Hôm nay,  

Westerwelle rút lui, không tranh cử chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ Đức

06/04/201100:00:00(Xem: 7201)

Westerwelle rút lui, không tranh cử chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ Đức

Ai sẽ là người kế vị Dr. Westerwelle"

Lê Ngọc Châu

lanh_tu_duc_fdp_mannschaft__640_-large-contentHình các chính trị gia lãnh tụ Đức.

Tin giờ chót: Các cơ quan truyền thồng vừa loan tin lúc 16h PM hôm nay 05-04-2011 cho biết hội đồng lãnh đạo FDP đã họp khẩn và chọn Roelser lên kế vị Westerwelle trong chức vụ chủ tịch đảng Tư Do Dân Chủ FDP. Tuy nhiên còn phải qua cuộc biểu quyết đại hội đảng vào tháng 05-2011 (chỉ là hình thức thôi!). Ngoài ra, Westerwelle vẫn là ngoại trưởng, Roesler vẫn giữ chức Bộ trưởng y tế. Nhưng theo truyền thống, khi liên minh với CDU/CSU nắm quyền Đức thì chủ tịch FDP sẽ là đại diện cho thủ tướng. Nói rõ ra, Roesler, một người Đức gốc Việt không những sẽ là chủ tịch của một chính đảng mà còn là phó thủ tướng Đức, đại diện bà Ts Merkel, một hãnh diện lớn cho người Việt chúng ta. Xin chúc mừng bác sĩ Roesler.

Trong kỳ bầu cử cách đây 5 năm, 2006, FDP được 6,7%, lọt vào nghị viện Sachsen-Anhalt, thuộc khối đối lập. Nhưng 5 năm sau, trong cuộc bầu cử lại nghị viện cho tiểu bang này hôm 20.03.2011 thì FDP đã thất bại rất thê thảm vì chỉ đạt được 3,8% và bị hất văng ra khỏi quốc hội tiểu bang. Ứng cử viên hàng đầu của FDP, ông Veit Wolpert than rằng đây là kết quả thật cay đắng đồng thời phê bình thành phần lãnh đạo liên bang đảng FDP, cũng như cho rằng chính đường lối chính trị của ban lãnh đạo đang thực hành thiếu xác tín nên đó chính là nguyên nhân đưa đến sự thất bại thê thảm ở tiểu bang Sachsen-Anhalt, lý do cử tri không con tin tưởng FDP!. Hậu quả, bà Cornelia Pieper tỉnh bộ trưởng FDP kiêm phó chủ tịch đảng tuyên bố từ chức.

Chưa hết, hơn một tuần lễ trước khi bầu cử lại nghị viện hai tiểu bang Baden-Württemberg và Rheinland-Pfalz, theo kết quả thăm dò ý kiến của đài truyền hình ZDF công bố thì hai đảng Xanh (die Grüne) và Đỏ (SPD) hiện đang được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri Đức. Liên minh Đỏ+Xanh có thể chiếm đa số phiếu.

Đúng như kết quả cuộc thăm dò ý kiến cử tri đã loan đi, hai đảng thuộc khối đối lập: Xanh (die Gruene) và Đỏ (SPD) đã thắng lớn trong cuộc bầu cử laị nghị viện tại hai tiểu bang Baden-Wuerttemberg và Rheinland-Pfalz vào ngày 27.03.2011 vừa qua.

Kết quả bầu cử tại Rheinland-Pfalz: SPD được 35,7% (-10%), CDU: 35,2%, Xanh: 15,4%, FDP:4,2%. SPD, từ 16 năm qua là đảng mạnh nhất tuy mất đi đa số phiếu tuyệt đối so với nhiệm kỳ trước nhưng vì hơn CDU tuy chỉ có 0,5% nên vẫn "có quyền giữ chức thống đốc" và thương lượng với các đảng thắng cử ít phiếu hơn để thành lập liên minh cầm quyền. Đảng Tả Khuynh thì mất hẳn sự ủng hộ của cử tri nên thất bại, không lọt được vào nghị viện 2 tiểu bang nói trên. Riêng FDP chưa đạt được mức tối thiểu 5% cũng bị loại ra khỏi nghị viện.

Xuyên qua kết quả quá thê thảm của FDP tại Rheinland-Pfalz, bộ trưởng kinh tế liên bang, ông Rainer Brüderle (FDP) đã tuyên bố từ bỏ chức tỉnh bộ trưởng FDP tiểu bang này và sẽ không ra tranh cử trong kỳ đại hội đảng bất thường vào tháng 05-2011 sắp tới..

Tại Baden-Wuerttemberg thì CDU mất quyền sau 58 năm đứng đầu, luôn nắm chức thống đốc tại tiểu bang. Kết quả bảu cử: Xanh được 24,2 % (+12,5% so với kỳ trước); SPD: 23,1%; CDU: 39% và FDP chỉ chiếm 5,3%, vị chi giảm đi chỉ còn phân nửa so với 2006. Qua đó Xanh+Đỏ chiếm đa số phiếu và sẽ liên minh với nhau để lên thay Đen + Vàng. Xanh là đảng thắng lớn. Điều đáng nói, mặc dù các chuyên gia đã tiên đoán rằng cử tri không ủng hộ CDU và FDP nhiều nửa, nhưng với kết quả bất ngờ nêu trên trên ứng cử viên hàng đầu của đảng Xanh, ông Winfried Kretschmann (có lẽ) sẽ trở thành thống đốc tiểu bang Baden-Wuerttemberg nếu liên minh Xanh+Đỏ thành hình và là vị thống đốc đầu tiên của đảng Xanh tại Đức!

Giới chuyên gia phân tích còn cho biết, thất bại thê thảm của CDU và FDP trong hai cuộc bầu cử vừa qua là một sự cảnh giác dành cho liên minh minh cầm quyền CDU+CSU+FDP tại Bá Linh. Nếu không thay đổi đường lối chính trị, cách thức làm việc thích ứng với nguyện vọng cử tri Đức đang mong đợi thì CDU+FDP sẽ còn mang lấy thảm bại trong các cuộc bầu cử nghị viện tiểu bang khác tại Đức trong năm 2011 này!

Dựa vào kết quả bầu cử nghị viện tiểu bang Đức trong Quý I của năm 2011 chúng ta nhận thấy là dân chúng Đức không ủng hộ liên minh cầm quyền như kỳ bầu cử quốc hội 2010. Chính quyền Bá Linh chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trở ngại khi muốn thay đổi một luật lệ hay một quyết định nào liên quan đến tình hình chính trị, quân sự thuộc khối NATO nếu khối đối lập không đồng ý. Trước những khó khăn đó và quan trọng hơn, sợ rằng nay mai sẽ mất quyền vì thế từ trong nội đảng CDU, FDP và ngay cả Tả Khuynh cũng đang tranh cãi muốn thay đổi lại đường lối chính trị sao cho phù hợp với nguyện vọng người dân. Xa hơn nữa, nhân sự lãnh đạo cũng là một đề tài nóng bỏng đang được các chính trị gia hàng đầu, tên tuổi của CDU, FDP đưa lên "bàn mỗ phân tích". Đòi hỏi thay đổi thành phần lãnh đạo từ tỉnh bộ lên đến trung ương là chuyện không tránh được trong xã hội tự do như Đức, một quốc gia mà quyền tự do tư tưởng, ngôn luận đóng vai trò chủ yếu, được ấn định rõ ràng trong hiến pháp Đức. 

Chúng tôi tạm gác CDU sang một bên, chỉ đề cập đến FDP và thử phân tích ai có thể lên kế vị Ts Westerwelle khi ông chủ tịch đảng FDP rút lui"

Qua tin tức báo chí, truyền trình loan đi thì Westerwelle từ nhiều tháng qua đã bị các chính trị gia tên tuổi trong nội đảng phê bình về khả năng lãnh đạo đảng của ông ta. Sự phê bình và chỉ trích càng mạnh hơn sau khi FDP thất bại chua cay qua cuộc bầu cử tại tiểu bang Sachsen-Anhalt hôm 20.03.2011. Với kết quả "xấu" trong hai cuộc bầu cử nghị viện hai tiểu bang Baden-Wuerttemberg và Rheinland-Pfalz một tuần sau đó thì sự chỉ trích Westerwelle được công khai hoá qua báo chí và các cơ quan truyền thông Đức. Trong khi Westerwelle đi công vụ sang Nhật liên quan đến tai nạn hạt nhân tại Fukushima thì sự đòi hỏi Westerwelle nên từ chức chủ tịch đảng, nhường cho người khác ở Đức tăng thêm, thậm chí có nguồn tin cho biết vì áp lực quá mạnh từ nội đảng nên có thể Westerwelle phải rút lui, phải từ bỏ chức đảng trưởng vào ngày thứ hai 04.04.2011.

Hôm 03-04-2011, theo thông tấn xã AFP thì ông Florian Rentsch, chủ tịch khối dân biểu của FDP tại nghị viện Hessen đã lên tiếng đề nghị Westerwelle tốt nhất ngày 04-04. 2011 nên tự động rút lui, nhường chỗ cho một người khác lãnh đạo FDP hầu tránh những thiệt hại khác liên quan đến uy tín cá nhân, nếu không chúng tôi (sic, lời ông Rentsch) sẽ bằng mọi cách đời ngày bầu cử ban lãnh đạo đảng sớm hơn như đã được ấn định vào giữa tháng 05.2011. Qua báo Leipziger Volkszeitung, ông Rentsch cho biết "những tranh cãi không đáng trong nội đảng FDP cần phải chấm dứt ngay! Guido Westerwelle không còn được dân chúng Đức và nhiều thành viên của đảng FDP tín nhiệm nữa. Ông Rentsch, còn nói thêm, FDP không thể nào chấp nhận tình trạng cấu xé trong 6 tuần còn lại trong nội đảng.

Giới chuyên gia đưa ra một danh sách gồm 5 nhà chính trị gia sáng giá nhất của FDP hiện tại và nghĩ rằng một trong các vị này sẽ kế vị Ts Westerwelle.

Tôi xin lần lượt giới thiệu ngắn 5 chính trị gia đến quý độc giả:

1) Christian Lindner

Đương kim tổng bí thư FDP, Christian Lindner, năm nay 32 tuổi, là người có đầu óc sáng suốt, một chiến lượt gia của FDP. Lindner còn được đánh giá là một nhà chính trị đầy triển vọng của FDP, tuy nhiên vì còn quá trẻ nên giới chuyên gia nghĩ rằng còn quá sớm nếu bây giờ Lindner lên làm chủ tịch đảng.

Lindner theo học chính trị và triết học tại đại học Bonn và là 1 sĩ quan trừ bị với cấp bực trung uý. Con đường chính trị của Lindner thăng tiến rất nhanh trong nội đảng FDP. Gia nhập đảng FDP từ khi 15 tuổi, bẩm sinh giỏi nên 4 năm sau đã là thành viên trong ban lãnh đạo tỉnh bộ NRW. Từ năm 2000 là nghị viên trẻ tuổi nhất tại quốc hội tiểu bang Duesseldorf, mới 21 tuổi. Từ 2009 (31t) là thượng nghị sĩ tại Quốc Hội Đức/Bá Linh. Chính Westerwelle đã đề cử Lindner vào chức tổng bí thư FDP, kế vị Dirk Niebel và được sự tín nhiệm của 95% đại biểu tham dự vào chức vụ này trong kỳ đại hội đảng tại Koeln tháng 04.2010, vừa mới 31 tuổi!.

2) Bà bộ trưởng tư pháp Leutheusser-Schnarrenberger (dựa theo Marcel Rosenbach)

Năm nay 58 tuổi, được xem như là trạng sư cho quyền công dân. Bà ta là một người luôn cẩn thận với bất cứ vấn đề nào quan trọng cần quyết định nhưng có yếu điểm khá lớn vì hầu như chưa thực hiện được gì cụ thể vì thiếu hậu thuẩn từ trong nội đảng. Trong liên minh đang cầm quyền bà ta cũng gặp sự chống đối và chưa đả thông được những dự định, đề án bà ta đưa ra với tư cách bộ trưởng tư pháp vì ngay cả Westerwelle, phó thủ tướng Đức cũng không ủng hộ. Tháng 12 năm 1995, Leutheusser-Schnarrenberger, khi FDP thành công trong việc trưng cầu ý kiến chống lại "dự án nghe lén" do bà ta chủ xướng thì bà ta đã từ chức bộ trưởng tư pháp. Không ai có thể phủ nhận quyền tự do của người dân là một quyền rất quan trọng, tuy nhiên bà Leutheusser-Schnarrenberger còn phải chứng tỏ khả năng đả thông được các dự án do bà ta đề ra ngay trong liên minh cầm quyền hiện nay giữa CDU/CSU+FDP.

3) Đối thủ của Westerwelle, Roesler (dựa theo Severin Weiland)

Ngay trong kỳ đại hội đảng tại Koeln, Roesler đã là một "siêu sao ngầm"! Roesler ngày càng có ảnh hưởng mạnh trong nội đảng FDP và giới chuyên gia đánh giá Roesler sẽ là đối thủ đáng ngại đối với đương kim chủ tịch Westerwelle. Lúc đó, qua những lần thành viên FDP vỗ tay hoan hô Roesler khi ông ta xuất hiện đâu đó thì người ta đã đưa ra nhận xét rằng chẳng biết ông Westerwelle sẽ còn "vui bao lâu nữa" với bộ trưởng y tế Roesler" Roesler rất tế nhị và khôn khéo. Ngay cả khi Westerwelle bị chỉ trích sau cuộc bầu cử ở NRW thì Roesler lên tiếng bênh vực Westerwelle. Một lần khác cũng binh vực bảo rằng phê bình Westerwelle thì OK nhưng phải phân biệt chuyện công và chuyện tư, đừng pha trộn lẫn nhau. Ngay sau khi nhận chức bộ trưởng y tế, Roesler gặp khó khăn, sự ủng hộ ông sút giảm thấy rõ. Có lẽ thừa hưởng giòng máu Việt Nam nên tính ông trầm tỉnh, ít nói và là người "không bỏ cuộc nhanh chóng, có sức chịu đựng bền bĩ " nên Roesler từ từ lấy lại uy tín. Bác sĩ Roesler là một chính trị gia "lầm lỳ, ít để cho người ta nhận diện ra ngay mình là ai"! Gần đây, qua kết quả thăm dò ý kiến của nhật báo "Handelsblatt" thì Roesler là một Mananager dẫn đầu bảng những người được ưa chuộng nhất, bỏ xa Westerwelle. Ngay cả trong kết quả "phong vũ biểu chính trị của đài truyền hình ZDF Đức thì Roesler cũng trội hơn Westerwelle nhiều.

Roesler, một trẻ Việt Nam mồ côi được một gia đình Đức nhận làm con nuôi. Ông là một trong những chính trị gia thăng tiến nhanh nhất, như diều gặp gió. Các chuyên gia cho rằng nhờ ông tham gia FDP, một chính đảng nhỏ. Mới 27 tuổi ông ta đã là bí thư của FDP tiểu bang Niedersachsen. 30 tuổi là chủ tịch khối dân biểu FDP tại nghị viện Niedersachsen. 35 tuổi đảm nhận chức tổng trưởng kinh tế và đồng thời cũng la đại diện thống đốc tiểu bang. 37 tuổi là bộ trưởng y tế Đức. Còn rất nhiều tài liệu viết về Roesler nhưng tôi tạm ngưng ở đây để giới thiệu 1 nhân vật khác.

4) Daniel Bahr, 34 tuổi

Một thành viên trẻ khác của FDP được đề cập đến là ông Dieter Bahr. Bahr được đánh giá và xem như là một đảng viên đầy hy vọng của FDP, hiện đang giữ chức vụ quốc vụ khanh (Staatssekretär) trong bộ y tế tại Bá Linh.

Daniel Bahr sinh năm 1976, gia nhập FDP năm 1990 khi 14 tuổi, hiện nay là thượng nghị sị quốc hội Đức (kể từ 2002) và là thành viên hội đồng lãnh đạo liên bang của đảng FDP.

1999 đến 2004: chủ tịch liên bang khối trẻ FDP.

Từ 2005 - 2009 Daniel Bahr là phát ngôn nhân chính trị về sức khoẻ của FDP tại quốc hội Đức. Tháng 11.2010 được bầu lên làm chức tỉnh bộ trưởng FDP tiểu bang NRW, thay thế ông Andeas Pinkwart, tự ý rời bỏ chính trường và từ 01.04.2011 lãnh đạo, điều khiển đại học Leipzig.

5) Hermann Otto Solms, 69 tuổi

Ông Solms được đánh giá là một chuyên gia về tài chánh và chính sách thuế má của FDP. Tưởng rằng sẽ trở thành bộ trưởng tài chánh sau cuộc bầu cử quốc hội 2010 nhưng chức này rơi vào tay Ts Schaeuble (CDU) nên ông Solms từ giả chính trường vì thất vọng. Sau khi đậu xong Tú Tài, ông đi lính, học nghề ngành ngân hàng và sau đó học ngành kinh tế học và kinh tế nông nghiệp tại đại học Frankfurt am Main và Giessen.

Năm 1969 tốt nghiệp Diplomoekonome tại đại học Kansas State University/USA.

Năm 1975 đậu tiến sĩ nông nghiệp (Dr. Agr.)

Gia nhập FDP năm 1971, từng giữ chức vụ thủ quỷ liên bang từ 1987-1999

Từ 1980 là thượng nghị sĩ tại quốc hội Đức.

1985 đến 1991 là đại diện chủ tịch khối dân biểu FDP tại quốc hội Đức và từ 1991-1998 là chủ tịch khối này. Sau cuộc bầu cử quốc hội 1998, ông Solms được tín nhiệm vào chức phó chủ tịch hạ viện Đức.

Theo giới chuyên gia phân tích thì Daniel Bahr và Hermann Otto Solms được đánh giá là những đối thủ khó bề thắng chức chủ tịch đảng FDP nếu so với ba người còn lại là Lindner, Roesler và Leutheusser-Schnarrenberger.

Như vậy một trong ba người còn lại sẽ trở thành chủ tịch đảng FDP. Theo sự nhận xét của riêng tôi, thì Roesler là chính trị gia có nhiều triển vọng kế vị Westerwelle. Chúng ta thử phân tích xem sao, biết đâu sự phỏng đoán của tôi sẽ thành sự thật!

Trước khi đưa ra nhận định riêng, cho tôi được mở ngoặc ở đây để giới thiệu lại Roesler với quý đồng hương chưa nghe biết nhiều về đương kim bộ trưởng y tế Đức, gốc Việt Nam.

Chúng ta đã biết, cuộc bầu cử Quốc Hội (QH) Đức vào ngày 27.09.2009 kết thúc với kết quả là liên minh cầm quyền lớn giữa CDU/CSU và SPD chia tay. Ước vọng của bà Merkel đã được đáp ứng. Một chính quyền liên bang giữa Liên Đảng CDU/CSU và FDP kể từ 1998 thành hình và bà Tiến sĩ Angela Merkel nắm chức vị nữ thủ tướng Đức thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa: Đảng trưởng FDP, Ts Westerwelle trở thành Ngoại Trưởng Đức, đồng thời cũng là phó thủ tướng Đức, đại diện cho bà Merkel (CDU)!

Thành phần nội các liên minh cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối tại Hạ Viện (liên minh CDU+CSU+FDP chiếm 332 ghế, khối đối lập chỉ có 290) CDU/CSU+FDP chấp thuận. Như thế liên minh mới Đen+Vàng sẽ dễ dàng thông qua những luật lệ mới mà chính phủ muốn thay đổi nói chung. Một điểm đáng được lưu ý, Dr. Roesler (FDP; một bác sĩ người Đức gốc Việt Nam) là bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong tân nội các của bà Ts Merkel, mới 36 tuổi, còn trẻ hơn cả bộ trưởng zu Guttenberg (CSU)!

Thông tấn xã Reuters bình phẩm thêm sau khi được biết Roesler đảm nhận chức bộ trưởng y tế Đức là qua đó đảng trưởng FDP, Westerwelle muốn kèm chân nhà chính trị trẻ đang lên như diều gặp gió: Dr. Roesler, theo Reuters có thể nói là địch thủ đáng ngại của Westerwelle.

Còn đối với Westerwelle, cũng theo Reuters thì khi đưa Roesler lên làm bộ trưởng y tế Đức vào năm 2010 có hai điều lợi cho Westerwelle: Thứ nhất, một chính trị gia trẻ, giỏi của FDP cùng vào tham chính và đồng thời mặt khác, cầm chân một địch thủ đáng ngại có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của mình trong nội đảng FDP với một bộ mà trong thời gian ngắn, Roesler sẽ có rất nhiều kẻ thù ...

Con đường chính trị của Roesler thăng tiến rất nhanh, không ngờ được, bắt đầu tại tiểu bang Niedersachsen. Cựu tỉnh bộ trưởng và cũng là tổng trưởng kinh tế tiểu bang, Walter Hirche là người đã đỡ đầu cho Roesler. Lúc nào Roesler cũng là người trẻ tuổi nhất: Bí thư tỉnh bộ trẻ nhất, rồi đến chủ tịch khối dân biểu, tỉnh bộ trưởng trước khi thành tổng trưởng kinh tế và giao thông tiểu bang Niedersachsen.

Roesler còn là người đang được thành viên FDP mến chuộng. Ứng khẩu nhanh nhẹn, nhưng đôi khi cũng có thể khôi hài và chính nhờ điểm này làm người ta ưa thích. Từ lâu FDP đã lưu ý đến Roesler và xem như là người sẽ kế vị đảng trưởng Westerwelle trong tương lai.

Reuters cũng nhắc lại lý lịch của Roesler. Ông ta mồ côi và rời Việt Nam đến Tây Đức khi vừa mới chín tháng tuổi, được một gia đình Đức nhận làm con nuôi. Hiện nay Roesler lập gia đình, vợ cũng là bác sĩ và có hai con song sinh.

Dr. Philip Roesler là người Đức gốc Việt đầu tiên làm đến chức bộ trưởng y tế, một chuyện rất hy hữu trên chính trường Đức. Đây là một hãnh diện lớn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại nói chung!

Cuối tháng 09-2010, đảng Tự Do FDP từ 9,8% vọt kỷ lục lên 14,7% sau 10 năm ngồi ghế đối lập. Kết quả cao nhất trong lịch sử chính trị của đảng FDP, qua mặt luôn đảng đàn em CDU là CSU tại tiểu bang Bayern, để từ đó có thể đòi phân chia quyền lực nhiều hơn trong chính phủ. Ghế ngoại trưởng Đức (phó thủ tướng chính phủ) theo nguyên tắc phân quyền giao cho ông Guido Westerwelle, 49 tuổi, chủ tịch FDP từ 2001, là một trong vài chính trị gia Đức công khai nhìn nhận là thuộc giới đồng tình luyến ái mà vẫn được dân chúng ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính! Westerwelle sau mấy lần FDP mất phiếu tại vài tiểu bang trong những cuộc bầu cử nghị viện đã bị nội đảng phê bình dữ dội, dần dần mất hậu thuẩn và cuối cùng các chính trị gia hàng đầu từng ủng hộ yêu cầu Westerwelle từ chức chủ tịch đảng. Những tỉnh bộ trưởng ủng hộ Westerwelle hiện tại có thể nói chỉ còn Zastrow (Sachsen), Ahrendt (Mecklenburg-Vorpommern) nhưng đó chỉ là các tiểu bang nhỏ, không ảnh hưởng nặng ký như các tỉnh bộ phiá Tây. Ngược lại bà tỉnh bộ trưởng Homburger (Baden-Wuerttemberg) và tổng trưởng kinh tế tiểu bang Bayern Zell phê bình Westerwelle nặng nề. Thậm chí ông Ruelke, chủ tịch khối dân biểu của FDP tại Baden-Wuerttemberg còn mạnh bạo hơn đòi hỏi Westerwelle phải có thái độ dứt khoát vào ngày 04-04-2011. Xếp FDP Bá Linh, ông Meyer yêu cầu Westerwelle đừng ra tranh cử chủ tịch nữa! Các chi bộ FDP tại Hessen cũng lên tiếng bất tín nhiệm Westerwelle. Cựu chủ tịch đảng FDP, ông W. Gerhardt lên tiếng khuyên Westerwelle nên rút lui. Xa hơn nữa, phó chủ tịch đảng sau khi từ chức cũng đã nói qua báo Focus:"tôi đã dọn đường cho một bắt đầu mới, với những cái đầu mới và những thành viên khác nên làm theo. FDP cần sự điều trị bệnh bằng các tế bào sống (phóng dịch từ chữ Frischzellenkur)".

Theo tin của báo Focus thì Westerwelle ngày 04-04-2011 có lẽ từ chức chủ tịch nhưng vẫn muốn giữ chức ngoại trưởng và phó thủ tướng Đức. Tin mới nhất vừa được các cơ quan truyền thông Đức loan đi khi tôi vừa viết xong bài này cho hay là Westerwelle tuyên bố không ra tranh cử chức chủ tịch đảng trong kỳ đại hội đảng sắp tới, ngoài ra ông còn cho biết vẫn giữ chức ngoại trưởng nhưng không giữ chứ phó thủ tướng Đức, như Focus phỏng đoán.

Hiện tại trong nội đảng FDP đang có sự tranh chấp giữa "phe già" và "phe trẻ", một phần có lẽ họ sợ mất ảnh "ảnh hưởng chính trị và chức vụ". Cá nhân tôi vì tò mò nên thường hay theo dõi tình hình chính trị, xã hội của xứ tôi được chấp thuận cho phép tỵ nạn cộng sản nên hiểu được chút ít lề lối làm việc của các chính trị gia Đức. Tôi chỉ muốn nói ra thiển ý, sự nhận xét của mình là tuy ở Đức chuyện tranh chấp, phe phái trong nội đảng là chuyện không thể nào tránh được nhưng họ rất tôn trọng ý kiến nhau, họ hành xử rất dân chủ và "có thể nói trí thức" không "ma đạo" vì đa số các chính trị gia đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm đàng hoàng, qua quá trình hoạt động chính trị thật sự, lâu năm nhiều kinh nghiệm. Ngay tại lưỡng viện Đức cũng vậy, trước quốc hội họ tranh cãi, chỉ trích nhau không nhân nhượng NHƯNG sau đó là hết. Một khi mà chính họ nhận thấy đối thủ mình có lý, có khả năng hơn thì họ ủng hộ không công kích hay tìm cách bếu xấu tiếp. Họ ý thức được rõ ràng đâu là mục tiêu chính đối với đảng của họ nói riêng và quan trọng hơn tùy theo nhu cầu, quyền lợi của quốc gia vì họ quan niệm, cho đó là chuyện hệ trọng hơn các tranh chấp không cần thiết khác.

Đối với Đức, ai có tài thật sự họ kính nể. Chính vì dân trí họ cao, biết đặt quyền lợi tập thể và quốc gia lên trên nên chúng ta đừng ngạc nhiên tại sao Đức trở thành cường quốc sau đệ nhị thế chiến. Cho tôi đi ra ngoài chủ đề tí và được đơn cử ví dụ điển hình là dân Đức rất đúng giờ, hẹn với ai là họ đến đúng hẹn không có kiểu giờ cao su. Làm việc với người bản xứ chúng tôi nhận thấy họ chú trọng nhiều đến phẩm. Xe cộ, máy móc "Made in Germany" rất tốt, bền vì hãng xưởng Đức quan niệm rằng có uy tín qua đồ sản xuất với phẩm chất cao thì hàng hoá bán được lâu dài, không sợ cảnh khách hàng mua đồ về xài xong 1 lần ... về sau sợ chạy luôn!

Trở lại chuyện FDP. Nhật báo Welt cho biết sự ứng cử chức chủ tịch đảng FDP của Roesler được hậu thuẩn chắc chắc từ tỉnh bộ Niedersachsen và NRW. Ngay cả "đối thủ" Lindner hình như cũng "tỏ ý" ủng hộ Roesler. Roesler từng đòi hỏi FDP phải tìm cách lấy lại uy tín cho đảng FDP. Theo Roesler, FDP cần phải có những đừng lối chính trị mà nội dung thích hợp hơn; phải thay đổi những "ý tưởng tự do (liberal ideale)" thành những sư chờ đợi thiết thực trong đời sống chính trị hàng ngày. Muốn như vậy FDP phải làm việc cụ thể với đời sống thực tế của con người!". Ngay cả Lindner cũng đồng quan điểm, nói: " Đảng FDP phải làm tất cả chủ đề (Themen) thời sự hàng ngày mà người dân quy định.

Ai sẽ trở thành chủ tịch đảng kế vị Westerwelle" Một trong ba vị, đó là ông Lindner, ông Roesler hay bà Leutheusser-Schnarrenberger. Mặc dù có sự chống đối từ Xếp của tiểu bang Thuerinen cho rằng "chính trị gia trẻ trong tuổi 30 cần phải chứng tỏ khả năng của họ qua những chức vụ họ đang năm giữ" nhưng theo nhận xét của giới chuyên gai và của riêng tôi thì FDP muốn trẻ trung hoá thành phần lãnh đạo. Theo thiển ý tôi, tuy còn trẻ tuổi nhưng nhìn kỹ lý lịch của các nhà chính trị gia Đức noí chung và FDP nói riêng chúng ta phải nhìn nhận một điều họ đã trải qua cả một quá trình hoạt động. Tham gia chính trị khi còn vị thành niên, đã từng nắm giữ chức vụ quan trọng khi còn trẻ, đã thu thập nhiều kinh nghiệm trên chính trường và không kém phần quan trọng, đầu óc họ luôn luôn có những "tư tưởng mới lạ, không bảo thủ" nên có lẽ hoặc Lindner hay Roesler sẽ là người kế vị Westerwelle, sau khi ông này từ chức.

Tôi nói riêng, không phải vì ông ta người Đức gốc Việt, đánh giá Roesler cao hơn Lindner, kinh nghiệm chính trường nhiều hơn Lindner và đã từng làm việc trên bình diện tiểu bang, liên quan với các chức vụ quan trọng, ít nhiều cũng hiểu được tâm lý dân chúng nên "tiên đoán" rằng Roesler sẽ lên nắm chức chủ tịch FDP, thay thế Westerwelle.

Một giải pháp được cho là ổn hoả, êm đẹp nhất để cứu vớt danh dự Westerwelle vì dù sao ông ta cũng lèo lái đưa FDP đạt chiến thắng vẽ vang trong kỳ bầu quốc gội Đức năm 2010 là bộ ba Lindner, Westwewelle và Roesler vẫn là những chính trị gia hàng đầu của FDP: Lindner vẫn giữ chức tổng bí thư, Westerwelle vẫn là ngoại trưởng. Còn Roesler sẽ trở thành chủ tịch chủ tịch FDP. Nếu trường hợp này xảy ra, có thể thủ tướng Merkel thay đổi nội các và biết đâu Roesler sẽ nắm giữ chức bộ trưởng khác.

Nếu sự phỏng đoán của tôi đúng dưạ theo những tin tức thâu nhập được thì bác sĩ Roesler là chính trị gia không phải Đức chính cống nắm giữ chức vụ quan trọng của 1 chính đảng Đức; sau Cem Oezdemir là người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ tịch đảng Xanh (die Gruene) thì Philipp Roesler (người Đức gốc Việt Nam) sẽ là chủ tịch Đảng Tự Do Dân Chủ FDP!.

Chắc chắn câu trả lời chính xác sẽ xảy ra trong thời gian tới! Xin hãy chờ 6 tuần lễ nữa.

* Lê Ngọc Châu (04-04-2011)

* Tài liệu tham khảo: nhật báo Welt, Focus, Spiegel, Handelsblatt và Yahoo-Deutschland

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.