Hôm nay,  

Sao lại GoodBye

29/07/201100:00:00(Xem: 6061)
Sao lại GoodBye

movie_good_bye_poster-large-contentHình ảnh trong phim GoodBye tại Cannes 2011.

Nguyễn Việt

Liên hoan phim (LHP) Cannes lần thứ 64 đã khép lại từ tối 22/05, chuyện trên trời dưới đất thì thiên hạ bàn đã nhiều… Chuyện xứ mình chẳng có mấy, có lẽ do không có phim Việt Nam tham dự, có lẽ do hãng rượu nọ chỉ tài trợ cho một đoàn chân dài và râu chưa kịp dài đi… tham quan mà thôi. Trong các phim trình chiếu ở Cannes 64, có một tác phẩm được Ban tổ chức LHP đánh giá: “là hành động can đảm và là một thông điệp nghệ thuật đáng kinh ngạc”. Đó là GoodBye của Mohammad Rasoulof kể về một nữ luật sư trẻ có thai từ Tehran đang tìm đường thoát khỏi Iran. Chẳng có mấy thông tin tiếng Việt về Tạm biệt, hay đơn giản là Goodbye dở quá nên khỏi thèm bình luận…
Sao lại GoodBye
Chẳng thấy tiếng thút thít, chỉ nghe từng hồi cười nấc lên muốn đứt ruột của Noora. Trong GoodBye (Tạm biệt) không có bom nổ, những đối thoại nảy lửa, những hành vi điên khùng… Mọi thứ lẳng lặng trôi qua, khá chậm giống một cảnh trong phim: một con rùa cứ loay hoay bò bên khay nhựa. Tốc độ Tạm biệt chuyển động đòi hỏi khả năng kiên trì theo dõi của khán giả. Đa số các nhân vật trong phim là nữ: nữ luật sư, nữ bác sỹ, các nữ hành khách…; rất ít nhân vật nam. Sẽ thiếu sót lớn nếu không kể đến một vai diễn lớn khác, hiện diện xuyên suốt bộ phim: “nỗi bồn chồn”. Người ta bồn chồn định làm cái gì đó, bồn chồn đợi cái gì đó sắp xảy ra, ngay cả khi khung hình đọng lại chỗ một người phụ nữ nằm sấp lại cũng bồn chồn nốt. Đến nỗi khi goodbye cuốn phim mà khán giả cũng khó tạm biệt được nỗi bồn chồn đang trỗi dậy trong lòng mình xuất phát từ cuốn phim ấy. Bất trắc quẩn quanh những phận người.
Noora, nhân vật chính trong Tạm biệt đang mang thai và chỉ có một mình. Chồng cô ta đang sống đâu đó trong sa mạc với vai trò một nhà báo chính trị. Khi phải thường trực sống cùng những mối đe dọa công dân, kiếp người trở nên quay quắt, khô giòn. Cô ta kéo thuốc lá liên tục. Nơi tâm hồn luôn trong trạng thái bất an, không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Một câu chuyện rất Iran. Vội vã khoác áo choàng chador, truyền hình vệ tinh là bất hợp pháp, phụ nữ không thể thực hiện việc khám thai hoàn chỉnh một khi thiếu sự cho phép (bằng văn bản) của chồng… Và nếu hiểu được đặc thù Iran, khán giả sẽ hiểu được cử chỉ Noora đánh bóng móng tay liên tục nơi công cộng cũng là một hành vi thể hiện tự do cá nhân.
Sẽ thất vọng nếu mong đợi Tạm biệt từ khía cạnh giải trí, bởi nghệ thuật thứ bảy của M. Rasoulof là một hiện thực đáng suy ngẫm. Tuy nhiên không khô khan, vì nội dung của Tạm biệt đề cập đến những vấn đề cấp bách của con người: khát vọng tự do. Tạm biệt trình bày về một hiện thực xã hội Iran – nơi có những nghệ sĩ không từ bỏ hy vọng dùng nghệ thuật điện ảnh phát lên tiếng nói cá nhân của mình – cả trong tình huống không có rạp chiếu. Khác những kẻ biến thái cầm quyền, một thông điệp nhân bản không hẳn phải mang sắc thái chính trị. Đơn giản chỉ là nhu cầu cần thể hiện rất con người.
Nền điện ảnh Iran bắt đầu mắc kẹt sau khi Ahmadinejad trở thành Tổng thống thứ 6. Hành vi con người luôn bị đe dọa nhốt vào một cái chuồng. Mở đầu là Mohsen Makhmalbaf, sau đó đến Bahman Ghobadi ra đi; họ lưu vong để bảo tồn sinh mạng nghệ thuật của mình. Đào thoát trở thành một chủ đề ám ảnh các nhà làm phim Iran, khán giả có thể thấy tâm trạng này ở Tạm biệt. Tạm biệt thể hiện một chuyến đào thoát kép. Noora – nhân vật chính trong phim và đến lượt chính cuốn phim đã không thoát được cặp mắt cú vọ toàn trị, đành ra đi để bảo vệ sự tồn tại của mình trước bóng ma độc tài. Trong các nhận xét về thực trạng Iran, có lẽ chính xác nhất là của James Velaise – nhà phân phối Tạm biệt, nói với AFP: “Mọi thứ quá hãi hùng ở Iran. Chỉ vì một số người nói rằng bạn có thể làm điều đó (nhưng) không có nghĩa là bạn có thể (làm). Tay trái không biết những gì tay phải làm. "(1). Hệ thống kiểm duyệt hung bạo đã bung ra bàn tay sắt siết chặt nền điện ảnh tư nhân nội địa song hành với làn sóng bất ổn dân sự đang lan rộng trong xã hội Iran.
movie_good_bye_sitting-large-contentSự phản kháng nổi lên khi những nhu cầu rất con người bị đe dọa. Với những gì có thể biết về điều kiện làm việc ở Iran, khán giả sẽ xúc động trước khung hình trong trẻo, cứng và đẹp. Tạm biệt không thể ra đời từ kiểu làm việc thụ động và makeno. Ngoài việc chuyển tải được giá trị tinh thần, một tác phẩm tranh đấu phải hay thì mới có thể đến được công chúng. Khó thật. Muốn làm khán giả phì cười thì nên bung ra những lời thoại đại loại như: tôi đang tranh đấu đến đổ mồ hôi sôi nước mắt đây, nên… hãy thương lấy tôi! Đó là nhân tình thế thái. Đạt được sự dung hòa giữa trí thức và nghệ sĩ quả là chật vật, M. Rasoulof đã làm được điều đó. Nghệ thuật chân chính luôn khiến người chiêm ngưỡng phải động não. Sau tất cả những gì trãi qua, ở đoạn chót cuốn phim, Noora đã cay đắng thốt lên : “Nếu bạn cảm thấy như một người ngoại quốc trên lãnh địa của bạn, nó tốt hơn được (như) một người ngoại quốc ở nước ngoài” (2). Ai cũng thích là người tự do, chẳng mấy ai thích làm anh hùng bị bỏ tù. Con đường trở thành một chiến binh chính trị (political combatants) không hề dễ chịu, phải không M. Rasoulof" Nỗi khát khao tự do muốn được sống với niềm đam mê thật sự của mình là điện ảnh là nỗi niềm khả dĩ thông cảm được.
Tấm poster của Tạm biệt khiến người ta chạnh lòng, trơ trọi một lữ khách ngồi nhìn về thành phố. Xa xa là tháp Milad cao 435 m sừng sững giữa bầu trời Tehran. Vì không thể quay lưng lại quê hương nên phải ra đi " Liệu trong những bi kịch đương đại có loại mâu thuẫn đó chăng " Sự ra đi thường được gắn với một nỗi niềm thất vọng, ý tưởng này càng rõ lên nếu gắn với trường đoạn đầu của Tạm biệt: bước chân dứt khoát của Noora vượt qua cổng hải quan. Song không hẳn vậy. Poster Tạm biệt trình bày một thông điệp tích cực hơn: cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn, lần tới sẽ vận động ở một quy mô khác: không chỉ giới hạn trong quốc nội, mà sẽ lan tỏa trên toàn thế giới hướng về Iran. Những gì M. Rasoulof làm được ở Cannes 64 đã minh chứng điều này. Noora làm sao quay lưng lại quê hương một khi các chiến hữu của cô ta vẫn len lỏi đâu đó trên đường phố Tehran, Mehdad - chồng cô ta đang di chuyển đâu đó trong sa mạc Dashte Kavir miền Đông hay sa mạc Kavire Bafgh miền Trung xứ Ba Tư với tư cách là một nhà báo chính trị. Hơn ai hết, những người đấu tranh cho dân chủ Việt rất tương cảm với điều này. Chiếc vé thông hành thực sự của tâm hồn luôn nằm trong chính quê hương mình. Phong trào Xanh sau khi trụ lại được trong tầng lớp trung lưu phía Bắc Tehran sẽ lan dần đến khu vực dân nghèo ở phía Nam thành phố thì chuyện gì xảy ra cho bàn tay sắt Ahmadinejad" Sự tự do chính trị và đảm bảo quyền công dân sẽ đáp ứng được yêu cầu phân bổ công bằng quyền lợi kinh tế, quần chúng Iran sẽ hiểu rõ nguyên tắc này mà đứng vào hàng ngũ đấu tranh. Điều này chẳng có gì là mới mẻ đối với các lãnh tụ phong trào Xanh, chắc chắn vậy.

Không gian trong Tạm biệt sẽ tối thui nếu thiếu ánh mắt long lanh của cô luật sư trẻ, song dễ chừng vì vậy mà nên bi kịch. Với Tạm biệt, điện ảnh đã làm cầu nối tốt giữa các dân tộc, Tạm biệt có lời thoại bằng tiếng Farsi và phụ đề tiếng Anh song khán giả Việt vẫn có thể xem tốt vì có sự thấu hiểu lẫn nhau của tiếng lòng giữa các xã hội đang bị áp bức. Qua Tạm biệt, khán giả Việt sẽ cảm thông nhiều hơn về những chị em đấu tranh dân chủ của chúng ta. Với tham vọng đáng trân trọng về các hoạt động đấu tranh nhân quyền, luật sư trẻ Noora đã khổ sở đối diện cùng thực tại. Đó là một chân dung tâm lý thực tế về những người đấu tranh dân chủ tự nguyện, họ không được đào tạo chuyên nghiệp trước khi bước vào cuộc chiến của dân tộc mình. Họ cô đơn vật lộn với các tình huống đầy bất trắc của mình.
Khi các ý chí chính trị vị kỷ nắm quyền thì các quy phạm pháp luật/pháp nhân trong xứ sở sẽ bị bóp chết. Chế độ toàn trị luôn cho chúng đặc quyền len lỏi vào mọi ngỏ ngách đời sống công dân, lưỡi kiếm “mối đe dọa về an ninh quốc gia” luôn treo lơ lửng trên đầu mọi hoạt động xã hội dân sự. Kiểm duyệt trong các hoạt động nghệ thuật là một một phần trong cơ chế kềm kẹp của chế độ toàn trị. Cuộc sống đang giãy dụa dưới gót chân khắc nghiệt của kiểm duyệt. Kiểm duyệt trong nghệ thuật, kiểm duyệt trong đời sống. Thái độ quan tâm đến xã hội luôn bị những nhà cầm quyền độc tài xem là độc quyền của chúng. Rasoulof làm khác đi nên anh ta đã trả giá. Trước khi Tạm biệt đến được Cannes vào tháng 5/2011, M. Rasoulof đã bị bắt từ tháng 3/2010 vì… nghi ngờ làm một cuốn phim chống nhà cầm quyền, bị bắt giữ cùng lúc với 15 người khác. Họ bị kết án 06 năm tù giam và cấm 20 năm làm phim. Tội danh chính thức là: “Cấu kết, thông đồng và tuyên truyền chống chế độ”. Khán giả sẽ thấm thía hơn về vẻ chậm chạp của Tạm biệt một khi hiểu về hoàn cảnh ra đời của nó: tác giả phải gấp rút hoàn thành vì biết rằng mình sắp bị bắt giữ. Tạm biệt được thực hiện trong điều kiện bán công khai ở Iran. Cuốn phim được xuất lậu trong một thanh USB theo đường dích dắc nào đó lăn khỏi biên giới Iran rồi bềnh bồng trôi đến Cannes.
Sự tận tâm với nghề nghiệp luôn được đền đáp xứng đáng, M. Rasoulof được tặng giải Carrosse d’Or (Cổ xe vàng) của Hiệp hội các đạo diễn phim (SRF) cho đạo diễn thuộc hạng mục Góc nhìn Độc đáo (Un Certain Regard) dành cho những bộ phim sáng tạo có tính chất thử nghiệm tại Liên hoan phim Cannes 2011 (3). Giải thưởng này nhằm vinh danh những đạo diễn có “phẩm chất sáng tạo, can đảm và tinh thần độc lập” trong công việc của mình; người từng nhận giải trước đó có Clint Eastwood, Nanni Moretti, David Cronenberg và Jim Jarmusch.
movie_good_bye-large-contentHãng Pretty Pictures trình chiếu phim này tại Pháp, còn Fortissimo sẽ nắm quyền phát hành ở phần còn lại thế giới. Tạm biệt sẽ được chiếu cùng lúc với White Meadows tại các rạp ở Pháp vào mùa thu 2011. Sự kiện một đạo diễn bị tù đày vì làm nghệ thuật đã làm xúc động bao cây bút chuyên nghiệp trên Screen, Hollywood Reporter, Boston Globe, Chicago Sun-Times, indieWIRE, Time Out New York… thậm chí họ đứng ra quảng bá cho việc sang nhượng trình chiếu, nhưng những bình luận ấy không chắc giá trị hơn chính nhận xét của mỗi khán giả bình thường chúng ta sau khi xem Tạm biệt.
Chẳng nhất thiết phải hoành tráng làm gì. Thiên hạ rất cần những cuốn phim bỏ túi, không cần bao cấp, ai đó biết không" Quần chúng rất muốn biết các anh chị muốn nói thay họ điều gì về chính họ. Việc huy động vốn cho một dự án phim như Tạm biệt được thực hiện như thế nào cũng đáng cho người ta suy nghĩ. Dòng điện ảnh hiện thực đấu tranh vẫn tìm được chỗ đứng ngay khi đa phần đã trở thành một ngành công nghiệp ổn định. Hay lương tâm sống được là nhờ có lương tháng, có được kêu đi phim thì mới nói đến lương tâm" Và điện ảnh Việt Nam sẽ đi về đâu một khi khâu thẩm định chỉ áp dụng một tiêu chí duy nhất: không phản động là duyệt.
Ngậm ngùi cho Hà Nội trong mắt ai của những 80 của thế kỷ trước, giá mà công nghệ thông tin lúc đó phát triển, giá mà lúc đó có một cái USB... người đã khó lại gặp thời buổi khó. Ai cũng biết quốc gia tất diệt vong một khi kẻ dưới không dám nói thẳng, người trên chẳng biết nghe lời hay. Trong bao câu chuyện “trị nước yên dân” ngày xưa kia “có vấn đề” chỗ nào, đến nỗi một phim tài liệu hàng kinh điển phải đành vứt xó; hay chỉ vì “nó” thiếu tinh thần “cúng cụ”" Giá mà… ai có làm phim, trong phim đó chắc có một đoạn: khói hương bay nghi ngút trong nhà, có một gã chưa kịp già, rì rầm khấn vái trước bàn thờ: “Thưa các bậc tiên tổ, con có tội tình gì không, vì sao phim con không được chiếu"”
Dẫu sao thì nghệ thuật chân chính không thể cùng đường, giải pháp sẽ xuất hiện nếu người nghệ sĩ đủ ý chí theo đuổi.
Bangkok, ngày 28/07/2011
Nguyễn Việt
----------------
Chú thích:
(1) “Things are too Kafkaesque in Iran. Just because some people say you can go that doesn't mean you can. The left hand doesn't know what the right hand is doing.”. Bản tin AFP ngày 21/5/2011.
(2) “If you feel like a foreigner in your own land, it’s better to be a foreigner abroad”.
(3) GoodBye tại Cannes 2011 có nguyên tác: Bé Omid é Didar - cuốn phim thứ năm của Mohammad Rasoulof. Những cuốn phim khác như: Tạm biệt (The Twilight, 2002), Baad-e-daboor (Head Wind, 2008) và Keshtzar Haye sepid (White Meadows, 2009) chỉ thấy trình chiếu tại các Liên hoan phim. Nhưng tên tuổi M. Rasoulof lại không xa lạ với Cannes, cuốn phim thứ hai của ông: Jazireh ahani (Iron Island, 2005), đã được lựa chọn đưa vào hạng mục Directors’ Fortnight của Cannes 2005, phim này có phát hành thương mại ở một số nước.
Mohammad Rasoulof sinh năm 1972, ở Shiraz, Iran. Anh ta học ngành xã hội học ở Đại học Shiraz và biên tập phim ở Sooreh Higher Education Institute ở Tehran.
Nguồn tham khảo:
http://www.hollywoodreporter.com
http://www.festival-cannes.fr
http://www.screendaily.com
http://www.iranian.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.