Hôm nay,  

Đi Xe Nghe Nói Dối

09/05/201100:00:00(Xem: 7708)

Đi Xe Nghe Nói Dối

Phan Kiến Quốc
(LTS: Tác giả Phan Kiến Quốc bây giờ chính là tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng. Xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết vào tháng 2/2002 của nhà hoạt động dân chủ này.)
Báo Thanh Niên, số ra ngày 17/12/2001 có một bài viết mang tựa "Đi xe nghe nói dối" đại ý phê bình ngành hỏa xa Việt Nam. Hiện nay, có lẽ để hành khách quên quãng đường Hà Nội - Sài Gòn kéo dài 41 tiếng nên mỗi khi qua một tỉnh hoặc một địa điểm nào đó, thì từ loa phát ra những lời bình chú về địa phương ấy. Chỉ có điều là - theo vị khách kể trên - những lời bình này đều sai hoặc không còn thích hợp chẳng hạn khi đi qua Đồng Hới thì nghe thấy: "Khách sạn Nhật Lệ khang trang nằm bên bờ sông.... trong khi khách sạn ấy đã cũ rơ cũ rích như tàn dư của thời bao cấp". Hoặc khi đi qua Động Phong Nha thì nghe thấy: "...khi gõ vào cột nhũ đá thì nghe một âm thanh rất kỳ diệu... mà thực ra thì âm thanh ấy là do tiếng gió lùa khe đá...". Và người viết bài ấy đã kết luận rằng: "Nói không đúng sự thật không chỉ là nói sai mà là nói dối"…
Theo thiển ý của tôi, thì vị độc giả này có hơi khó tinh, vì thực tình ra các chi tiết ấy có phần hơi bác học uyên thâm, người thường ít có ai để ý, vả lại nói sai và nói dối khác nhau lắm. Tuy nhiên trong khi đó chẳng cần phải mất hai ngày đường lặn lội đâu cho xa, chỉ cần mở mắt ra, chỉ cần nghe những gì chung quanh cũng thấy xã hội Việt Nam ngày nay đầy rẫy những sai trái và gian dối.
Cái gian dối trước tiên và đang làm mọi người phải điên đầu là GIẢ. Cái gì cũng giả. Hàng giả tràn ngập thị trường, giả từ cây kim sợi chỉ đến cái phích nước, từ chai dầu gội đầu đến chai rượu vang, từ hộp thuốc tây đến gói bột ngọt... Trong học đường và công sở là bằng giả hoặc học giả bằng thiệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của trường và những học sinh chân chính. Ngoài ra, một đe dọa khác đang tiềm ẩn trong xã hội là vấn đề tiền giả. Và trong một cuộc phỏng vấn trên báo Sài Gòn Giải Phóng, thì "cái sự giả ấy" hiện đang len lỏi vào tận các cơ chế cao cấp của nhà nước. Trong xã hội này, người nào có khả năng và điều kiện thực hiện cái của giả và tiếp tục đè đầu cỡi cổ nhân dân" Câu hỏi này thiết nghĩ chẳng cần trả lời.
Một hình thức gian dối khác phức tạp và tinh vi hơn một bậc là nửa giả nửa thật. Năm 2001 vừa kết thúc là năm trật tự và an ninh xã hội, đi đâu cũng nghe nói ba giảm: giảm ma túy, mại dâm, trộm cắp. Và đến lúc này là rôm rả kiểm điểm thành tích. Nhưng điểm qua những thành tích vượt chỉ tiêu (như mọi khi) thì mười lần hết chín là những đánh giá có tính hình thức, thành tích, phô trương và dĩ nhiên sai sự thật rất xa. Có lần phỏng vấn một cán bộ phường về kết quả phong trào ba giảm thì vị này rất tự đắc tuyên bố rằng trên địa bàn mình đã giảm 30% về chích hút và tiêu thụ ma túy. Nhưng khi hỏi chi tiết về con số trên thì được giải thích là có một số nhỏ được gởi đi cai nghiện, một số bị bắt hoặc đã chết, và một số lớn thì... chạy sang phường bên cạnh. Khoan hỏi xem có ai chạy về phường mình không, nhưng ở đây đã thấy rõ một sự báo cáo không trung thực, không phản ảnh được hình ảnh và số liệu thực. Hiện tượng nửa giả nửa thực này được gọi chung là "bệnh thành tích" hoặc "báo cáo láo". Mọi người đều phô trương cái hay cái đẹp nhưng cố tình lờ đi cái xấu khiến ai không hiểu tường tận vẫn tưởng mọi thứ đều toàn thiện.

Ở đây ta có thể nêu ra một vài dẫn chứng: vào ngày 1/12/2001, nhân kỷ niệm ngày Quốc Tế Chống HIV/SIDA, các cơ quan thông tấn Việt Nam đều đưa ra con số 40.000 người bị HIV dương tính, trong khi theo WHO (Tổ chức Y Tế Thế Giới) thì con số này khoảng 200.000 tức là gấp 5 lần. Lý do của sự chênh lệch này được nhà cầm quyền biện minh là 40.000 chỉ là con số "có kiểm tra". Nhưng liệu có ai soi đèn đi tìm rạch ròi để báo động về con số thực kia" Đối với mọi người con số 40.000 trên một dân số 78 triệu là con số "chấp nhận được", và điều đó đưa đến nhiều tai hại khôn lường.
Cái giả nguy hiểm nhất nó cũng từa tựa cái "nửa thật nửa giả" nêu trên, nhưng "cao cấp" hơn vì nó do các vị "cấp cao" thực hiện với tất cả mánh khoé của kẻ có tiền và có quyền. Trong tháng 12 vừa qua, khán giả truyền hình cả nước được dịp chiêm ngưỡng các "đại biểu" quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ. Nhiều người đã tắc lưỡi khen sự tiến bộ và tình trạng "dân chủ cao độ" của nhà nước XHCN. Nếu nhận xét một cách bàng quan người ta cũng thấy có nhiều câu hỏi khá quyết liệt đã được nêu ra, như muốn "ăn thua đủ" với cơ quan hành pháp. Các câu hỏi này sau đó cũng được đưa lên báo kèm theo câu trả lời ỡm ờ và hứa hẹn của chính phủ, và thế là hết. Không ai biết vấn đề trên có được giải quyết và cải thiện hơn không vì mấu chốt là vị "đại biểu" kia có còn tiếp tục quyết liệt khi tấm màn Quốc Hội hạ xuống ngày 27/12 hay không" Nhưng mọi người vẫn còn giữ lại cái dư âm "hạch hỏi thẳng thắn" và cứ tưởng đấy là dân chủ đích thực, hoặc giả có ai cắt nghĩa về cách vận hành trong các nước khác thì lại được giải thích đó là dân chủ phương Tây... Nguy hiểm là ở chỗ đó.
Trong suốt 26 năm qua, người dân liên tục được nhồi nhét bằng chủ nghĩa giáo điều nên không ít người ảnh hưởng cộng thêm 50% dân số sinh sau năm 75 chỉ biết đến nền giáo dục XHCN cho nên rất nhiều người đã có cái nhìn sai lệch về dân chủ. Điều này cắt nghĩa một phần tại sao các phong trào đấu tranh cho tự do trong nước không có cơ hội phát triển như Miến Điện, Trung Quốc.
Trở lại chuyện "hăng hái" ở Quốc hội VN, khán giả căng tai ra cũng vẫn không nghe thấy một vị "đại biểu" nào lên tiếng về hàng trăm phụ nữ của các tỉnh miền Nam không ngại gian truân, vượt 2000 cây số đang tụ tập trước quảng trường để đòi hỏi cho quyền lợi của mình, lại cũng chẳng thấy vị "đại biểu" nào thắc mắc về hiệp định biên giới song phương ký kết với Trung Quốc để rồi sau đó thông qua một cách êm xuồng mát mái.
Khán giả hoàn toàn không hay biết gì về đồng bào ruột thịt miền Nam của mình đang dãi dầu trong cái rét của mùa đông Hà Nội, mà có nhiều người đã bị dẫn đi mất tích, ngược lại họ được cho xem cảnh uy nghi của buổi lễ cắm cột mốc biên giới 1369 tại Móng Cái ngày 27/12 vừa qua.
Trong cái không khí phấn khởi và uy nghi ấy, có ai biết và tự hỏi bao nhiêu mét vuông đất đã mất về tay người đồng minh vĩ đại" Có lẽ ít lắm. Tuy nhiên điều bi quan hơn cả là người ta vẫn hờ hững và cam phận trước sự kiện này. Bao năm sống trong giả dối đã tạo cho họ trở nên nhút nhát, thụ động và ích kỷ.
Và đó mới là điều nguy hiểm nhất.
Phan Kiến Quốc
02/2002

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.