Hôm nay,  

Tháng 4: Nghe Lại Bài Hát Leamsing Chiều Tị Nạn

28/04/201100:00:00(Xem: 7229)
Tháng 4: Nghe Lại Bài Hát Leamsing Chiều Tị Nạn

Trần Chí Phúc
Leamsing là tên của trại tị nạn ở Thái Lan. Năm 1980 tình cờ đọc một bài thơ trên tạp chí Việt Nam Hải Ngoại, tên là Leamsing Hoài Cảm của tác giả Thế Trân nói về nỗi buồn trại tị nạn của những thuyền nhân Việt Nam. Nỗi buồn trại tị nạn hầu như đều giống nhau dù ở Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân với nỗi nhớ quê nhà, nỗi đau mất người thân trên biển cả. Nạn hải tặc hãm hiếp, giết người cướp gắn liền với cái tên Thái Lan.
Tôi vẫn còn nhớ những khi trời mưa, nước mưa từ mái lều nhỏ xuống chỗ nằm và dân tị nạn phải ngồi trên giường dùng cái nồi, chảo để hứng nước. Hoặc một buổi mưa gió những tháng đầu năm 1979, tôi thức dậy đứng ôm hai cái bao bố dùng để lót nằm và đắp khi ngủ ngoài lều , nhìn mưa ở trại Kota Bharu ( Mã Lai) mà bâng khuâng. Mấy câu thơ “Leamsing chiều thê lương. Ngồi hứng nước trên giường. Những giọt mưa nước mắt. Người tị nạn Đông Dương.” làm nhớ một thời trại tị nạn.
Tôi chọn một số đoạn trong bài thơ Leamsing Hoài Cảm của Thế Trân, phổ nhạc và đặt tên bài hát là Leamsing Chiều Tị Nạn với sự góp ý của Nguyễn Ngọc Trọng, lúc đó cùng sinh hoạt ca nhạc gần gũi với nhau ở thành phố Calgary, Canada.
Vì ca khúc phổ từ thơ cho nên giai điệu có những chuyển cung phong phú và lời ca chất chứa hình ảnh trại tị nạn khá rõ nét. Ngọc Trọng đã thu băng bài này trong cuốn Ru Em Đời Mất Xứ do tôi và anh cùng thực hiện năm 1982 tại Canada và sau đó tôi đã nhờ Thái Hiền ca trong cuốn băng Sài Gòn Em Ở Đó thực hiện tại San Jose năm 1986.

Bên cạnh bản Xác Em Nay Ở Phương Nào mà tôi phổ từ thơ Ngọc Khôi thì Leamsing Chiều Tị Nạn phổ từ thơ Thế Trân là hai ca khúc đậm nét vượt biển thuyền nhân trại tị nạn. Dưới đây là những đoạn thơ trong bài Leamsing Hoài Cảm của Thế Trân:
Leamsing chiều gió lộng. Người thiếu phụ ngó mong. Nhìn Biển Đông xa tít. Nơi mất con mất chồng. Leamsing buổi hoàng hôn. Gã đàn ông cô đơn. Ngồi nhớ người vợ trẻ. Qua bể nay không còn.
Leamsing em gái thơ. Lãnh đạm và thờ ơ. Hận vì quân hải tặc. Mặc cảm đời nhuốc nhơ. Leamsing buồn mênh mang. Tin đến từ Việt Nam. Bao người thân sa lưới. Bọn cộng sản công an.
Leamsing chiều thê lương. Ngồi hứng nước trên giường. Những giọt mưa nước mắt. Người tị nạn Đông Dương.
Leamsing là bài thơ. Của những người bất khuất. Thản nhiên vào cõi chết. Vì hai tiếng Tự Do.
Leamsing chốn dừng chân. Lớp lớp vạn thuyền nhân. Một lần qua đất Thái. Nhớ tới mà bâng khuâng.
Cho đến hôm nay tôi chẳng liên lạc được với Thế Trân tác giả bài thơ cũng như Ngọc Khôi vì chỉ biết bài thơ qua tạp chí. Nếu đọc được dòng chữ này thì xin liên lạc cho biết.
Hôm nay nhân mùa 30-4-2011 mời những thuyền nhân năm xưa nghe lại bài hát để nhớ lại một thời vượt biển.
(Xin vào: http://www.tranchiphuc.com, bấm vào NGHE NHẠC TRẦN CHÍ PHÚC , rồi bấm vào tên bài hát để thưởng thức).
Trần Chí Phúc , email : chiphuctran@yahoo.com

Ý kiến bạn đọc
29/04/201122:06:18
Khách
TÔI RÂT THÍCH ĐỌC TIÊNG VIỆT TÔI RẤT MỪNG LÀ TÔI CÓ THỂ DÁNH ĐÁNH DẤU HỎI DẤU NGÃ DẤU NẶNG MÀ TÔI TÌM KIẾM TỪ LÂU TÔI RẤT LÀ VUI MỪNG CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐĂ CÓ CÔNG TÌM RA TIẾNG NƯỚC VIỆT NAM
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.