Hôm nay,  

Qua vụ thảm sát ở Na-uy

06/08/201100:00:00(Xem: 5189)

Qua vụ thảm sát ở Na-uy

Một hiểm họa mới: Cánh Cực Hữu manh nha"

Nguyễn thị Cỏ May

Anh Anders Behring Breivik, người na-uy, 32 tuổi, đặt bom sát hại di dân hồi giáo cư ngụ tại Thủ đô Oslo và hơn một giờ sau đó, anh nổ súng nhắm vào đông đảo thanh niên đang tham dự Đại Hội Đảng Xã hôi tổ chức trên đảoUtoya, cách Oslo hơn 30 km . Nạn nhơn do anh chủ trương hạ sát lên tới 96 người . Anh hành động một mình, trong tinh thần sáng suốt, bình tỉnh, theo một kế hoặch được anh tỉ mỉ soạn từ hơn năm trước .

Trước khi ra tay sát nhơn, theo bản văn do anh phổ biến, anh Breivick tưởng tượng anh sẽ nằm nhà thương vì bị thương khi cảnh sát can thiệp . Lúc tỉnh dậy, anh sẽ tự nhủ người ta sẽ dáng cho anh hình ảnh một con quỉ vĩ đại từ sau Đệ II Thế chiến như Đức Quốc xã vậy .

Bản văn như những lời trần tình của anh về những hành động mà anh sẽ làm gồm tới 1500 trang bằng anh ngữ . Phải nói là Breivick đã thực hiện rất đúng kế hoặch của anh . Duy có một điều anh tưởng tượng lầm là anh hoàn toàn không bị thương tích gì hết vì không có đụng chạm hỏa lực xảy ra . Mà đó cũng là điều anh mong muốn vì anh muốn sống sót sau vụ thảm sát do anh gây ra để anh hi vọng có nhiều người sẽ hưởng ứng và đi theo con đường của anh.

Hai hôm sau, ra Tòa, Breivick yêu cầu được mặc quân phục nhưng Tòa từ chối. Trước Tòa, Breivick nhìn nhận hành động của anh là «tàn bạo, nhưng cần thiết» . Anh từ khước biện hộ có tội mà cho rằng anh muốn cứu xứ sở của anh thoát khỏi «nạn hồi giáo và nạn cộng sản» .

Tòa ra lệnh tạm giam Breivick 8 tuần và có thể tái hạn, có 4 tuần biệt giam .

Từ phòng giam nhìn qua cửa sổ, Breivick trông thấy ngôi giáo đường hồi giáo màu xám xanh với 2 ngọn tháp cao đập thẳng vào mắt anh vì giáo đường nằm bên kia đường, cách phòng giam anh chừng 20 m .

Một sự ngẩu nhiên hay một sự trừng phạt tâm lý anh " Nếu đó là một sự trừng phạt thì hình thức trừng phạt này quả thật vô cùng ác nghiệt nhằm tẩy não anh hảy từ bỏ ý tưởng tiêu diệt những thế hệ trẻ của Đảng Xã hội để cứu Na-uy và Tây Âu thoát khỏi sự « xâm nhập hồi giáo và chánh sách đa văn hóa giết người » vì Đảng Xã hội chủ trương mở rộng cửa cho mọi người và mọi nền văn hóa hội nhập .

Một sự nhẹ nhõm

Một ngôi giáo đường hồi giáo tọa lạc tại khu phố phía bắc thủ đô nơi đông di dân hồi giáo cư ngụ đến từ các xứ hồi giáo như phi châu, Irak, Pakistan và nhiều nơi khác . Nhân ngày hè nắng ấm, dân chúng tụ tập đông đảo, uống cà-phê, đi dạo hay đánh cá ngựa .

Tên Breivick xuất hiện trong câu chuyện tại đây và khắp Na-uy . Dân chúng, kẻ khóc, người đem bông tới đặt chổ bom nổ. Riêng dân chúng hồi giáo khi biết rỏ kẻ sát nhơn là người Na-uy, tóc vàng, da trắng chớ không phải người á-rặp hồi giáo, thì mọi người đều cảm thấy nhẹ người, trút hết nổi lo âu đè nặng từ mấy hôm nay . Bởi không có gì làm cho họ khổ tâm bằng nếu đó là một vụ thảm sát của Al-Quaida .

Tuy nhiên, từ vụ bom nổ ở đây và súng nổ trên đảo Utoya, dân chúng di dân cũng không khỏi lo ngại cho tương lai vì ai cũng biết đời sống xã hội Âu châu đang bị khủng hoảng vì nạn thất nghiệp, dân chúng ngày càng đông người già, đời sống của di dân chắc chắn sẽ không đơn giản như trước giờ .

Nhiều người lo sợ phản ứng, nhân vụ thảm sát, của vị lãnh đạo trẻ Đảng Tiến bộ theo khuynh hướng cực hữu . Trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2009, Đảng Tiến bộ chiếm được 22 % phiếu nhưng là Đảng đối lập . Đảng này được tiếng là chống di dân và hồi giáo . Trước vụ thảm sát xảy ra, vị Chủ tịch giử thái độ im lặng .

Trong lúc đó, ông Thombjoern Jagland của Đảng Xã hội, đương kim Tổng thư ký Hội đồng Âu châu, nhìn đó là một «bài học tốt» . Ông triển khai sự việc theo chìu hướng lập trường của Đảng «Người ta mù quáng nhìn thấy có sự tương đồng giửa khủng bố và hồi giáo là tôn giáo . Mà kẻ sát nhơn người Na-uy tự cho mình là tín đồ thiên chúa giáo . Vậy người ta có thể suy diển ra rằng có một thứ khủng bố thiên chúa giáo hay một thứ thiên chúa giáo cực đoan chăng " Thảm nạn này đáng làm cho mọi người hiểu kẻ khủng bố chỉ có một tôn giáo : đó là tôn giáo loại tất cả ai không tin như hắn».

Khoảng trống chổ bom nổ ngày càng bị thu hẹp lại vì những bó bông tưởng niệm nạn nhơn . Thường xuyên có người tới đứng cầu nguyện . Thỉnh thoảng, người ta nghe được lời cầu nguyện bằng kinh Coran (của Hồi giáo) .

Chân dung anh Breivick

Sau khi tiếng nổ và khói súng tang biến, người dân Na-uy bình thỉnh nhìn lại mình và người mới khám phá ra rằng kẻ sát nhơn thật sự là người Na-uy, chớ không phải từ một hành tinh nào tới . Anh ta sanh sống tại đây, trong lòng xã hội na-uy . Một người bạn học củ của anh, nay làm nhà báo, quả quyết Breivick không phải là kẻ điên . Vì nếu là kẻ điên, thì làm việc này dể dàng.

Breivick phổ biến một bản tuyên ngôn nhan đề « 2083 - Một bản Tuyên ngôn độc lập âu châu » gởi cho 5700 địa chỉ ngay trước khi anh ta ra tay . Bản văn 1500 trang bao gồm những bài viết của các tác giả bảo thủ, trích dẩn lịch sử, những giai thoại, những bảng thống kê và cả những câu chuyện riêng tư .

Qua một số trang, Breivick bắt đầu biện luận về sự thảm sát sắp làm dựa trên nền tảng ý thức hệ của anh .

Breivick là người thích snow-board, bia, y phục hiệu Lacoste và dầu thơm Chanel. Trong những quyển sách đầu giường của anh, thấy có «Trại chăn nuôi súc vật – 1884 » của Georges Orwell , «Le Léviathan» của Thomas Hobbes, hay «Những Suy nghĩ về Cách mạng Pháp» của Edmund Burke .

Breivick cho biết anh đã có thời tuổi trẻ ưu đãi, với những người có trách nhiệm và thông minh bao bộc quanh anh . Mẹ anh làm y tá, cha anh là nhà ngoại giao . Cha mẹ của anh ly dị lúc anh mới được một tuổi . Anh không có liên lạc với cha đang sống ở Pháp từ 16 năm nay . Sau Trung Học, Breivick theo học kinh tế 2 năm rồi bỏ dở .

Năm 2002, Breivick tham gia vào Tổ chức Tôn giáo và Quân sự Âu châu (Ordre des Templiers d’Europe) ở Anh, được bầu Đệ bát Hiệp sĩ . Anh xác nhận giử liên lạc với Tổ chức này và anh mô tả như một « Phong trào bảo thủ và cách mạng » . Đồng thời, anh còn chụp hình trong sắc phục hội viên của « Hội kín Thợ Hồ » (la Franc-Maçonnerie )* .

Hôm vừa qua, Breivick quả quyết với cảnh sát Na-uy thẩm vấn anh là trước sau anh vẫn hành động một mình . Về các tổ chức cực hữu ở Âu châu mà anh có liên hệ, anh sẽ công bố danh sách với điều kiện anh xuất hiện trên TV và Chánh phủ Lao động hiện tại phải từ nhiệm.

Tình hình xã hội na-uy

Ai cũng biết các xứ Bắc Âu có đời sống rất an lành . Nơi đất rộng người thưa, xã hội tổ chức rất chu đáo, nhứt là về mặt an sinh . Ở Na-uy, đời sống đắc đỏ nhưng mức lương cao, và còn được trợ cấp xã hội cho gia đình có mức thu nhập thấp . Người Việt tỵ nạn ở bên đó đều có nhà cao, cửa rộng . Gia đình đông người, Chánh phủ cất cho căn nhà lớn đủ cho mọi người sống chung .

Di dân gốc phi châu đen, á-rặp, trung đông, …càng ngày càng gia tăng và với nhịp độ phi mã. Dân số của Na-uy có 4 920 305 người . Số di dân tới Na-uy từ 4, 3 % tăng lên 9, 5 % năm 2010, vị chi 459 346 người . Trong số này, dân gốc Âu châu chiếm đa số : 234 464 người . Dân gốc phi châu có 14 433 năm 1995, qua năm 2010, lên tới 50 769 người . Riêng dân gốc Á châu như Phi-luật-tân, Thái-lan và Việt nam chiếm số ít hơn hết. Và cho tới ngày nay, chưa có vấn đề với dân bản xứ .

Cuối năm 2009, Na-uy có 79,2% dân chúng theo đạo Thiên chúa . Giáo Hội Thiên chúa giáo ở Na-uy được thừa nhận là Giáo Hội Nhà nước . Trong Chánh phủ có Bộ về Cải cách và Giáo sĩ .

Nhà Vua bắt buộc phải là người theo đạo Tin lành phái Luther . Theo báo cáo chánh thức, ngoài Thiên chúa giáo, Na-uy có 98 958 người hồi giáo, 13 376 Phật giáo và 5 175 Ấn giáo .

Cánh Cực Hữu

Theo ông Jean-Yves Camus, chuyên viên thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược ở Paris (Iris) nghiên cứu về các lực lượng chánh trị Cực Hữu Âu châu (trả lời phỏng vấn trên tuần báo le Nouvel Observateur, số đầu tháng 8/2011), thì Đảng Tiến Bộ mà Breivick tham gia hoạt động suốt 7 năm nay là đảng thứ nhì sau đảng Lao động đang cầm quyền . Đó là một đảng cực hữu ra đời năm 1973 chủ trương « chống thuế khóa » . Đảng chủ trương xét lại mô hình « Dân chủ Xã hội » của Na-uy vì đường lối cai trị này quá chuộng thuế khóa gần như muốn tịch thâu tài sản của dân chúng . Thuở đó chưa nảy ra vần đề di dân . Na-uy vẫn còn là một nước thuần nhứt về sắc tộc và tôn giáo . Khi khai thác dầu hỏa ở Bắc hải, Na-uy trở nên giàu có, mới mở cửa cho di dân vào làm những công việc lao động tay chân . Chánh phủ áp dụng một chánh sách khá dể dãi dành cho di dân .

Cuộc thảo luận giửa Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Tiến Bộ về vấn đề phúc lợi xã hội bắt đầu nổ ra . Đảng Dân chủ Xã hội chủ trương đem tiền thu được từ dầu hỏa làm cho sanh lợi để xây dựng tương lai cho đất nước . Đảng Tiến Bộ muốn sài ngay tiền ấy phục vụ riêng cho dân thuần gốc Na-uy . Kết quả Đảng Tiến Bộ chiếm hơn 15% số phiếu cách đây mươi lăm năm. Đây là một hiện tượng trôi vượt của cánh cực hữu ở các nước Bắc Âu . Đảng Phần-lan thứ thiệt có 19, 1 % năm 2011, Đảng Nhơn Dân ở Đan-mạch có 13% năm 2007 nhờ luận điệu cực lực chống chánh sách đón nhận di dân của Chánh phủ nói chung và riêng đối với di dân hồi giáo . Tiếp theo các đảng chủ trương cực hữu ỏ các nước như Thụy sĩ, Hòa-lan, Thụy-điển, trong vừa qua, chẳng những chống lại chánh sách đón nhận di dân của Chánh phủ mà còn có hành động khủng bố nhằm vào dân hồi giáo, đoàn viên nghiệp đoàn hoặc những nhà chánh trị tả phái, đã gây thương vong không ít . Họ dựa trên lý thuyết xung đột văn minh .

Từ khi có di dân phi châu và á-rặp cư ngụ, riêng năm 2009, Na-uy có 31 vụ giết người, 187 854 vụ xâm phạm tài sản tư nhơn, 397 581 vụ vi phạm luật pháp .

Tới những năm 80, các xu hướng cực hữu thay đổi mục tiêu, họ không dồn nổ lực chống cộng sản nữa, mà chuyển qua nhằm hồi giáo . Nổ lực trở nên mạnh hơn từ vụ khủng bố ở Nữu-ước 9/11.

Hiện tượng cực hữu khủng bố đáng ghi nhớ là năm 1995, ở Oklahoma, gây thiệt mạng cho 168 người chỉ với lý do đề cao địa vị dân da trắng . Nhóm này tự cho là tổ chức tân nazi . Năm 1999, nhiều bom đặt ở Luân-đôn nơi có đông đảo hồi giáo, dân GAY và di dân .

Trước vụ thảm sát ở Oslo và Uyota, Thủ tướng Na-uy, ông Jens Stoltenberg, tuyên bố về cách đối phó với nạn khủng bố rất đáng để ý . Theo ông, « để ngăn chặn những vụ thảm sát như vậy có thể xảy ra nữa, Chánh phủ phải thực hiện thêm nhiều dân chủ hơn nữa, mở cửa rộng hơn nữa . Tiến xa hơn nữa, phải thực hiện chánh sách chống kỳ thị chủng tộc, chống mọi hình thức phân biệc đối xử » .

Nhơn vụ này, báo chí Pháp hỏi ông Le Pen, Chủ tịch Danh dự Đảng Dân tộc, đảng bị xem là cực hữu vá quá khích, với khẩu hiệu « Nước Pháp của người Pháp » được ông trả lời « Vụ thảm sát với số tử vong lớn như vậy thật sự là nghiêm trọng . Nhưng chánh sách của Chánh phủ mới nghiêm trọng hơn »

Lẽ dỉ nhiên, báo chí phần lớn có xu hướng khuynh tả, nào chịu để yên cho ông Le Pen .

Có điều lạ là cho tới ngày nay, người ta, nhứt là ở Âu châu, chỉ lo phản đối Cực Hữu mà không bao giờ thấy mối hiểm họa từ phía cực tả . Chẳng những không cho cực tả là nguy hiểm về lâu về dài, mà còn liên kết với họ nữa chớ .

Họ chỉ thấy Đức Quốc xã giết 6 triệu ( ") do thái nhưng không hề nghe họ nói công sản giết hơn 100 triệu dân dưới chế độ công sản cai trị từ lúc lên cầm quyền .

Cực Hữu bị cho là “ mị dân » còn Tả Phái như phe xã hội chủ nghĩa và cộng sản tự cho là « nhơn dân » nên không « mị dân » mà « gạt dân và cắt cổ dân bằng mã tấu » !

Nguyễn thị Cỏ May

* Hồ Chí Minh lúc ở Pháp có gia nhập Hội Kín Thợ Hồ ( La Franc-Maçonnerie pháp) nhưng chẳng bao lâu vì có lẽ bị đuổi bởi Hội Thợ Hồ chỉ gồm những thành phần ưu tú, tức có học và có địa vị khá trong xã hội . Mà Hồ Chí Minh lúc đó là người chỉ mới học xong Lớp Ba , bụi đời, nên phải bị đuổi thôi . Trong lúc đó ông Hoàng Minh Giám vẫn giử đảng viên Thợ Hồ ở Hà nội cho tới lúc kháng chiến chống Pháp . (Xem Danh sách những người Thợ Hồ ở Đông Dương, do Franc-Maçonnerie xuất bản - Tiệm sách ở Métro Cadet, Paris ) .

Ý kiến bạn đọc
10/08/201106:48:44
Khách
There is a critical shortage of informative articels like this.
10/08/201106:11:09
Khách
Tôi xin có chút ý kiến về bài viết này:
Xin tác giả xem lại các nguồn tin cho chính xác trước khi gửi bài, thí dụ:
1. "đặt bom sát hại di dân hồi giáo cư ngụ tại Thủ đô Oslo....."
2. "anh nổ súng nhắm vào đông đảo thanh niên đang tham dự Đại Hội Đảng Xã hôi..."
3. "ông Thombjoern Jagland của Đảng Xã hội, đương kim Tổng thư ký Hội đồng Âu châu..."
hoàn toàn sai lệch.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.