã biến thái theo độ dài sóng soải của ngọn sóng.
ann_phong_hop_nuoc_bien-large-contentHộp Nước Biển Mixed Media.40''X30",Ann Phong 2010.

Chị cứ vẽ biển và vẽ biển, phần yêu thích, sợ hãi hay thù hận biển, dành cho người xem, không dành lấy cho mình. Tâm trạng của Ann Phong đã lắng sâu xuống những lớp màu, giống như chị đang ở dưới đáy biển, tìm kiếm những gì thuộc về chị mà Thượng Đế đã ban phát, mặc cho vô số đợt sóng bạc triền miên vỗ trên đầu. Bức “ Hộp Nước Biển” (2010) thể hiện rõ nét sự thay đổi này. Bố cục của bức này vẫn là bố cục mở. Tác giả cắt đôi bề dày của biển, gộp loài cá lại như muốn bảo vệ chúng trước những bất trắc của biển. Những viên đá, sỏi từ lòng đáy biển như muốn thoát ra, tìm một nơi chốn yên bình. Chính những vật thể này đã làm cho bức họa trở nên sinh động . Biển đang di chuyển . Tự nó và, lăn quay. Ngắm nhìn bức tranh, khách xem dễ dàng bị cuốn hút , dễ dàng phiêu du trong biển cả của Ann Phong. Hình như thiền tính đang đâu đó trong tranh của chị. Cảm nhận như vậy, tôi nghĩ rằng mình đã mở được một cửa khác để bước chân vào thế giới tranh của Ann Phong.
Trong suốt 20 năm sinh hoạt trong bộ môn hội họa, Ann Phong thu hoạch một số thành công đáng kể. Chị có tranh được các trường đại học và gallery mua để trưng bày như: Đại học Fullerton, Đại học Cal Poly, Pomona. Queen Gallery ở Bangkok, Thái lan và nhiều gallery tư nhân treo tranh của chị. Xin mời khách yêu tranh vào web site của Ann Phong để thưởng lãm : www.annphongart.com.
11/11/11

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.