Hôm nay,  

Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

11/7/201100:00:00(View: 10920)
Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

du_tu_le_tho_tranh__6_-large-contentCác tranh do nhà thơ Du Tử Lê vẽ.

Nguyễn Đức Cung
Vào khoảng trên dưới 50 năm làm bạn với chiếc máy ảnh, tôi có diễm phúc được thưởng lãm biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa; sở dĩ mê phần hội hoạ vì hai bộ môn Tranh/Ảnh là anh em cùng trong dòng họ “tạo hình”. Có chăng chỉ là kỹ thuật và cách thức tạo dựng tác phẩm khác nhau mà thôi. Thưởng lãm được nghệ thuật nhiếp ảnh cũng dễ dàng say mê hội họa và ngược lại. Tuy nhiên ở đây tôi không viết và bàn về kỹ thuật hay liên hệ giữa hai nghệ thuật hoạ/hình. Hôm nay tôi muốn viết bằng cảm quan của một người chơi ảnh về một bất ngờ trong sinh hoạt văn học nghệ thuật VN hải ngoại, đó là tranh của nhà thơ Du Tử Lê…
Cầm trên tay tập Tùy bút “Trên Ngọn Tình Sầu” (vừa xuất bản gần đây) việc đầu tiên đến với tôi là bức tranh bìa… Nó không có nét quen thuộc của mấy chục tuyển tập thi/văn của Du Tử Lê từ trước tới nay, với một bức tranh cũng không cả phảng phất họa pháp đặc thù của những hoạ sĩ quen thuộc thân tình thường xuất hiện trong các ấn bản của Du Tử Lê…
Đứng trước môt tác phẩm nghệ thuật tranh/ảnh, thì ngay với cái nhìn đầu tiên, người xem sẽ tức khắc có cảm giác: yêu/ không yêu, cảm/ vô cảm, đẹp/không đẹp … Với tôi “Trên Ngọn Tình Sầu” đã chinh phục và, “cảm” ngay qua nét vẽ đơn giản, độ mầu nhẹ nhàng nhưng toát ra một chất thơ, hồn thơ …rất thơ! Bất ngờ và kỳ thú hơn nữa đó lại là tranh của Du Tử Lê…
Và từ đó tôi đã may mắn được hân hạnh thưởng lãm thêm nhiều tranh Du Tử Lê như:
-“Chẳng gió nào thổi nữa”:
trái tim ta như rừng
chẳng gió nào thổi nữa.
du_tu_le_tho_tranh__5_-large-contentNhững nét cọ mầu dọc từ trên xuống dưới và trái tim Du Tử Lê trên góc trái…hư vô!
-“Hồn Hải Điểu”:
hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
bỗng bình minh, như một cửa gương.
Với một mầu xanh toàn diện, một mầu xanh không phải của biển, mà là mầu xanh rất thơ, rất liêu trai, hồn hải điểu.
-“Ta gieo gặt chính ta”:
ta gieo, gặt chính ta:
tự cánh đồng nghiệp, ngã.
Cũng với một độ mầu và những nét cọ đơn giản nhẹ nhàng, có “ta” một chấm đỏ phá cách!
-“Tự họa”
Góc cạnh một cái nhìn xuống, với khoé môi, cùng cái nón của những ngày tháng ốm đau … tóc rụng! người xem thấy ngay Du Tử Lê, thi sỹ !
“Tôi không còn dòng sông”,
Và rồi “ Chim không còn đất sống / Tôi không còn dòng sông”,… cùng nhiều nữa….

Năm chục năm về trước, thơ Du Tử Lê đi vào làng thi văn với một lục bát phá cách: phá nhịp, phá thanh vần.. . để có cõi thơ riêng và trở thành một nét mới trong thi ca Việt Nam hiện đại, mang tên: Lục bát Du Tử Lê !
Giờ đây đã già “với tay” cầm cây cọ mầu, Du tử Lê cũng lại đi vào “con đường cũ” : phá cách!! dù cho số lượng tranh của Du Tử Lê chưa phổ biến nhiều, nhưng người thưởng lãm cũng thấy phảng phất cái chất “phá cách” trong tranh Du Tử Lê:
du_tu_le_tho_tranh__4_-large-contentMầu sắc:
Trái với nguyên tắc pha trộn mầu để tạo những mầu, mới, lạ, mạnh của các họa sĩ nhà nghề trong tranh sơn dầu, Du Tử Lê hầu như thích mầu thuần túy, như xanh, vàng, đen, đỏ… và nếu có pha mầu cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.. đôi khi tưởng như không phải là tranh sơn dầu nữa, cũng chính vì vậy mà cây cọ của Du Tử Lê đã vẽ thơ! và mang hồn thơ.
Bố cục:
Chủ đề trong tranh Du Tử Lê cũng không nằm trong nguyên tắc, luật lệ về bố cục bình thường tại các điểm mạnh (điểm nhấn), mà ngược lại chủ đề được tự do, đặt để bất cứ nơi nào trong tranh qua nét cọ phóng khoáng Du Tử Lê và cũng vì thế khiến người xem tranh thích thú hơn và.. .thơ hơn!
Nhìn vào làng thi ca thế giới, có rất nhiều thi sĩ tài danh cũng cầm cọ vẽ tranh, riêng Á Châu tôi ngưỡng mộ, yêu thích hai thi hào, đó là nhà thơ Haiku lừng danh Nhật Bản Yasa Buson (1715-1783) và tranh của ông nay nằm trong bảo tàng viện Nhật, người thứ hai là thi văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) vang danh thế giới về thi/họa. Ông bắt đầu vẽ khi 67 tuổi, và từng triển lãm tranh tại Paris, London…và Nga.
Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, giá trị, chỗ đứng, danh vị …của những tác phẩm và tác giả là chuyện của thời gian ... cũng nằm trong trường hợp này, tranh của nhà thơ Du Tử Lê, xin để thời gian, người thưởng lãm, và những nhà biên soạn văn học sử Việt sau này nhận định. Tôi đã đọc thơ Du Tử Lê trên dưới 50 năm, nay được thưởng thức tranh Du Tử Lê, và với một con tim nhiếp ảnh tôi đã “cảm”, “thấy” và yêu.. chất thơ trong cõi hoạ cũng rất thơ của Du Tử Lê.
Danh tài hội họa Picasso đã nói: “Những vật thể tôi vẽ như tôi nghĩ về nó, chứ không phải như tôi nhìn thấy nó” (I paint objects as I think them, not as I see them.). Chắc chắn Du Tử Lê đã vẽ, sáng tác những tác phẩm hội họa qua cõi thơ của Du Tử Lê. Cũng chính vì vậy tranh Du Tử Lê, đã, đang và sẽ chinh phục người thưởng lãm, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào lãnh vực thi/họa trong những ngày sắp tới qua trái tim vẽ tranh của Du Tử Lê./.
Nguyễn Đức Cung.
(Calif. 11-2011).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Không ai mấy ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Donald Trump, vào đêm 3 tháng 11, mang Phó Tổng thống Mike Pence và toàn thể, vợ và cả con cái trong gia đình của ông ra mắt quần chúng và tuyên bố là ông thắng cử nhiêm kỳ hai lúc 1:45 AM ngày 4-11, mặc dầu ông dư biết lúc đó số phiếu cử tri đoàn của ông Joe Biden là 234 phiếu, và của ông chỉ có 210 phiếu, và công cuộc đếm phiếu vẫn đang tiếp diễn trên hầu hết các tiểu bang.
Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ thôi nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài.
Bốn năm tới dưới thời chính phủ Biden sẽ có thể chứng kiến nhiều cải thiện trong công bằng chủng tộc. Nhưng đối với nhiều người, nó sẽ là chướng ngại để làm sạch: Tổng Thống Donald Trump đã coi nhẹ bạo động chủng tộc, khuyến khích những người cực hữu và mô tả Black Lives Matter là “biểu tượng của thù hận” trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.Theo các thăm dò, thực tế hầu hết người Mỹ đều đồng ý rằng các quan hệ chủng tộc đã xấu đi dưới thời ông Trump.Trong khi Biden một cách nào đó không giống tổng thống thúc đẩy chương trình nghị sự về chủng tộc. Trong thập niên 1970s, ông chống lại kế hoạch xe buýt và ngăn chận các nỗ lực tách biệt trường học tại Delaware, tiểu bang nhà của ông. Và giữa thập niên 1990s ông đã thắng một dự luật tội phạm mà làm cho tỉ lệ giam giữ người Da Đen tồi tệ hơn. Ông đã làm hỏng cuộc điều trần mang Clarence Thomas tới Tối Cao Pháp Viện bằng việc cho phép các thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ qua lời khai thiệt hại của Anita Hill về sự sách nhiễu tình dục của Thomas
Kết qủa bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020 đã xác nhận ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đánh bại đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump để trờ thành Tổng thống thứ 46 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Bà Thượng nghị sỹ California, Kamala Harris, sinh ngày 10/10/1964 là phụ nữ đầu tiên đã đắc cử Phó Tổng thống trong lịch sử Mỹ. Bà cũng là con của gia đình di dân đầu tiên gữ chức vụ cao quý này, có Mẹ gốc Ấn Độ và cha gốc Jamaica, vùng Caribbean (Nam Mỹ). Nhưng Tổng thống thất cử và các Lãnh tụ của đảng Cộng hòa bại trận vẫn chưa chịu nhìn nhận thất bại. Ngược lại, ông Trump đã chủ động chiến dịch không thừa nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, đồng thời đã khiếu kiện ở một số Tiểu bang có số phiếu chênh lệch nhỏ với hy vọng đảo ngược thế cờ. Tuy nhiên, các Thẩm phán ở Pennsylvania, Michigan, Arizona,Georgia và Nevada đã bác đơn kiện của Ủy ban tranh cử của Donald Trump vì phe ông Trump không trưng được bằng chứng có gian lận, hay có chủ mưu làm sai lệch kết quả bầu cử.
Trong cuộc sống lưu vong của người Việt hải ngoại, những món ăn tinh thần cần thiết đã là một đòi hỏi không thể thiếu, nhất là những năm đầu trong cuộc sống trôi dạt khắp nơi của người Việt hải ngoại. Sự thèm khát được đọc một tờ báo, cuốn sách tiếng Việt hay nghe một băng nhạc cải lương, tân nhạc đã thúc đẩy người ta tìm về nơi đông đúc người Việt sinh sống.
Cuộc bầu cử 2020 thật ra chưa chấm dứt vì ngày 5/1/2021 sắp tới tiểu bang Georgia sẽ bầu cử lại 2 ghế Thượng Nghị Sĩ và từ rạng sáng ngày 4/11/2020 đã xảy ra quá nhiều bất thường ở mức độ Thượng Viện Mỹ, Bộ Tư Pháp và một số Quốc Hội tiểu bang phải vào cuộc điều tra để làm rõ vấn đề.
Sống ở đời chắc ai cũng từng đối mặt cái cảnh “oan gia ngõ hẹp gặp nhau” những lúc ấy quả thật vô cùng bực bội, tức tối. Rồi cuộc sống này có biết bao điều bất như ý… Nếu cứ khư khư “Sống để bụng chết mang theo” thì khổ biết bao. Bởi vậy mình phải buông thôi!
Tôi tới Hoa Kỳ vào cuối năm 1980. Qua năm 82, sau khi tiêu hết đến đồng bạc trợ cấp cuối cùng, tôi xin đi bán xăng và ghi danh vào một trường đại học cộng đồng – West Valley College – nơi mà chị Vũ Thị Gấm đang làm cố vấn (academic counselor) cho những sinh viên vừa nhập khóa.
Quan trọng cứu cánh là diệt khổ giải thoát. Không là Tôi là hiểu Tục đế và Không phải Tôi là hiểu Chân Đế vậy cái Tôi khác đó là Chân lý là Phật Tánh là chân thật Ngã của chúng ta. Chúng sanh có cái Tôi khác nhau là do Duyên và Ngiệp vận hành.
PIVOT tin vào Sự Chuyển giao Quyền lực Ôn hòa và Tiếp tục Nỗ lực Gây dựng Một Nước Mỹ Công bằng và Đa dạng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.