Hôm nay,  

Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

2/10/201100:00:00(View: 11238)
Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

Nguyễn Xuân Nghĩa

Chính tà thiếu phân minh...
Tiếp theo bài "Em Bi tại Mi Na" trên cột báo này trong số ra ngày Thứ Tư mùng chín, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lực lượng "Huynh đệ Hồi giáo" hay Muslim Brotherhood - MB - đang có ảnh hưởng tại Ai Cập.
Xuất phát từ Ai Cập vào năm 1928 - năm sinh của Tổng thống Hosni Mubarak - lực lượng MB đã sớm vươn ra toàn cõi Trung Đông - Bắc Phi (Middle East - North Africa, gọi tắt là MENA).
Tại Syria, nhánh đấu tranh võ trang của Em Bi đã dựng cơ sở và lập thành tích từ Thế chiến II, rồi bị chế độ của Tổng thống Hafez al-Assad truy nã kể từ năm 1982. Hafez al-Assad là thân phụ của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad, triều đại của họ được dựng trên nghịch lý là sự thống trị của hệ phái Shia thiểu số trong một quốc gia đa số theo hệ phái Sunni. Nội chi tiết ấy cũng đáng chú ý và có thể giải thích vì sao Syria lại hợp tác với chế độ Iran, thuộc hệ phái Shia.
Sau khi mọc chân rết tại Syria rồi bị chặt, lực lượng Em Bi còn bung qua xứ Jordan của dòng vua Hashemite, nhưng với phương pháp đấu tranh chính trị và trở thành một chính đảng có ảnh hưởng. Lực lượng này cũng vào đất Palestine theo khuôn khổ đó và là thực thể kiểm soát được cả hai mặt: đảng chính trị tại Jordan và Palestine.
Sau trận chiến Sáu Ngày năm 1967, Chính quyền Israel kiểm soát luôn Dải Gaza và Tây ngạn sông Jordan và gián tiếp yểm trợ lực lượng Em Bi nhằm làm suy yếu phong trào PLO - Giải phóng Palestine của đảng lãnh tụ Yasser Arafat và đảng Fatah. Nhưng đúng với quy luật "nuôi ong tay áo", lực lượng Em Bi đã phản khách vi chủ mà lập ra nhánh Hamas trên Dải Gaza!
Khía cạnh lưỡng diện, vừa văn vừa võ, của Em Bi khiến lực lượng Hamas thành một phong trào chính trị và xã hội ở mặt dương và lực lượng khủng bố ở mặt âm. Hamas đẩy lui ảnh hưởng của Fatah trên Dải Gaza và còn tranh thủ quần chúng của Fatah ngay tại thành trì cố hữu của PLO, Yasser Arafat và Fatah là Tây ngạn sông Jordan. Vì vậy mới được coi là lực lượng đáng sợ, với chủ trương y hệt như lực lượng Em Bi là tiêu diệt Do Thái và chống Israel đến cùng.
Từ việc Em Bi bành trướng ra khỏi Ai Cập qua Syria, Jordan và Palestine, ta thấy ra đặc tính cũng lưỡng diện trong mưu lược của xứ khác, kể cả Israel, là dùng lực lượng này nằm phân hóa các nhóm Á Rập Hồi giáo. Không khác gì Hoa Kỳ sau này - và ngày nay.
Ngoài khu vực Trung Đông vừa nhắc tới, lực lượng Em Bi cũng phát huy ảnh hưởng vào bán đảo Á Rập, và từ Iraq qua tới Bắc Phi. Dù không được công nhận là chính đảng, lực lượng vẫn là nguồn cổ võ tư tưởng cho các phong trào đối lập địa phương. Y như lực lượng khủng bố al-Qaeda sau này, Huynh đệ Hồi giáo là ngọn hải đăng cho các nhóm đấu tranh địa phương hay nội hoá.
Và vì bản chất bán văn bán võ của Em Bi, các nhóm đấu tranh này cũng tận dụng bạo lực nếu vị thế đối lập chính thức không được công nhận.... Ly kỳ nhất, Huynh đệ Hồi giáo cũng có quan hệ với các Giáo chủ Iran, đáng lẽ là đối thủ hay kẻ thù.
Dần dần rồi chúng ta cũng nhìn ra tính chất hai mặt của Huynh đệ Hồi giáo.

Với Ai Cập, lực lượng này là linh hồn hay cơ sở lý luận của nhóm Tandheem al-Jihad, bàn tay bạo động đã ám sát Tổng thống Anwar Sadate năm 1981, hoặc của nhóm Gamaa al-Islamayia, chủ mưu vụ nổi dậy và tàn sát du khách ngoại quốc vào đầu thập niên 1990. Nhưng vẫn có thể đưa ra các ứng viên "độc lập" để chiếm 88 ghế trong Hạ viện Ai Cập, trở thành đảng đối lập mạnh nhất hiện nay.
Nhưng cao điệu hơn vậy, lực lượng Em Bi còn tranh thủ dư luận của giới khoa bảng và học giả tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Tại Mỹ, từ chục năm qua, một số dư luận thiên tả vẫn nhìn tổ chức Huynh đệ Hồi giáo này là phong trào canh tân xã hội của Hồi giáo. Họ không tin rằng Em Bi có ý đồ khủng bố. Và qua ảnh hưởng của các nhóm vận động dư luận này, nhiều người cũng không tin rằng Hamas hay Hezbollah là tổ chức khủng bố.
Chúng ta lên tới ban tham mưu của Tổng thống Barack Obama.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm 2009, ban tham mưu của ông Obama không ngần ngại nắm vào chân rết của Em Bi ở tại Mỹ khi mời bà Ingrid Mattson, khi ấy là Chủ tịch Hội Hồi giáo Bắc Mỹ (ISNA) đọc kinh cầu nguyện tại Thánh đường Quốc gia. Nhiều dư luận chú ý đến mối quan hệ của hiệp hội ISNA với hai lực lượng vẫn đang bị Chính quyền Hoa Kỳ xếp vào loại khủng bố - là Hamas và Huynh đệ Em Bi.
Ba tháng sau, ông Obama còn bổ nhiệm Phó Thị trưởng Los Angeles Arif Alikhan làm Phụ tá Tổng trưởng bộ Nội an, phụ trách về chánh sách. Theo Hồi giáo, Arif Alikhan có gây dị nghị trước đó vì tuyên bố rằng lực lượng Hezbollah - cũng bị Mỹ đặt vào loại khủng bố - là "phong trào giải phóng" và còn vận động quyên góp cho một tổ chức Hồi giáo tại Mỹ (Muslim Public Affairs Council MPAC) bị đả kích là có liên hệ đến Huynh đệ Hồi giáo....
Barack Hussein Obama có chủ trương hoà giải với thế giới Hồi giáo và dám đối thoại với các phần tử nằm trong vùng mờ ảo của chính tà không phân minh. Rất hay, nếu vận dụng được họ!
Nhưng qua đó, chúng ta cũng hiểu vì sao dư luận Hoa Kỳ nêu vấn đề là "Ai làm mất Ai Cập" và nhiều chiến lược hay chiến thuật trong vụ khủng hoảng Ai Cập không chỉ liên quan đến phản ứng của Mubarak, cách xoay trở của các tướng lãnh và quân đội, mà còn chú ý đến lập trường và pbản ứng của lực lượng Em Bi. Đấy là một tổ chức chính trị ôn hoà - như các lực lượng Hồi giáo tại Turkey, Indonesia hay Malaysia, Hay là bình phong của các nhóm đặc công khủng bố"
Có lẽ chính các lãnh tụ của Huynh đệ Hồi giáo cũng không biết được.
Họ đang bị thời cuộc qua mặt vì hết nắm giữ độc quyền chân lý về đạo pháp. Họ không có khả năng thực tiễn như đảng Hồi giáo ADP tại Turkey, một đang đa số đang cầm quyền ngang ngửa với quân đội. Thực tế thì đi vào đấu tranh tư tưởng hay chính trị, lực lượng Em Bi đang bị lão hóa trước các thành viên trẻ hơn, vốn đã canh tân còn nhanh hơn các lão đồng chí hay đồng đạo.
Trong khi ấy, bên trong tổ chức vẫn có nhóm cực đoan sẵn sàng tung lựu đạn thay cho truyền đơn.
Bây giờ, vụ khủng hoảng đang tạo ra cơ hội bằng vàng. Nếu khéo vận dụng chính trường... Mỹ, Em Bi có thể bước qua đầu các phong trào dân chủ tự phát mà thành thế lực chia quyền với quân đội. Nhưng nếu họ hụt tay, Ai Cập sẽ lâm đại họa - và kéo theo sự nghiệp của Tổng thống Barack Hussein Obama. Rõ là Mubarak không biết rút để Barack bị kẹt!
Sau khi hiểu rõ bối cảnh, trong những kỳ sau, chúng ta mới nhìn vào chiêu pháp của các phe liên hệ, từ Mỹ đến Israel, Iran và các lực lượng bên trong Ai Cập....

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.