Hôm nay,  

Đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP) Cần Được Chỉnh Đốn Lại Nhưng Liệu Roesler Thành Công Nhanh"

4/12/201100:00:00(View: 9849)

Đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP) Cần Được Chỉnh Đốn Lại Nhưng Liệu Roesler Thành Công Nhanh"

dr_roelser__fdp_-large-content: Dr. Philipp Roesler

Lê Ngọc Châu

Lời phi lộ: Roesler, một chính trị gia người Đức gốc Việt, như tôi đã giới thiệu, được đề cử vào chức chủ tịch đảng FDP bầu lại giữa tháng 05-2011 sau khi ông Westerwelle từ chức. Ngoài ra với chức vụ chủ tịch FDP, Roesler sẽ trở thành phó thủ tướng Đức, một hãnh diện lớn đối với người Việt chúng ta. Nhận xét và theo dõi tình hình chính trị Đức, có thể nói không đơn giản nên tôi mạo muội giới thiệu thêm về vai trò cùng những sự chờ đợi dành cho "tân chủ tịch Roesler" nay mai dựa theo vài nguồn tin thu thập để từ đó độc giả có được một cái nhìn tổng quát, tương đối trung thực hơn, không vì cảm tính riêng. (LNC)

*

Chúng ta đã biết qua nhiều bài giới thiệu trong thời gian qua, Dr. Philipp Roesler là một trong những chính trị gia hàng đầu của đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP), sẽ lên thay Ts Westerwelle trong chức vụ chủ tịch đảng. Nay tôi được biết thêm, Roesler còn là một người nói tiếng bằng bụng (Bauchredner), rất thích ăn Lakritz và như đã rõ, kể từ tháng 10 năm 2009 là bộ trưởng y tế Đức.

Roesler quyết định sẽ ra ứng cử chức chủ tịch đảng FDP, kế vị Tiến Sĩ Westerwelle đã từ chức vì áp lực nội đảng. Người bác sĩ gốc Việt được đánh giá là ứng cử viên sáng chói vào chức vụ này. Tuy nhiên sức ép, gánh nặng đang chờ đợi ông ta rất lớn. Câu hỏi được đặt ra: "Liệu một trung niên trẻ, 38 tuổi có thể cứu được FDP". Liệu Roesler có thể đưa FDP ra khỏi cơn khủng khoảng trầm trọng hiện nay, chưa đạt được 5% sự ủng hộ của cử tri Đức""

Tuy nhiên giới chuyên gia cũng nói đùa: "Một tin vui, tốt cho Roesler là tình trạng FDP hầu như sẽ không thể xấu hơn nữa. Tin xấu khác đó là: " Trong trường hợp ông được bầu vào chức chủ tịch (ghi chú của người viết: chắc chắn vậy, trên nguyên tắc chỉ là hình thức vì hội đồng lãnh đạo FDP Đức đã đề cử Roesler!) thì Roesler sẽ nhận một công việc (Job) rất khó khăn, không đơn giản".

Lúc đầu, Roesler còn "làm điệu, nhăn nhó" một chút, nhưng hôm 05-04-2011 ông Philipp Roesler đã lên tiếng cho biết sẽ ra ứng cử vào chức chủ tịch FDP, sau khi ông Westerwelle tuyên bố không ra tranh cử nữa, kế vị ông này cũng như sẽ nắm luôn chức phó thủ tướng Đức.

Sau 19 năm gia nhập FDP, Roesler đã nói qua ống kính của nhiều đài truyền hình đang hướng về ông ta rằng qua đó ông ta sẳn sàng nhận lãnh thêm trách nhiệm với đảng trong hoàn cảnh rất khó khăn hiện tại của FDP; nói theo cựu bộ trưởng ngoại giao Đức Genscher (FDP) là trong tình trạng mất còn của đảng. Roesler nói tiếp: "Sự ứng cử của ông (Roesler) là những bước đầu trong việc cải tổ về nội dung cũng như nhân sự của đảng FDP!".

Nhưng liền sau đó, ông ta đã gặp phải ngay một sự thất bại trong thử thách ban đầu. Roesler không thắng thế nổi với đương kim bộ trưởng kinh tế Đức, Rainer Bruederle (FDP). Bruederle không chịu nhượng bộ, nhường cho Roesler chức vụ có uy thế hơn: bộ trưởng kinh tế Đức; tuy nhiên chỉ trong giai đoạn này (ý muốn nói vì Roesler chưa chính thức là chủ tịch FDP!). Theo giới chuyên gia phân tích về chính trị nếu Roesler trở thành chủ tịch FDP, kiêm nhiệm luôn chức phó thủ tướng thì ông ta cần phải nắm một bộ nào quan trọng trong nội các của bà Ts Merkel, thể hiện được uy tín cho ông ta nhiều hơn là bộ trưởng y tế Đức!

Sau kỳ bầu cử đảng FDP vào tháng 5 năm 2011 thì công việc của Roesler thế nào cũng nặng nhọc hơn nhiều. Người ta chưa thống nhất được tư tưởng rằng liệu Roesler sẽ thành công" Tuy nhiên ông ta có thể trút ra từ tay áo con cở phăng teo (Joker): " Ông ta khác với Guido Westerwelle". Nếu muốn mô tả những bức hình của Roesler do các cơ quan truyền thông chụp thì chắc người ta phải sử dụng những từ ngữ: "xã hội, ngoại lai, giản dị, hiền lành dễ tính và tự mỉa mai. Nhưng cũng thành công!".

Chính trị gia Roesler, 38 tuổi, một "di dân" là người di dân đầu tiên đã có sự thăng tiến vượt bực trên con đường chính trị . Sau khi tốt nghiệp xong bác sĩ, tỉnh bộ FDP tiểu bang Niedersachsen đã bầu Roesler vào chức bí thư khi mới vừa 27 tuổi. Tháng 10-2009 như chúng ta đã biết, Roesler trở thành bộ trưởng y tế Cộng Hoà Liên Bang Đức.

Một trong vài câu nói của ông Roesler, do Spiegel Online ghi lại, Zitat: " Trên lãnh vực chính trị nguười ta sẽ hoài nghi, và người ta sẽ phải cứng rắn hơn. Dĩ nhiên người ta có thể làm điều này, nếu vừa lòng ai đó". Nhưng riêng ông ta thì thích nhẹ nhàng hơn. Một lần khác ông đã nói " Người ta phải cưỡi con cọp, nhưng đừng để cho cọp ăn thịt!". Nhiều người tin chuyện này và cũng có nhiều người ngờ vực.

Cựu chủ tịch đảng FDP, Westerwelle tỏ ra tin vào khả năng của Roesler, người sẽ kế vị ông ta. Qua báo Spiegel Online Westerwelle trong cuộc họp chung giữa khối dân biểu của FDP tại quốc hội và ban lãnh đạo FDP tại Bá Linh đã nói: "Tôi tin tưởng, người mà tự mình muốn đứng ra đảm nhận vai trò lãnh đạo sẽ làm được việc!"

Ngay cả chính trị gia lão thành của FDP, ông Klaus Kinkel qua cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Deutschlandfunk cũng nhận xét, đánh giá Roesler là một ứng cử viên xứng đáng. Kinkel giải thích:" Roesler mang theo nhiều điều kiện tiên quyết, để từ đó có thể giải quyết được một cách chắc chắn, can đảm những công việc khó khăn. Roesler có những kinh nghiệm nghề nghiệp khác, có kinh nghiệm chính trị nội đảng, từng là tỉnh bộ trưởng hay là vẫn còn, và thêm vào đó Roesler còn có thêm những kinh nghiệm chuyên môn . Ông ta thông minh, thận trọng, điềm tỉnh, rõ ràng là người có khuynh hướng gia đình. Tôi (ý nói ông Kinkel) tín nhiệm Roesler trong chức vụ chủ tịch". Tuy nhiên Kinkel cũng đưa ra nhận định cụ thể khó khăn mà Roesler đang gặp phải, nguyên văn tiếng Đức: "Als schwierig betrachte er die Tatsache, dass Rưsler kein Mandat im Deutschen Bundestag innehabe. Im Bundestag kann er dann nur als Minister reden, nicht als Abgeordneter" (xin tạm phóng dịch "Roesler găp khó khăn là vì Roesler CHƯA có được quyền ủy trị trong Quốc Hội Đức. Tại Hạ Viện (Quốc Hội), ông ta chỉ có thể đàm luận với cương vị là một bộ trưởng (Minister), một thượng nghị sĩ thì không). Từ đây đến đó chắc thế nào cũng có sự thay đổi và đây là điều người viết đã đề cập đến là trước sau cũng có sự thay đổi trong nội các bà Merkel, sau kết quả bầu cử ký đại hội đảng FDP xảy ra trong tháng 05-2011. Ngay cả liên đảng CDU/CSU cũng tỏ thái độ tin tưởng Roesler. Tổng bí thư đảng CSU, ông Alexander Dobrindt cho biết qua báo Rheinische Post là cũng tín nhiệm Roesler vào chức chủ tịch FDP!

Bà bộ trưởng giáo dục Đức, Annette Schavan (CDU) qua chương trình Morgenmagazin của ZDF đã khen Roesler có khả năng lãnh đạo. Mặc dầu sự khởi đầu trong một đảng là một vấn đề rất khó khăn nhưng Roesler có khả năng giao tiếp cao và sẽ dẫn đưa FDP đến một giai đoạn mới. Liên đảng CDU/CSU đánh giá sự đề cử Roesler là một bước đi quan trọng để từ đó liên minh cầm quyền đương nhiệm Đen+Vàng (FDP) có thể trở lại với những công việc cụ thể hơn.

Khối đối lập của chính quyền đương nhiệm giữa CDU/CSU+FDP thì đánh giá hoàn toàn ngược lại. Đảng Xã Hội Đức (SPD) nhìn vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Như báo Zeit Online ghi lại thì ông F. W. Steinmeier, chủ tịch khối dân biểu của SPD tại quốc hội Đức nói rằng sự tiến cử Philipp Roesler vào chức chủ tịch FDP chưa đủ để đưa FDP ra khỏi ngõ cụt hiện tại!. Còn bà tổng bí thư của SPD, Andrea Nahles lên tiếng cho rằng Roesler ngay sau khi vừa được FDP đề cử đã bắt đầu bằng một sự thất bại, bởi vì Roesler đã không thể đả thông được theo ý muốn sự ngoan cường của nhà chính trị gia lão thành, rõ ràng nhất là với trường hợp ông R. Bruederle. Nahles ví von: "Chỉ mới là bước đầu thôi mà Roesler đã phải kéo thắng tay xe rồi!".

Tóm lại, có lẽ trong nội đảng ai cũng lo ngại không đủ sức chấn chỉnh và cứu vớt nổi tình trạng nguy cập của FDP đang có dựa theo kết quả bầu cử nghị viện các tiểu bang Sachsen-Anhalt, Baden-Wuerttemberg và Rheinland-Pfalz trong quý I/2011 vừa qua. Nhìn đi nhìn lại nhận thấy Roesler hiện là chính trị gia sáng giá nhất trong nội đảng FDP nên tôi phỏng đoán rằng ban lãnh đạo FDP trong lần họp khẩn vừa qua đã nhất trí chọn Roesler lên kế vị Westerwelle. Một trách nhiệm rất nặng nề đang chờ Roesler sau kỳ đại hội đảng FDP vào tháng 05 năm 2011.

Ngoài ra, chỉ còn 5 tháng nữa Bá Linh bầu lại Đô Trưởng thủ đô Đức. Xanh đang chiếm thế thượng phong nhờ tai nạn hạt nhân ở Nhật và theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri mới nhất vừa được công bố hôm 09-04-11 thì Xanh đang dẫn đầu, kế đến là SPD, CDU và Tả Khuynh. Trong khi Xanh + Đỏ (SPD) chiếm đa số phiếu tuyệt đối thì FDP chỉ còn được 3% cử tri Đức ủng hộ (kỳ bầu cử quốc hội Đức 2009, FDP chiếm 14,6%). Vị chi FDP bị loại, không được tham chính.

Liệu Roesler (nếu không có gì thay đổi) trong cương vị tân chủ tịch FDP có thể chỉnh đốn nội đảng, từ nội dung cho đến nhân sự kịp thời, nhằm lấy lại uy tín đã mất hầu vượt qua mức tối thiểu 5% cử tri ủng hộ cần phải có để một đảng được tham chính"

Mặt khác, những ai theo dõi tình hình chính trị Đức đều có thể tiên đoán được rằng khối đối lập vì muốn thay thế lên cầm quyền nên trước sau cũng sẽ tìm mọi cách công kích Roesler thuộc liên minh chính phủ gồm CDU+CSU+FDP; mục đích làm giảm uy tín vị "tân chủ tịch đồng thời cũng là phó thủ tướng Đức", dựa theo kết quả bầu cử "tốt hay xấu" mà thành viên của đảng Dân Chủ Tự Do dành cho Roesler trong kỳ đại hội đảng liên bang giữa tháng 05-2011. Sự công kích từ phiá SPD, Xanh và Tả Khuynh càng ít nếu tỷ số thành viên ủng hộ Roesler càng cao!

Thông thường, ứng cử viên chủ tịch sẽ đọc một bài diễn văn trước đại hội cũng như vạch ra những đường lối, kế hoạch và mô hình làm thế nào chấn chỉnh lại nội đảng, trong đó nội dung và nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Như chúng ta nghe biết, Roesler trầm tỉnh, khéo ăn nói. Nhắc đến đây làm tôi chợt nhớ lại lời bà nghị sĩ tiểu bang Bayern (Bavaria), J. Sandt (phát ngôn nhân khối nghị sĩ của FDP tại nghị viện Bavaria, đặc trách về văn hoá, truyền thông, thanh niên và thể thao) đã nói với tôi qua phôn cách đây hơn một năm sau khi đi họp ban lãnh đạo FDP từ Bá Linh về: "Roesler là một trong bốn người đã có bài nói chuyện rất hay và súc tích trong kỳ đại hội này!". Qua sự trao đổi thì bà ta cũng đồng quan điểm với tôi rằng sự nghiệp chính trị của Roesler không dừng ở đó, sẽ còn tiến xa hơn nữa". Sự phỏng đoán của chúng tôi trước đây đã đúng phần nào. Dựa vào tài ăn nói dễ gây cảm tình tôi nghĩ trong giai đoạn khó khăn hiện tại đa số thành viên FDP thế nào cũng tín nhiệm Roesler. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi, nếu Roesler tối thiểu được 85% hay tốt hơn trên 90% đại biểu bỏ phiếu ủng hộ ông ta vào chức chủ tịch FDP thì Roesler dễ dàng làm việc hơn trong tương lai. Ngược lại nếu sự ủng hộ dưới mức 80% dành cho một vị chủ tịch thì Roesler sẽ gặp khó khăn. SPD và khối đối lập khai thác tối đa nhược điểm này, cho rằng ngay trong nội đảng FDP, Roesler cũng chưa được sự ủng hộ!

Chính trị rất đa diện nên chúng ta chờ xem. Chắc chắn sẽ còn nhiều bất ngờ trong 4 tuần tới cũng như sau kỳ đại hội đảng FDP

* Lê Ngọc Châu (Nam Đức_11.04.2011)

* Tài liệu tham khảo: Yahoo Nachrichten, AFP và Spiegel Online.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kon Tum và Pleiku, nhìn trên bản đồ, giống y như hai thành phố (chị em) nằm kề cạnh bên nhau. Tuy thế, đường tình duyên của hai “kiều nữ” này lại không chạy song song mà đi theo chiều hoàn toàn trái ngược...
✱The Economist: Tác động của vụ chính phủ Nga giảm cung cấp khí đốt đã không dẫn đến mức "thảm họa gas" như một số người lo ngại. Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã giảm từ hơn 300 euro mỗi megawatt-giờ vào mùa hè năm ngoái xuống còn 30 euro trong những ngày gần đây. ✱The Politico Europe: Vào năm 2021, nguồn cung cấp từ Nga chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU ở mức 150 tỷ mét khối mỗi năm. Nhưng đến tháng 11 năm 2022, nó chỉ chiếm dưới 13 phần trăm, và con số này tiếp tục giảm...
Mỹ đã đứng ra bảo đảm an toàn ở Đông Á trong nhiều thập niên gần đây, nhưng Trung quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu thách thức, tạo nên sự căng thẳng giữa quan hệ Mỹ - Trung. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế cộng với tham vọng bành trướng là điều không thể chối cãi. Chừng nào chế độ độc tài Trung cộng còn khăng khăng đòi quyền nuốt chửng Đài Loan bằng bất kỳ phương tiện nào, cộng thêm tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông bất chấp các nước láng giềng nghĩ gì, thì sự căng thẳng đó còn tiếp tục.
Chỉ còn 30 tháng nữa tới kỳ Đại hội đảng CSVN khóa XIV, nhưng tình trạng “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” và “tham nhũng, tiêu cực” vẫn trơ ra như đá khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ...
Hà Tĩnh có nhân sự đứng đầu Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch/ Đầu Tư, Bộ Tài Nguyên/ Môi Trường, Ngân Hàng Nhà nước và cả đống Ủy Viên Trung Ương Đảng mà năm nào cũng ngửa tay đi xin gạo, và con dân địa phương thì phải tha phương cầu thực khắp nơi (làm việc như nô lệ ở xứ người) để có tiền gửi về nhà cứu đói thì có hãnh diện chi mà khoe khoang về cái “bọn ăn trên ngồi trốc” và cái “đám ăn không ngồi rồi” này!
Sau sáu tháng điều tra, Cựu Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã bị một đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố về vụ các tài liệu mật, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống và cũng là một ứng cử viên tổng thống bị truy tố về tội hình sự. Trump đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào và tuyên bố ông hoàn toàn vô tội . Những người bênh vực Trump đã giận dữ tố cáo rằng đây là một đòn phép của Biden nhằm đàn áp và hạ gục đối thủ, ứng cử viên hàng đầu sáng giá nhất của Đảng Cộng Hòa. Nhiều đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã tố cáo Bộ Tư Pháp đối xử bất công với tổng thống thứ 45. Vấn đề những người bênh vực Trump đặt ra là vì sao các vị tổng thống tiền nhiệm khác, khi rời Bạch Ốc đều đóng thùng mang tài liệu theo nhưng không ai bị “sờ gáy”, nhưng với Trump thì mọi chuyện đều khác.
Chương trình hưu trí và khuyết tật đã bị thâm hụt ngân quỹ kể từ năm 2010. Quỹ tín thác của chương trình, nắm giữ số tiền 2,7 ngàn tỷ MK, đang giảm đi nhanh chóng. Những người nắm trách nhiệm về An Sinh Xã Hội, một nhóm bao gồm các bộ trưởng của các Bộ Ngân Khố, Lao động, Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, cũng như Ủy viên An Sinh Xã Hội, dự đoán rằng quỹ tín thác sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2033. Theo luật hiện hành, khi quỹ tín thác cạn tiền, An Sinh Xã Hội chỉ có thể trả các khoản trợ cấp từ các nguồn thu thuế chuyên dụng (dedicated tax). Tức là, lúc đó, họ sẽ chi trả khoảng 77% các khoản trợ cấp. Nói cách khác cho dễ hiểu, theo luật hiện hành, khi quỹ ủy thác cạn kiệt, những người thụ hưởng An Sinh Xã Hội sẽ thấy khoản tiền nhận hàng tháng bị giảm 23% vào năm 2034.
Và nếu (lỡ) quần chúng có quay “lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin… với Quan họ, Chèo, Ca trù… với văn hoá đích thực” thì hãy chỉ mặt vào thủ phạm mà… mắng chửi, chứ sao lại (tráo trở) đổ thừa cho nạn nhân như vậy chớ?
Tại sao nhiều cán bộ Đảng và viên chức Nhà nước “né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng?” Đó là thắc mắc được bàn cãi rộng rãi trong và ngoài chính quyền ở Việt Nam từ sau Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đáng XIII kết thúc ngày 17/5/2023, nhưng không ai biết nguyên nhân và làm sao để chấm dứt tình trạng này...
Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc phá hoại quyền tự do ngôn luận ở Úc khi tìm cách ngăn cản người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng xuất hiện theo lịch trình tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Úc trong tháng này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.