Hôm nay,  

Hoa Kỳ Nên Rút Những Bài Học Trong Cuộc Đua Vũ Trang - Kim Lai dịch

20/06/201100:00:00(Xem: 5764)
Hoa Kỳ Nên Rút Những Bài Học Trong Cuộc Đua Vũ Trang - Kim Lai dịch

(Bài viết này của nhà báo kỳ cựu Dinh Gang của báo Nhân Dân TQ trực tuyến, người chuyên ngồi bàn gom tin để phân tích – The article was taken from People’s Daily, Kim Lai dịch. Bài này cho dân ta thấy rõ cái thủ đoạn của Bắc Kinh không ngần ngại trong công cuộc chiếm lãnh biển Đông, khi họ biết rõ cái ý muốn của Hoa Kỳ. TQ không ra mặt hẳn để đối đấu với Hoa Kỳ, nhưng lợi dụng mục tiêu phát triển kinh tế một cách hoà bình theo chiến lược toàn cầu hoá của Tây phương để chiếm toàn vùng biển Đông làm lợi kinh tế của Trung quốc nằm trong ý đồ bá quyền.)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã phát ngôn trong hội đàm Shangri-La, áp lực ngân quỹ quốc phòng và hai cuộc chiến tranh tốn phí dai dẳng tại Iraq và Afghanistan không cản Mỹ tôn trọng những cam kết đối với các đồng minh tại Á châu. Ông Gates tất nhiên phải nói ra vì có một số nước Á châu đang nghi ngờ về chuyện Hoa Kỳ xác định quay trở lại Á châu.
Hoa Kỳ đã triển khai lực lượng quân sự đáng kể tại vùng Á châu Thái Bình Dương từ khi Thế chiến II chấm dứt. Mặc dầu nền kinh tế Hoa kỳ chưa hồi phục hẳn nền kinh tế đã bị suy thoái, không có ai nghi ngờ quân đội Mỹ vẫn dẫn đầu trong cấu trúc quân sự tại vùng Á châu Thái Bình Dương còn rất lâu. Hoa Kỳ đã chấp nhận một tư duy mới và khéo léo sử dụng quyền lực mềm và cứng để tránh những nhầm lẫn trước đây khi tìm cách bá quyền địa cầu.
Á châu ngày nay không còn là Á châu ngày xưa nữa để chia rẽ bằng bản kịch “Chiến tranh lạnh”, các nước Á châu đang phát triển nhẩy vọt và đang cùng nhau gia tăng hợp tác, không như Phi châu. Các nền kinh tế thị trường đang nhô lên tại Á châu đã đóng một vai trò chính để cứu thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chánh. Các nước Á châu đã trở thành độngcơ để kinh tế thế giới tăng trưởng và thay đổi vai trò Á châu trong sân chơi quốc tế.
Á châu đang có lợi thế. Chính sách Hoa Kỳ đối với Á châu sẽ còn tuỳ thuộc nhiều hơn nữa vào tình trạng Á châu phát triển trong tương lai, không giống như quá khứ chính sách Hoa kỳ hoàn toàn dựa hẳn vào sách lược toàn cầu của Hoa Kỳ do các kế hoạch gia đưa ra. Có nghĩa là Hoa Kỳ không cần thiết phải đi vào tình hình của Á châu theo như các quốc gia Á châu vốn ưa thích. Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã hình thành các chiến lược phát triển cho Á châu như biến Trung quốc trở thành nhà máy làm hàng tiêu dùng cho toàn thế giới, nhưng Hoa Kỳ nên nhớ rằng trong tương lai Á châu sẽ hình thành các chiến lược cho Hoa Kỳ không dựa vào bất cứ quốc gia nào của Tây phương như Hoa Kỳ hiện nay.

Công cuộc phát triển của Hoa Kỳ đòi hỏi phải có một Á châu có tốc độ phát triển tăng tốc nhanh nhiều hơn nữa, và những gí Á châu cần thiết để phát triển nhanh là Hoa Kỳ phài thúc đầy phát triển Á châu một cách hoà binh, góp phần với Á châu và tạo thêm lợi ích hỗ tương, đôi bên cùng hưởng lợi, không phải cái cách Hoa Kỳ kéo một số nước theo mình để chống lại các nước khác.
Nếu Hoa Kỳ muốn đứng vững tại Á châu trong tương lai, Hoa Kỳ cần phải học cách đi theo Trung quốc. Tính chất nổi bật trong việc phát triển Á châu trong thế kỷ thứ 21 là để cho Trung quốc phát triển trong hoà binh. Trung quốc mới thực là lực đẩy để phát triển vùng Á châu Thái Bỉnh Dương, sự phát triển này của Trung quốc đã tạo ra những lợi ích hỗ tương chưa từng có và đôi bên cùng có lợi cho các nước Á châu.
Trung quốc hiện nay đã trở thành một quốc gia tối quan trọng tại Á châu, Hoa Kỳ hiện nay đang có chiến lược nhầm lẫn trong những cách đối sử với Trung quốc theo như thời xưa. Hoa kỳ phải thắt chặt thực quan trọng vào những quyền lợi cốt lõi của Trung quốc và phải thận trọng ứng sử với các đề xuất hiện nay. Bất cứ hành động nào cũng làm tổn thương tới việc giao hảo giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, còn làm nguy hại sự an ninh và ổn định của Á châu, cũng không nên gây hại tới tình trạng phát triển quý báu bình thường của Á châu.
Cái thách thức vĩ đại nhất là Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt trong tương lai tại Á châu, không phải chuyện một số nước muồn tách ra khỏi Á châu, là làm thế nào để các nước này dự phần hợp tác để phát triển Á châu. Ngoại trừ trường hợp Hoa Kỳ muốn tạo thêm nhữngcơ hội cho Á châu phát triển và hình thành một hệ thống an ninh mới cho những quốc gia Á châu. Hoa kỳ không có thể tiếp tục gây ảnh hưởng Hậu thế chiến II tại vùng Á châu Thài Binh Dương như dựa vào sức mạnh của mình.
Gần đây, một giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung quốc cần phải học bải học của Liên Sô, kinh tế Liên Sô đã bị tan rã khi chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ. Song lý do là Trung quốc không tìm thế bá quyền như Liên Sô, cái đó là để cho Hoa Kỳ phải rút ra bài học trong giai đoạn lịch sử này.
(Chú thích: Bài viết do Kim Lai chuyển ngữ sau khi đối chiếu bản dịch Anh ngữ với bản Hoa ngữ.)

Ý kiến bạn đọc
21/06/201113:03:33
Khách
Bài viết nầy có lẽ do một tên Tàu cộng huênh hoang cho chủ nghĩa bá quyền dại hán, du đảng, côn đồ cuả một nước lớn nhưng hèn hạ, lưu manh, đểu cáng. Nứoc Tàu hiện đang gặp rất nhiều nguy cơ phát sinh từ trong nước, từ vấn đề lạm phát càng ngày càng lên cao mà Tàu cộng đang tìm cách chống đỡ, hạn hán làm đập nứoc Tam Điệp (một tự hào cuả Tàu cộng) trở thành một "món nợ" cần được phá bỏ vì những tác hại lớn lao. Nội loạn lúc nào cũng âm ỉ chờ cơ hộ bùng phát để chia xẻ nước Tàu thành nhiều mãnh. Người ta chỉ nhìn thấy Tàu cộng qua bức tranh hào nhoáng cuả sự phát triển kinh tế vượt bực, mà bỏ qua nhửng lõi lầm vô cùng tai hại cuả chánh sách độc tài, độc dảng. Niềm mơ ước cuả Tàu cộng trở thành một cường quốc vẫn là một viễn ảnh xa vời. Không phải nước Tàu hiện có dư hàng ngàn tỷ Mỹ kim mà có thể trở thành cường quốc trong một sớm, một chiều, trong khi Tàu cộng chưa lột bỏ đựoc bản chất lưu manh hèn hạ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, sắp đến Tết  Mậu Tý 2008, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước mưa đông lạnh thành nước đá đóng mặt đường
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.