Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Cuối Năm Nói (Chơi) Về Chuyện Cuối Đời

17/01/201100:00:00(Xem: 5825)
Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Cuối Năm Nói (Chơi) Về Chuyện Cuối Đời

doi_no_le_ba_cu_chieu_ganh_nang-large-contentChiều, bà cụ gánh nặng. Ảnh Kiều Minh.

Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
(Tố Hữu)
Có bữa, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng, phủ quanh mình, khi đang ngồi hớt tóc. “Cái ông thợ cúp này làm biếng, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!
Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc của tôi, cách đây chưa lâu, chừng vài tuần hay vài năm gì đó, vẫn còn xanh (xanh) mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy, Trời" Sao kỳ cục vậy, mấy cha" Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp, và già (ngang) hết như vậy sao"
Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi.
- Ủa, mà già thì đã sao kìa" Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi – vậy cha nội"
- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết. Coi: tuổi già đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật, chán chường, cô đơn, thiếu hụt...
Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn:
“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ...”
Thiệt là ớn chè đậu!
Tui biết chắc là ông Huy Phương không đặt chuyện để hù em út nhưng, cùng lúc, tôi cũng biết rõ rằng cái cảnh “tầng đầu địa ngục” – vừa được mô tả – không phổ biến lắm ở Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại. Cách phân chia chia tuổi già, và những công trình nghiên cứu khoa học, ở hai quốc gia này, cho chúng ta những con số tương đối khả tín và khả xác hơn – về vấn đề này.
Người ta chia ra tuổi già làm ba loại:
- Chớm già (young - old) là nhóm lớn nhất, chiếm 70 %.
- Già (old-old) 20 %, kém hơn năng động hơn lớp trên thấy rõ.
- Già quá cỡ thợ mộc (oldest-old) chừng 10 %. Trong số này chỉ có 4 % – chớ không phải là 20 %, như nhiều người vẫn nghĩ – đang sống ở nursing home hay bệnh viện (Palmore et al. 2005 Encyclopedia of ageism, Binghamton, NY: Haworth).
Như vậy, chính xác, chỉ có 4 % người già – thuộc nhóm cuối cùng – sống ở viện dưỡng lão thôi. Đa phần còn lại đều có cuộc sống bình thường trong cộng đồng. Nhưng khách quan mà nói thì sống ở đâu chăng nữa thì khi đời đã về chiều cũng khó mà vui.
Xã hội, rõ ràng, chưa bao giờ chuẩn bị chu đáo cho những công dân lão hạng để họ bước vào giai đoạn (hụt hẫng) còn lại của kiếp người. Đến tuổi nghỉ hưu, chúng ta bỗng dưng trở nên một người nào khác, không còn vai trò gì rõ rệt nữa trên cuộc đời này. Và hoàn cảnh sống (rồi) cũng khác luôn, thời giờ thì dư mà tiền thì thường thiếu. Đôi khi, lơ ngơ không biết làm gì cho nó hết một ngày. Nói chi tới một tuần, một tháng, hay cả một (hay hai) ... chục năm sắp tới!
Làm sao sống an vui và có ý nghĩa, cho những năm tháng còn lại, là một câu hỏi khó – đối với phần lớn những công dân lão hạng – ở những quốc gia phú túc. Những định chế xã hội hiện hữu không có câu trả lời, và cũng không có những chức năng hổ trợ, cho sự an lạc của tuổi già.
Đây là chuyện riêng của từng cá nhân. Vị tha hay vị kỷ" Thủ cho nó chắc ăn hay xả láng, sáng về sớm là tùy ý mỗi người. Không có tổ chức, cũng không có cá nhân nào – kể cả vợ chồng con cái – có thể đóng góp gì nhiều, cho bất cứ ai, vào giai đoạn cuối cùng của kiếp nhân sinh.
Ở nước ta thì khác. Câu hỏi thiết thân của tuổi già không phải là sống ra sao mà làm sao để sống" Vấn đề, xem chừng, có vẻ giản dị hơn nhưng vẫn là một câu hỏi khó đối với rất nhiều người dân cao tuổi – ở Việt Nam.
Những định chế xã hội (cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè ... thổ tả gì đó) thì có rất nhiều và cũng rất thừa. Chúng hoàn toàn vô can, cũng như vô trách nhiệm, với cuộc sống của những công dân lão hạng.

Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay đóng góp. Đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong. Nhưng chuyện sống còn và an sinh của mỗi công dân – vào lúc cuối đời – lại là chuyện thuần túy có tính cá nhân. Đảng và Nhà Nước tuyệt đối không dính dáng gì (ráo) vào chuyện đời của Nhân Dân khi trăm họ đến giai đoạn sức cùng, lực kiệt.
Ngày 19 tháng 12 năm 2010, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin (Cụ ông gần trăm tuổi đạp xích lô) của phóng viên Văn Nguyễn:
“98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương.Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.”
“Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm...Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.”
Kiểu “vinh danh” của những vị tổ chức Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, xem ra, hơi lạ. Phản hồi của độc giả Lê Thu Hiền, dưới bài báo thượng dẫn, cũng lạ lùng không kém:
“Cụ Huần thực sự là người đáng khâm phục vì sức khỏe, sự bền bỉ và dẻo dai của mình. Cuộc sống thêm lần nữa được minh chứng rằng không cần sự giàu sang phú quý, nghèo mà vẫn bền bỉ lao động vẫn tạo ra cuộc sống có ý nghĩa, sức khỏe niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình.”
Cụ Phạm Đờn, một công dân Việt Nam lão hạng khác, lại ở vào một hoàn cảnh sống khác, kém “ý nghĩa” hơn. Bà cụ, xem chừng, đã không có khả năng tạo được “niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình” – theo như tường thuật của ký giả Hải Luận, trên Tuổi Trẻ Online, đọc được vào hôm ngày 31/01/2010:
“Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày... Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét... nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.”

doi_no_le_cu_dang_huyen_vnexpress-large-contentCụ Đặng Huyền. Nguồn:vnexpress

Cụ Phạm Đờn cũng không được đoàn thể, hay tổ chức nào, “vinh danh” hết trơn hết trọi. Lý do, có lẽ, vì “mò cua bắt ốc” không phải là loại hình lao động được coi là vinh quang – theo tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Thành, còn có tên gọi là Lão Thành – một người mù, đang bán vé số để làm kế sinh nhai – cũng rơi vào trường hợp (không nằm trong tiêu chuẩn được vinh danh) tương tự. Phóng viên Giang Uyên – báo Bưu Điện Việt Nam, số ra ngày 24 tháng 12 năm 2010 – đã không quá lời khi dùng từ ngữ “quăng quật” để mô tả cuộc sống vất vả (ngoài sức tưởng tượng) của người đàn ông khuyết tật, xấu số này:
“... đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức... mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống ‘tự lập’ nơi đầu đường xó chợ... Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán."
Tương tự như hai bài phóng sự viết về cuộc đời của cụ Phạm Đờn và cụ Đặng Huần, bên dưới bài viết về ông Thành cũng có những dòng chữ cuối – chỉ dẫn cách giúp đỡ đương sự – như sau:
“Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.”
Không thấy ông nhà báo gì đến sự hổ trợ của Đảng, Nhà Nước, hay những ban ngành hội hè vớ vẩn gì đó – của Mặt Trận Tổ Quốc. Trong cả ba bài phóng sự thượng dẫn cũng đều có không một chữ nào đề cập đến nguyên nhân, và trách nhiệm – của bất cứ ai – về những mảnh đời te tua và bầm dập của những công dân lão hạng kể trên. Cứ như thể họ là những người thuộc một quốc gia hay hành tinh nào khác, chứ không phải là những công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tôi chợt nghĩ: lỡ sáng mai bà Phạm Đờn hay ông Nguyễn Văn Thành khi mở mắt ra và (bỗng) thấy mình đang sống trong một cái nursing home ở California – giường êm nệm ấm, cơm bưng nước rót, cam tươi sữa hộp cạnh bên, cả đống y tá bác sĩ lăng xăng kế cận – mà không dưng muốn... rơi nước mắt! Hai vị dám tưởng là mình đã lên tới thiên đường dù thực sự là họ vừa lạc vào tầng đầu địa ngục, theo như cách nhìn của nhiều người đang sống ở những quốc gia không có Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc – như ở nước ta.
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.