Hôm nay,  

Tướng Kỳ - Giữa Lý Tưởng Và Lý Tài

01/08/201100:00:00(Xem: 14811)
Tướng Kỳ - Giữa Lý Tưởng Và Lý Tài

buivanphu_20110730_nguyencaoky_h01_time18_2_1966-large-contentTướng Nguyễn Cao Kỳ trên bià tuần báo TIME ngày 18.2.1966.

Bùi Văn Phú

Người gây chú ý qua hành động và phát biểu liên quan đến Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua, cựu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời hôm 23-7 tại Kuala Lumpur đã khép lại một cuộc đời sôi nổi với nhiều khen chê.
Thời làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương từ 1965 đến 1967, chức vụ tương đương với thủ tướng trong chế độ đại nghị, tướng Kỳ cho xử bắn một thương gia gốc Hoa vì đầu cơ tích trữ gạo. Ông còn đem súng ra hù doạ bắn bỏ nhiều người khác, dù đó là một linh mục công giáo, thượng tọa phật giáo, một tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hay một bộ trưởng.
Tính cao bồi, ngang tàng của tướng Kỳ gây chú ý cho giới truyền thông. Ông bay trực thăng thấp giữa Sài Gòn để lấy le với cô bồ là tiếp viên hàng không Đặng Tuyết Mai, sau này trở thành phu nhân và là mẹ của MC nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Mang hàm tướng và là một chính khách nhưng cách ứng xử trực tính của ông nhiều khi tưởng chỉ là chuyện bàn vui nơi hàng quán, nhưng là những sự thực được chính ông kể lại trong hai tác phẩm: Twenty Years and Twenty Days – 20 năm và 20 ngày [Nxb Stein and Day 1976] và Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam – Con cầu tự: cuộc chiến đấu để cứu Việt Nam của tôi – viết chung với Marvin J. Wolf [Nxb St. Martin 2002].
Với nhiều người lính Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt là không quân, tướng Kỳ được quý mến vì trực tính, trong sạch và đối xử tốt với thuộc cấp. Với các cố vấn Mỹ đến giúp miền Nam, ông chứng tỏ mình không phải là một người dễ bảo và việc Mỹ ảnh hưởng sâu vào nội bộ chính trị miền Nam làm ông bực mình không ít. Tinh thần tự chủ, độc lập của ông thể hiện qua cách đối đáp với tướng Lewis W. Walt, Đại sứ Maxwell Taylor, với nhà ngoại giao Averell W. Harriman, hay Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, các Thượng nghị sĩ William J. Fulbright, George McGovern. Phản ứng của ông nhiều khi thiếu phong cách ngoại giao, tạo xì căng đan.

buivanphu_20110730_nguyencaoky_h02_1992-large-contentTướng Nguyễn Cao Kỳ trên truyền hình Việt ngữ ở San Jose năm 1992: bang giao với Mỹ càng sớm chế độ cộng sản càng mau sụp đổ. (ảnh Bùi Văn Phú)

Đối với người Việt tị nạn, phát biểu thiếu đắn đo của ông mà nhiều người còn nhớ là trong những ngày cuối của cuộc chiến, ông lên tiếng sỉ vả các tướng tá đã bỏ đi là hèn nhát, kêu gọi quân dân ở lại chiến đấu dù Sài Gòn có biến thành Stalingrad và khuyên mọi người đừng đi Mỹ vì ở đó không có nước chè, nước vối, không cà ghém mắm tôm, ăn bơ uống sữa chỉ đi tiêu chảy. Nhưng ngày hôm sau ông cũng lái trực thăng bay ra hạm đội Mỹ để được di tản qua Hoa Kỳ.
Tuy thế, đến Mỹ vẫn có người quý trọng vì ông là vị tướng đã sống trong trại tị nạn cùng đồng bào trong khi nhiều tướng khác phải vội vàng rời trại ngay vì những bất bình của đồng hương. Tướng Kỳ đến Camp Pendleton ở miền nam California cũng ngủ lều, xếp hàng ăn cơm tị nạn chung với mọi người và còn có dự tính tìm nông trại để giúp định cư người Việt trong giai đoạn đầu.
Phát biểu từ lều tị nạn, tướng Kỳ mong có một ngày về: “Đối với chúng tôi, hy vọng duy nhất là trở về. Khi Hitler chiếm đóng châu Âu, những người như Tổng thống De Gaulle đã hy vọng ông có thể trở về - và ông đã trở về.”. Theo báo chí ghi nhận ông muốn làm tâm điểm của người đồng hương, nhưng không có kế hoạch thành lập chính phủ lưu vong. (Tuần báo TIME 19.5.1975)
Sau tháng 4-1975 nhiều tổ chức kháng chiến phục quốc ra đời trong nước và có nhắc đến tướng Nguyễn Cao Kỳ là người đứng sau yểm trợ, dù ông đang sống ở Mỹ. Những người vượt biển cho biết vào giai đoạn đó tên tuổi ông vẫn còn là một huyền thoại.
Thực tế tại hải ngoại, ông Kỳ mở tiệm bán rượu ở miền nam California một thời gian. Không thành công ông khai phá sản, rồi mua tàu đánh tôm cá để kinh doanh.
Thỉnh thoảng ông xuất hiện trong các sinh hoạt đấu tranh, như tại Đại hội Quân dân ở San Jose đầu thập niên 1980 hay các buổi họp mặt cựu sĩ quan không quân ở Mỹ. Ngoài đời, công việc kinh doanh của ông không thành công. Gia đình tan vỡ.
Năm 1992 khi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu từng bước tiến tới quan hệ song phương, trong một diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Không quân và Hải quân Hoa Kỳ ở vùng San Jose, ông lên tiếng ủng hộ việc bỏ cấm vận và bang giao gây xôn xao và ông bị lên án là phản bội tổ quốc và đồng đội. Một số người biểu tình ném trứng thối, cà chua vào hình nộm tướng Kỳ.
Dịp đó tôi với ông đã tranh luận trong một chương trình do đài truyền hình Việt Nam Tự do ở San Jose tổ chức. Nhận định của ông Kỳ là “bang giao càng sớm thì chế độ cộng sản càng mau sụp đổ” và ông tin: “cải cách kinh tế sẽ kéo theo cải tổ chính trị.”. Còn tôi cho rằng Hoa Kỳ muốn một Đông dương ổn định thì chỉ bang giao khi vấn đề hoà bình Campuchia, hồ sơ POW-MIA được giải quyết và điều kiện dân chủ, nhân quyền của dân Việt được đặt ra trong quan hệ hai nước. Tôi không tin chỉ kinh tế không thôi sẽ đưa đến cải cách chính trị trong chế độ cộng sản với tham nhũng lan tràn như ở Việt Nam. Ông muốn dạy cho lãnh đạo Hà Nội cách chống tham nhũng.

buivanphu_20110730_nguyencaoky_h03_concautu-large-contentSách của tướng Nguyễn Cao Kỳ xuất bản tại Mỹ năm 2002.

Sau khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995, tướng Kỳ thường có mặt ở Đông nam Á tìm cách trở về qua con đường thương mại. Dù đã ngỏ ý nhiều lần muốn về sống tại quê nhà, trong nước vẫn có cái nhìn không đẹp về ông qua quyển sách Tướng râu kẽm [Nxb Công an Nhân dân 2002] bôi xấu đời quân ngũ, cuộc sống tha hương và tình cảm gia đình ông.

Đến năm 2004 tướng Kỳ mới trở về sau 30 năm xa cách. Chuyến đi được ông và Hà Nội đánh giá là tiến trình hoà giải quốc-cộng lên đến đỉnh điểm, trong khi nhiều người Việt hải ngoại phản đối những lời ông ca ngợi lãnh đạo và chính sách của Hà Nội.
Đầu năm 2005, báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu có bài phỏng vấn ông với những phát biểu:
“Trong số những vị cùng vai với tôi (các tướng Việt Nam Cộng hoà), cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc có trang bị quân số, vũ khí không kém gì, nhưng các ông chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.”
“Tôi cũng phải nhắc lại rằng, trong cuộc chiến tranh này, thời gian đầu, người Mỹ cho chúng tôi những vũ khí rất lạc hậu như súng trường M1 bắn phát một, trong khi quân giải phóng đã có AK47. Giai đoạn sau, họ trang bị cho chúng tôi tốt hơn nhiều, nhưng Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy, ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”
Sự việc này khiến nhiều người Việt hải ngoại xôn xao phản đối dữ dội. Ông Kỳ lúc đó đã lên tiếng cho biết truyền thông trong nước xuyên tạc. Trả lời đài RFA ngày 25-1-2005, ông nói: “Phải nói rằng chẳng có cái gì trung thực cả, tôi mới được biết chuyện đó và tôi có viết bức thơ cho ban biên tập báo Thanh Niên, tôi nói anh nào viết bài đó thứ nhất là ấu trĩ, chẳng biết gì cả rồi cắt xén, viết lách lăng nhăng, hoàn toàn những chuyện gây ngộ nhận và láo lếu.”
Báo Thanh Niên không trả lời thư ông và cũng không đính chính những gì đã đăng.
Khi ông qua đời, baodanviet.vn trong bài viết “Nguyễn Cao Kỳ và những phát ngôn ấn tượng” ngày 24-7 lại trích dẫn những phát biểu trên.
Sau chuyến trở về đầu tiên, ông Kỳ làm tư vấn cho công ti Mỹ xây dựng sân gôn tại Việt Nam với dự án mấy trăm triệu Mỹ-kim. Ông muốn sống cuộc đời còn lại với quê hương. Từ đó thỉnh thoảng trở lại Hoa Kỳ, nhưng ông không còn xuất hiện trước đám đông.

buivanphu_20110730_nguyencaoky_h04_trovedatme_c2-large-contentSách viết về cuộc đời và sự trở về của ông Kỳ xuất bản tại Việt Nam năm 2007.

Bốn mươi sáu năm trước Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ lên nắm quyền lúc tình hình chính trị miền Nam vô cùng rối ren vì các tướng lãnh tranh giành quyền lực, các đơn vị quân đội miền Trung nổi loạn, các tổ chức thanh niên sinh viên, tôn giáo hô hào xuống đường.
Ngày 19-6-1965, được quân đội trao quyền lãnh đạo miền Nam ông tức khắc dẹp loạn miền Trung, yêu cầu tu sĩ trở về chùa, sinh viên trở lại sân trường để chính phủ dồn nỗ lực, kể cả việc Bắc tiến ngăn chặn xâm lăng của cộng sản. Thượng tọa Thích Trí Quang ông Kỳ giao cho bác sĩ Nguyễn Duy Tài săn sóc với lời cảnh cáo sẽ “bắn bỏ ông (bác sĩ Tài) cùng vợ con và gia đình” nếu nhà sư bỏ trốn hay trở nên bệnh nặng.
Cùng lúc chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, được gọi là chính phủ của người nghèo, đã tạo ổn định xã hội cho miền Nam với các chương trình cải tiến dân sinh, hữu sản hoá công nhân và nông dân. Thời gian hai năm tướng Kỳ cầm quyền cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ quân phiệt sang thể chế hiến định. Ngày 1-4-1967 Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hoà được ban hành và sau đó các cuộc bầu cử từ trung ương đến xã ấp được tổ chức. Ông hãnh diện với những thành quả đó.
Cuối năm 1967 Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ được bầu làm phó tổng thống trong liên danh với Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống. Nhìn lại cuộc đời chính trị của mình, điều ông hối tiếc nhất là đã nhường cho ông Thiệu làm ứng viên tổng thống vì cũng kể từ đó ông dần bị loại ra khỏi chính trường miền Nam cho đến ngày phải tự lái máy bay rời bỏ quê hương.
Năm 2002 ông viết trong Buddha’s Child nhìn nhận cuộc chiến chống cộng sản trong quá khứ là đúng và kêu gọi người Việt hải ngoại xóa bỏ hận thù để hướng về tương lai. Cùng lúc ông khuyên lãnh đạo Hà Nội theo Mỹ vì nguy cơ Trung Quốc đô hộ đang tràn xuống.
Năm 2007 ông Nguyễn Cao Kỳ từ Việt Nam bay về nam California để chào đón Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang thăm Hoa Kỳ. Trong nước một sách mới được phát hành, Nguyễn Cao Kỳ trở về đất mẹ [Nxb Công an Nhân dân 2007] với nội dung tựa như Tướng râu kẽm và thêm một số bài viết, phỏng vấn nói lên ước nguyện hoà giải dân tộc của một cựu lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà. Sách cũng in lại bài phỏng vấn đã đăng trên Thanh Niên Xuân Ất Dậu mà ông cho là xuyên tạc.
Hai tháng trước có tin ông về lại Hoa Kỳ vì thế sự kiện Tướng Kỳ chết trong một bệnh viện ở Kuala Lumpur, Malaysia làm nhiều người ngạc nhiên.
Nguyễn Cao Kỳ, cái tên theo ông giải thích trong sách là mang ý nghĩa của một tay chơi cờ cao. Nhưng trong canh bạc chính trị ông đã hai lần thua vào năm 1967 và 1971. Gần cuối đời, ông trở lại quê nhà đánh một canh bạc xả láng và cũng không thắng.
Ngay sau khi ông qua đời, con gái út Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã qua Malaysia để dự định đưa ông về Việt Nam chôn cất. Nhưng vài hôm sau, người vợ đương thời của ông là bà Lê Hoàng Kim Nicole trong một cáo phó cho biết thi hài của ông sẽ được hoả táng ở Kuala Lumpur vào ngày 29-7 và tro cốt đem về Mỹ.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã về cõi Phật sau 81 năm sống ở dương trần.
Ra đi, qua ba đời vợ, ông để lại bảy người con, 4 trai và 3 gái cùng nhiều cháu. Nhưng con số các người con của ông cũng không rõ lắm. Cáo phó đăng trên báo Người Việt ngày 26-7 ghi 7 người con trong phần tiếng Việt. Bản tiếng Anh chỉ ghi 6, không có thứ nữ Nguyễn Cao Kỳ Trang.
Đời ông nhiều sóng gió lúc sinh thời. Nay chết, chuyện hậu sự cũng tạo dư luận vì đến giờ ít ai biết được ước nguyện cuối cùng của một cựu Thiếu tướng Tư lệnh Không quân, nguyên thủ tướng và phó tổng thống Việt Nam Cộng hoà là những gì.
© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
02/08/201113:12:48
Khách
"Hoà giải, hoà hợp" chưa thấy đâu thì Việt gian Nguyễn cao Kỳ đã bị...hoà tan để rồi vén môi tồ tồ ra những lời thoá mạ quân dân Miền Nam.

Hoà giải, hoà hợp chỉ là cái vỏ để nguỵ trang cho hành động bò về đất giặc luồn trôn bọn Hà nội bán nước hòng kiếm chút bã mía, cơm thừa, canh cặn mà thôi.
01/08/201116:03:29
Khách
“ Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”

Nguyễn Cao Kỳ trả lời trong cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu, ngày 25 tháng 1, 2005.
01/08/201115:49:32
Khách
"...Nguyễn cao Kỳ dại ở chỗ tưởng về Việt Nam thì sẽ được Việt cộng tin dùng và ban phát cho chút cơm dư cháo thừa. Việt cộng là những thằng chúa lưu manh và đa nghi như Tào Tháo. Làm sao chúng nó dám dùng NCK mà NCK lại lầm như thế. Hơn thế nữa, ở cái tuổi gần đất xa trời, danh vọng tưởng cũng đã có đủ rồi, tài sản cũng đủ tạm sống rồi, đáng lẽ nên chọn đời sống thanh nhàn, giữ cho chút ít thanh danh còn sót lại của mình được trong sạch để đời sau con cháu có đọc sử, nếu chúng nó không mở lời ngợi khen thì ít nhất cũng không cau mặt nguyền rủa việc làm hèn nhát phản bội của mình. Đằng này, NCK lại đem hết cái thanh danh của mình mà quẳng xuống bùn nhơ. Làm người sao mà dại thế ?
....................
Nếu NCK không về cầu lụy Việt cộng, thì NCK còn là người quốc gia, đi đâu cũng còn được anh em quân nhân và đồng bào trọng vọng. Nhưng bây giờ thì NCK đã bị người quốc gia từ bỏ và khinh bỉ, và Việt cộng thì càng khinh bỉ NCK hơn nữa. Ngày xưa chúng nó đã khinh NCK, nhưng ít ra còn sợ NCK chút ít vì NCK còn có binh quyền, còn có Mỹ sau lưng. Bây giờ thì chúng nó chẳng những không sợ mà còn khinh NCK hơn gấp mấy lần nữa. Trong lịch sử cổ kim từ xưa đến nay, từ thằng du đãng ở đầu đường xó chợ, cho đến một ông vua của một triều đại, những con người đầu hàng kẻ thù và phản bội anh em luôn luôn và đời đời sẽ bị khinh bỉ.
....................
Tôi cảm thấy tôi thiếu những anh em trong những quân binh chủng khác của QLVNCH, những Dân Cán Chính của chính phủ VNCH một lời xin lỗi. Xin các anh chị em tha lỗi cho Không Quân chúng tôi. Chúng tôi không may có một tên hèn nhát phản bội mang bộ quân phục Không Quân vào người. NCK đã làm nhục cho tập thể Không Quân chúng tôi, làm nhục luôn cả cho anh em nữa. Tôi cảm thấy tủi hổ và đau đớn vô cùng. Xin anh em và đồng bào tha thứ.

(Cựu Phi công Lê Xuân Nhị viết)
01/08/201115:37:54
Khách
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, báo Thanh Niên đã phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ :

Hỏi: Là người từng tham gia cuộc chiến, ông có điều kiện nhìn thấy rõ điều đó?

Trả lời: Trong một cuộc chiến, nói gì thì nói, theo tôi quan trọng nhất vẫn là lực lượng, là quân đội. Quân đội miền Nam, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết ! Trong khi đó, miền Bắc có trang bị quân số, vũ khí không kém gì, nhưng các ông chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.

Hỏi: Quân đội Sài Gòn trước đây học chiến thuật, chiến lược quân sự của ai? Ông thấy thế nào về cách đánh của quân giải phóng?

Trả lời: Về chiến lược, chiến thuật, trước chúng tôi học người Pháp, sau học theo Mỹ, nhưng học theo sách nào cũng thế thôi, có trận đánh nào giống trận nào đâu, vấn đề là kinh nghiệm chiến trường. Tôi tin người miền Bắc chiến thắng là do kinh nghiệm và tài năng của họ chứ không phải là vì học theo sách của Trung Quốc hay Nga Xô gì cả ! ( Trích)
01/08/201115:33:38
Khách
Cựu phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố ủng hộ chế độ cộng sản. - 2004-01-15 (VOA)

Nêu Singapore, Nam Triều Tiên và Đài Loan ra làm thí dụ, cựu tư lệnh không quân của Việt Nam Cộng Hòa trước kia nói rằng một chính phủ độc đảng mạnh tạo tình trạng ổn định và kỷ luật là điều rất cần cho Việt Nam để thoát khỏi nạn nghèo khó.

Ông Kỳ cũng đã lên tiếng chỉ trích những người tranh đấu cho dân chủ tại Hoa Kỳ, và theo ông thì chuyện một số người Việt ở hải ngoại đòi Việt Nam có một thể chế dân chủ như ở Hoa Kỳ là điều rất sai lầm, vì dân chủ kiểu đó không phù hợp với thực trạng Việt Nam lúc này.

Thông Tấn Xã AFP nói rằng những lời tuyên bố của ông Kỳ là những điều làm hài lòng nhà nước Việt Nam rất nhiều. ( Trích)
10/08/201104:11:37
Khách
HHIS I should have thouhgt of that!
04/08/201101:18:19
Khách
TƯỚNG HÈN NGUYỂN CAO KỲ
Kỳ ơi ! Kỳ hởi Cao Kỳ
Sao không ở lại cúi quỳ Cộng nô
Vội vàng chui rúc xuống mồ
Trốn tránh bia miệng người đời khắc ghi
Dù cho Ông xuống Âm ty
Gặp bao chiến sỉ Anh hùng vô danh
Dám nhìn 5 tướng ùng Anh
Hay cùng số phận cùng Anh Cáo già
Ba triệu hồn đòi oan gia
Thế gian trốn được , quỷ ma bắt hồn
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vần còn xú danh
03/08/201122:46:13
Khách
HITLER IS MY HERO" KY SAID ,

Oops ! Bloofy, Goofy ! Sorry , Missing some words :

-In "My American Journey", Colin L. Powell (MY AMERICAN JOURNEY):
"Ky had said, “ I have only one (hero)-Hitler… But the situation here is so desperate now that one man would not be enough. We need four or five Hitlers in Vietnam.”
This was the man for whose regime three, four, even five hundred Americans were dying every week in 1968.
02/08/201118:51:43
Khách
Ong Ky la tuong ma khong biet cau " Hang than lo+ la'o, phan minh ra chi" sao? Khi ong ta tin vao la' bai hoa hop , hoa giai, thi ong ta chang xung dang lam mot ong Tuong cua che do VNCH. Ong ta chi la mot nguoi co so may man chu chang phai tai ba dom luoc gi ca. Chi co the thoi!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.