Hôm nay,  

Xin Cảm Ơn!

14/05/201100:00:00(Xem: 8104)

Xin Cảm Ơn!

Phan Kiến Quốc

(LTS: Tác giả Phan Kiến Quốc bây giờ chính là tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng. Xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết vào ngày 29/11/2002 của nhà hoạt động dân chủ này.)

Vụ cháy Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại Sài Gòn ngày 29/10/2002 đã qua được đúng một tháng, những xúc động ban đầu bây giờ đã qua đi, nhường chỗ cho những ưu tư của cuộc sống hàng ngày. Nhưng nỗi đau mất người thân của các gia đình nạn nhân sẽ còn mãi nhức nhối, nhức nhối như những uẩn khúc khó hiểu mà mãi mãi sẽ chẳng giải bày được...

Các nguồn tin chính thức

Gọi là Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế nhưng đây chỉ là một tòa nhà 6 tầng (5 lầu + 1 trệt), nằm ở giao lộ 3 con đường Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Trung Trực, tổng diện tích trên dưới 2000 m2. Tại đây có khoảng 170 đơn vị kinh doanh nhưng hầu hết đều nằm ở tầng trệt và theo các cơ quan chức năng, thường xuyên có khoảng 500 người trong Trung Tâm. Theo các nguồn tin chính thức từ Thành Ủy, ngọn lửa phát cháy từ lầu hai Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế vào lúc 13g30 ngày 29/10/2002, nơi đó là vũ trường Blue và sau đó lan sang các lầu trên. Ở lầu 5 lúc ấy có một khóa học của công ty bảo hiểm Mỹ AIA với khoảng 100 học viên. 15 phút sau công an thành phố được thông tin và điều động trên 60 xe chữa cháy đến hiện trường. Ngọn lửa được khống chế vào lúc 16g30.

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, đích thân Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng sản đã "đến hiện trường tìm hiểu tình hình, chỉ đạo công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả cuộc hỏa hoạn". Con số nạn nhân công bố là 61 người.

Các nguồn tin bán chính thức

Trong một nước mà mọi phương tiện thông tin đều nằm trong tay nhà nước hoặc "có sứ mạng tuyên truyền cho Đảng" thì cách chính xác nhất để nắm bắt tình hình là ra hỏi mấy ông xe ôm hoặc mấy bà buôn thúng bán mẹt. Và sau khi đi một vòng thì mới thấy các tuyên bố "chính thức" chỉ phản ánh không đầy 10% sự thực. 24 tiếng sau vụ cháy, một ông xích lô cầm tờ Tuổi Trẻ lên oang oang giữa chợ: "Tụi chữa cháy chữa như (...) Chữa như tụi nó tui chữa cũng được". Ba chấm trong ngoặc đơn là những lời nguyền rủa như trút nỗi oán hận lên các cơ quan công quyền. Rất nhiều người, trí thức có, bình dân có, không tin rằng con số nạn nhân tử vong dừng ở số 61. Một nhân viên trong bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng con số này xấp xỉ 100.

Tưởng cũng nên nói thêm, vào lúc 21g30 ngày 29/10, nghĩa là 5 tiếng sau khi khống chế ngọn lửa. Thành ủy và Ủy Ban Nhân Dân TPHCM (UBND) đã gấp rút tổ chức họp báo. Buổi họp báo được đặt dưới sự chủ trì của bà Phạm Phương Thảo, Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Thành Ủy. Trong buổi họp báo này, UBND đã "nhận thiếu sót trước dân về những khiếm khuyết trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và sẽ công khai thông tin đầy đủ về thiệt hại và nguyên nhân vụ cháy". Sang ngày hôm sau tất cả các báo đều thông tin với những lời lẽ thương tâm và quy trách nhiệm cho đội PCCC thành phố TPHCM, và trong dư luận đã dấy lên các phê phán nặng nề đối với cơ quan này, đồng thời hình ảnh và tin tức đã xuất hiện trên các báo đài trên thế giới. Theo những nguồn tin trong chợ ngoài phố, bà Thảo đã triệu tập các báo và xác định một lằn ranh mà báo chí không được vượt qua. Kể từ ngày ấy lời lẽ trên các báo có chiều hướng đổi đi và không chĩa mũi dùi vào các lãnh đạo. Một giáo viên đã bộc bạch:"Lỗi này hoàn toàn ở đội PCCC thành phố mà ngay đến Nông Đức Mạnh có muốn cũng không thể áp dụng biện pháp kỷ luật vì đội có "gốc" quá lớn", và cho đến đúng một tháng sau ngày hỏa hoạn, cũng chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm hoặc có một lời xin lỗi.

Những chi tiết cực kỳ phi lý.

Tất cả những ấm ức trong dư luận phần lớn đều xuất phát từ những sự kiện không thể ngờ tới.

- địa điểm cháy nằm ngay trung tâm Sài Gòn, trên mặt tiền đại lộ Lê Lợi, một thứ Champs-Elysées của Paris chứ không phải một cái hẻm ngoại thành. Chỗ này cách UBND thành phố 100m và đội PCCC hiện đại nhất Việt Nam nằm trên đường Trần Hưng Đạo khoảng 1 cây số mà phải 15 phút sau, công an mới được báo tin. Nhiều người phẫn nộ nói: giả sử không báo tin thì có lẽ công an cũng không biết!

- sau khi "tỉnh ngủ", trên dưới 60 xe được điều tới, và đây mới là đoạn đầu của các chuyện không thể ngờ: có xe chạy được nửa đường hết xăng phải vào nhà dân xin xăng. Có xe chạy tới nơi vừa khởi động máy bơm thì... cháy máy vì để lâu không xài, có xe bơm chạy thì không đủ nước, cắm vòi vào các trụ chữa lửa thì không có nước. Xe có nước thì xịt không hiệu quả. Lính chữa lửa không trang bị... chống lửa nên chỉ đứng ngoài xịt. Ta hãy nghe lời trần tình của một lính chữa lửa:

"Lúc chúng tôi đến nơi, khói lửa đã bốc lên cuồn cuộn cả mấy tầng lầu. Anh em người mở vòi người vác thang lao vào tòa nhà nhưng hầu hết bật trở lại vì hơi nóng và đành điều khiển vòi phun nước từ xa (...). Các luồng nước phun ra hầu như bị ngọn lửa nuốt chửng. Lúc này mọi người giật mình vì nhớ ra vẫn còn thiếu những chiếc xe thang cao để chuyền người xuống mà lẽ ra nó phải được đưa đến ngay từ đầu để cứu hộ người trong các vụ hỏa hoạn nhà cao tầng. Không ai bảo ai nhưng mọi người đã cảm thấy rõ sự lúng túng, bị động, thiếu hẳn một phương án để đối phó. Chỉ huy gào lên qua điện thoại điều thêm xe thang. Nhưng thật đau lòng vì đó là những người may mắn còn sống sót, trước đó rất nhiều người đã chết hoặc bị thương nặng vì không có thang nên tuyệt vọng phải tự động nhảy ào xuống đất."

Những người lính cứu hỏa nhiệt tình lao vào tòa nhà nhưng lại bật trở ra vì không chịu nổi sức nóng. Trước tình huống này, mọi người lại giật mình nhớ ra mình đã không được trang bị đủ những chiếc áo chống cháy, chống nhiệt độ hiện đại, những bình dưỡng khí, những bộ mặt nạ... Hình như ai đó thở dài "phải chi""

Đọc những lời trần tình trên đây người ta thấy rõ sự bất lực của đội PCCC: không biết phải làm gì khi hữu sự, hoàn toàn không có một phương án nào, không có một bài bản nào. Đến ngày hôm nay mọi người mới vỡ lẽ ra rằng các cuộc "thao dượt phòng cháy chữa cháy" chỉ làm cho có và không có một hiệu quả nào. Lần nào cũng như lần nấy, một cái thùng phuy tẩm dầu cháy phừng phực, các anh lính cứu hỏa lần lượt dùng mền ướt hoặc ôm bình phun bọt ra dập tắt. Tất cả được thao diễn trên một khoảng đất trống. Thao dượt xong mọi người thoải mái ra về, công tác PCCC được phê là tốt, là đạt chỉ tiêu. Đến khi chạm mặt với thực tế, khi tứ bề là lửa, là khói, phải leo trèo, phải phá tường, đập kính thì thảo nào không bối rối. Lỗi này không phải từ đội PCCC thì về ai"

Sự bất lực của đội PCCC đặt trong một guồng máy tham ô quan lại lại càng trở nên trầm trọng. Trong những giây phút dầu sôi lửa bỏng của trận cháy, các tia nước từ xa lại bị chặn bởi một bức tường. Ở những nước khác lính cứu hỏa đập tức khắc, nhưng ở nước ta, nền hành chánh thư lại đã biến con người thành cái máy gật, không ai dám lấy quyết định. Mãi đến khi được phép đập lại tìm không ra dụng cụ phá tường, phải chờ công binh đến mới xong. Nhưng lúc ấy đã quá trễ. Nhiều nạn nhân đã chết oan uổng khi đã thoát được lên lầu 5, lầu 6 hét khản cả cổ suốt 40 phút để rồi phơi xác ngoài cửa sổ. Nhiều người đánh liều nhảy xuống gãy tay gãy chân, băng ca đưa đến toàn là những thứ trước 75 nên mục nát, vừa nhấc lên bệnh nhân lại té nhào xuống đất. Báo chí đã phê phán: "ngành cứu hộ của PCCC chỉ "cứu" được người chết".

Phản ứng của lãnh đạo

Ngày 30/10, sau khi đi thăm hiện trường, Nông Đức Mạnh tuyên bố: "Cần rút ra bài học sâu sắc về công tác PCCC"; Vũ Khoan (phó thủ tướng) cũng chỉ "rút kinh nghiệm". Các tuyên bố của các lãnh đạo khác cũng quanh quẩn trong việc "rút kinh nghiệm" rồi thôi. Ở những nước khác, nơi mà "nền dân chủ còn thua xa Việt Nam hàng trăm lần" thì bộ trưởng bộ liên hệ (tức Lê Hồng Anh, bộ trưởng bộ Công An) đã phải từ chức, hoặc chí ít thì chủ tịch UBND Lê Thanh Hải, cùng quá thì chỉ huy đội PCCC thành phố phải từ chức để xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân và sự phẫn nộ của người dân. Nhưng một sĩ quan cao cấp của công an phụ trách PCCC đã anh dũng tuyên bố: "cái gì thuộc (lỗi) mình thì mình nhận chứ không nhận thay cho người khác được". Cuối cùng huề cả làng.

Ngày 31/10, Nông Đức Mạnh, Vũ Khoan (phó thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (bí thư thành ủy), Lê Thanh Hải (chủ tịch UBND) đến thắp hương tưởng niệm các nạn nhân trước ống kính của khoảng 100 nhà báo, phóng viên... Sự việc hàng trăm nạn nhân của trận hỏa hoạn có lẽ không vĩ đại bằng sự hiện diện của lãnh đạo.

Một tuần sau vụ cháy, lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố đã công bố một thư cảm ơn với những lời kết thúc như sau: Thành Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, UBND, UB Mặt Trận Tổ Quốc VN TPHCM xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ quý báu, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc của lãnh đạo Trung ương...

Hàng trăm gia đình đang đau khổ vì tang tóc, vì thương tật. Bớ Đảng và nhà nước ơi! Ơn này trả bao giờ cho hết!

Sài Gòn, 29/11/2002

Phan Kiến Quốc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.