Hôm nay,  

Bạo Lực Trong Chính Trường

10/01/201100:00:00(Xem: 13435)
Bạo Lực Trong Chính Trường
Vũ Linh

...không lạ nếu Dân Chủ sẽ hô hào bảo vệ luật cải tổ y tế để tưởng nhớ bà Giffords...
Trong sự kinh hoàng của mọi người, tại thành phố Tucson, một thanh niên bất thần từ trong đám đông nhẩy ra, chĩa súng tự động bắn ngay đầu bà dân biểu Gabriella Giffords, rồi sẵn đó, bắn loạn vào đám đông, khiến 6 người chết và cả chục người bị thương. Hung thủ bị vài người trong đám đông áp đảo và cảnh sát bắt tại trận.
Bà Giffords là dân biểu Dân Chủ mới được cử tri tiểu bang Arizona bầu vào Hạ Viện Liên Bang năm 2006, và đắc cử lại khít nút trong cuộc bầu cử giữa mùa tháng Mười Một vừa qua, hạ một đối thủ thuộc khuynh hướng bảo thủ được Phong Trào Tea Party ủng hộ. Tuy bà Giffords là thuộc đảng Dân Chủ, nhưng được coi như có huynh hướng trung dung. Bà chống lại việc ân xá toàn diện di dân ở lậu, một vấn đề hết sức nhạy cảm tại tiểu bang Arizona, nhưng cũng chống lại luật chống di dân rất khắt khe của Arizona do bà Thống đốc Cộng Hòa ban hành gần đây. Bà cũng chủ trương ủng hộ việc sở hữu súng, một quan điểm bắt buộc phải có trong cái xứ cao bồi miền Tây này. Quan trọng hơn là bà ủng hộ luật cải tổ y tế của TT Obama rất mạnh và bị nhóm Tea Party chỉ trích rất nặng khi còn tranh cử.
Hiện nay những chi tiết về hung thủ chưa rõ ràng vì anh ta không hợp tác với cảnh sát, không chịu khai gì. Chỉ biết anh là Jared Loughner, da trắng, mới 22 tuổi, có vẻ như tâm thần không ổn định, mới bị đuổi khỏi trường cộng đồng vì gây rối loạn.
Hành động quá khích này đã mau mắn bị cả thế giới lên án. Từ TT Obama đến các lãnh tụ lưỡng đảng, tất cả đều lên tiếng kết án mọi hành động bạo lực đều không thể chấp nhận được trong sinh hoạt chính trị Mỹ.
Phản ứng của mọi người không có gì đáng ngạc nhiên. Trong xã hội dân chủ, khác biệt chính kiến là nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị lành mạnh. Chỉ có trong các xứ độc tài, độc đoán, độc đảng, độc tôn thì mới có hiện tượng bịt miệng trói tay, hay thủ tiêu, ám sát những người khác biệt tư tưởng. Nước Mỹ được xây dựng trên nền tảng tôn trọng khác biệt chính kiến, một trời một vực với các nước XHCN, không bao giờ có chuyện đàn áp đối lập bằng bạo lực.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận văn hoá Mỹ cũng là một thứ văn hoá đặt nền tảng trên bạo lực, xuất phát từ cái máu “cao bồi”, một sống hai chết cần thiết cho nhu cầu sinh tồn trong thời khai quốc. Trong lịch sử chính trị Mỹ, chính khách bị mưu sát là chuyện xẩy ra thường xuyên, nhất là trong lịch sử cận đại. Hầu như không có tổng thống nào thoát được chuyện bị đe dọa hay bị ám sát. Từ TT Lincoln đến TT Kennedy, từ TT Ford đến TT Reagan. Ngay cả những chính khách lớn không phải là tổng thống cũng không thoát, như Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy, hay Mục Sư Martin Luther King, hay Thống Đốc Alabama George Wallace.
Điều đáng nói trong vụ ám sát này là phản ứng của truyền thông dòng chính của Mỹ. Ở đây, có hai vấn đề chính ta cần nhìn cho rõ.
Trước hết, cho đến nay, không có gì xác định đây là một vụ ám sát chính trị. Hung thủ hiện chưa chịu mở miệng nên cảnh sát cũng chưa biết ý đồ của anh ta là gì, tại sao có hành động này. Có thể như báo chí đăng tin, đây là một hành động chính trị, tức là anh này cố tình bắn chết bà dân biểu Dân Chủ cấp tiến này vì anh có khuynh hướng bảo thủ cực đoan, muốn thanh toán một kẻ thù chính trị. Nhưng cũng có thể anh ta ra tay chỉ vì là một người bất bình thường, hành động khi lên cơn điên. Hay cũng có thể anh có tư thù riêng rẽ gì đó mà chưa ai biết được đối với bà Giffords. Không ai biết sự thật. Còn trong vòng điều tra của FBI.
Nhưng truyền thông dòng chính dường như đã ào ạt kết luận đây là ám sát vì lý do chính trị, được thúc đẩy bởi không khí chính trị quá khích hiện nay trong chính trường Mỹ.
Từ đó dẫn ta đến vấn đề thứ hai, là việc truyền thông úp úp mở mở, đưa tin và bình luận có vẻ một chiều, đưa thiên hạ đến kết luận đây là hành động quá khích của một thành viên khối bảo thủ chống lại một chính khách cấp tiến.
Một ngày sau vụ tấn công, báo New York Times có hai bài bình luận lớn (Bloodshed Puts New Focus on Vitriol in Politics; A Turning Point in the Discourse, but in Which Direction"). Trên căn bản, những bài bình luận này hoàn toàn dựa trên việc nhìn nhận như đây là ám sát chính trị, không hề để cửa ngỏ cho giả thuyết hung thủ bị điên hay có tư thù gì hết. Dĩ nhiên là cả hai bài bình luận đều mạnh mẽ lên án mọi hình thức bạo động trong chính trị, cho dù đến từ phía tả hay phía hữu. Cả hai bài báo cũng cẩn thận đăng tin lãnh tụ lưỡng đảng, kể cả khối bảo thủ Cộng Hòa, đều lên án vụ ám sát. Nói cách khác, cả hai bài báo đều cố gắng minh định họ không có ý định kết án trực tiếp khối bảo thủ, đảng Cộng Hòa, hay ngay cả Phong Trào Tea Party. Nhưng không cần đọc kỹ, ẩn ý của các tác giả cũng khá rõ ràng.
Một nửa các bài bình luận nhắc nhở về thái độ cực đoan, quá khích của Phong Trào Tea Party, cũng không quên đá giò lái qua bà Sarah Palin, lãnh tụ tinh thần của Phong Trào, đồng thời nêu những vụ chống đối TT Obama như điển hình cho thái độ quá khích cực đoan của phe bảo thủ.
NYT nhắc lại chuyện trên website của bà Palin, có một danh sách đối tượng chính trị cần phải triệt hạ, tức là cần phải đánh bại trong kỳ bầu cử vừa qua, trong đó có bà Giffords. Hình của những nhân vật này bị đặt trong một cái khung giống như bia tập bắn. Theo báo NYT thì bà Giffords cũng là đối tượng của hàng loạt công kích của khối Tea Party vì lập trường ủng hộ cải tổ y tế của bà. Sau khi bà Giffords bỏ phiếu ủng hộ việc thông qua luật cải tổ y tế thì văn phòng của bà bị liệng đá bể kính.

Tuy NYT không dám xác quyết sự liên hệ trực tiếp của bà Palin hay Phong Trào, nhưng báo này hiển nhiên nhận định vụ ám sát là hệ quả tất yếu của không khí hung hãn mà khối bảo thủ đã khơi dậy đối với TT Obama nói riêng, và khối cấp tiến Dân Chủ nói chung.
NYT cũng ghi nhận Chủ Tịch đảng Cộng Hoà Michael Steele cho rằng bà Nancy Pelosi, khi bà còn làm Chủ Tịch Hạ Viện, phải bị đặt trước “firing line”. Ở đây, ẩn ý rất rõ ràng. Danh từ “firing” trong khuôn khổ bài nói chuyện của ông Steele mang ý nghĩa là cần phải sa thải. Nhưng danh từ này cũng có thể hiểu là bị bắn. Ai muốn hiểu sao thì hiểu, nhưng trong khung cảnh một bài viết về vụ ám sát, ý đồ của NYT không thể không rõ ràng hơn. Theo NYT, hiển nhiên là ông Chủ Tịch đảng Cộng Hoà phải chịu trách nhiệm gián tiếp vì đã khuyến khích người ta bắn đối thủ chính trị.
Hai bài bình luận này thật ra không thẳng thừng bằng bài của nhà báo cấp tiến cực đoan Paul Krugman, cũng trên NYT (Assassination Attempt In Arizona). Ông này còn công khai kêu gọi các lãnh tụ Cộng Hòa hãy lên tiếng chống lại những người có thái độ thù hằn quá khích (hate-mongers). Làm như thể các lãnh tụ Cộng Hòa là những đồng loã vẫn cổ võ cho bạo lực và chưa lên tiếng gì trong vụ ám sát này" Làm như thể thái độ thù hằn quá khích chỉ có trong phe bảo thủ, còn phe cấp tiến thì toàn là những người khoan thai, độ lượng, và ôn hòa"
NYT không phải là cơ quan ngôn luận duy nhất đưa lập luận ám chỉ phe bảo thủ chịu trách nhiệm trong vụ ám sát. Đài truyền hình CNN cũng tràn ngập những bình luận theo chiều hướng này. Báo New York Daily News còn trắng trợn hơn, xác định “máu bà Giffords đầy trên tay bà Palin”! Việc truyền thông dòng chính gán ghép hung thủ với phong trào bảo thủ cực đoan hình như không ăn khớp với các khám phá mới của cảnh sát, chẳng hạn như hung thủ thật ra có khuynh hướng thiên tả, mê đọc Tuyên Ngôn Cộng Sản của Karl Marx, như đài ABC đã loan tin.
Những lời kết án gián tiếp của truyền thông cấp tiến chẳng những hàm hồ mà cũng hiển nhiên có tính cách một chiều.
Không ai phủ nhận không khí quá khích trong chính trường Mỹ đã được phản ánh qua những phát ngôn hay hành động của một số thành viên Phong Trào Tea Party gần đây. Nhưng không khí hung hãn trong chính trường Mỹ không phải chỉ mới đến từ phía bảo thủ trong thời gian gần đây. Khó ai chối cãi được cựu TT Bush đã là một tổng thống bị đả kích nặng nề và hằn học nhất trong các tổng thống Mỹ. Báo chí Mỹ thường xuyên công khai sỉ vả ông là Hitler, khỉ đột, thằng ngu của làng,… Chưa có một chính khách, hay thành viên Tea Party, hay nhà báo bảo thủ nào dám nói về TT Obama như vậy. Nhà làm phim cấp tiến nổi tiếng với loại phim tài liệu bôi bác TT Bush, Michael Moore còn làm một phim giả tưởng trong đó TT Bush bị ám sát chết, được truyền thông ca ngợi nhiệt liệt.
Người ta cũng không quên hình ảnh hai thanh niên da đen mang gậy dài đi lảng vảng phòng đầu phiếu, đe dọa cử tri trong cuộc bầu tổng thống năm 2008. Hai tên này bị bắt mà được chính quyền Obama tha bổng. Nhà báo Krugman nghĩ gì về chuyện này" Sao không thấy ông kêu gọi TT Obama và các lãnh tụ Dân Chủ phải có thái độ rõ ràng chống các hành động có tính bạo động, khủng bố tinh thần cử tri kiểu này"
Truyền thông cấp tiến chỉ trích không khí hung hãn do Cộng Hoà mang lại, nhưng lại tế nhị không nhắc đến câu tuyên bố của chính TT Obama: “nếu họ - Cộng Hòa - mang dao đến thì ta sẽ mang súng lại” (If they bring a knife to the fight, we bring a gun). Đây có phải là kiểu phát biểu kích động bạo lực mà phe cấp tiến đang chỉ trích phe bảo thủ không"
Ngay trong trường hợp bà Giffords cũng vậy. Không chỉ có Phong Trào Tea Party hăm dọa bà, mà ngay cả trên mạng Daily Kos của phe cấp tiến cực đoan, bà cũng bị đe dọa “dead to me” sau khi bà không bỏ phiếu bầu bà Nancy Pelosi làm Chủ Tịch Hạ Viện. Sao không báo nào nói Daily Kos phải chịu trách nhiệm đã gián tiếp cổ võ việc ám sát bà Giffords"
Có điều đáng nói nữa là FBI đã nhanh chóng tuyên cáo hung thủ có thể sẽ bị quy tội “khủng bố” (terrorism). Chính quyền Obama rất mau mắn tố giác các thành phần Mỹ trắng cực đoan phiá hữu là khủng bố, ngay cả khi chưa có bằng chứng gì hết. Nhưng lại rất dè dặt đối với khủng bố Hồi giáo. Cách đây hơn một năm, khi anh sĩ quan quân y Hồi giáo hét “Alahu Akbar!” rồi quơ súng bắn chết hơn một tá quân nhân đồng ngũ thì không ai dám nói đó là khủng bố hết, mà mọi cơ quan ngôn luận vội vã lý luận anh này bị bệnh tâm thần. Bây giờ, chưa cần bằng chứng gì hết là truyền thông và ngay cả FBI đã nhanh nhẹn tuyên bố đây có thể là hành động khủng bố của cực hữu.
Đó là kết quả của chính sách “phải đạo chính trị” (political correctness) mới. Việc kết án này rất phù hợp với ý kiến trước đây của Bộ Trưởng Nội An Janet Napolitano khi bà tuyên bố đối tượng khủng bố của bà không phải là những tên Ả Rập Hồi Giáo quá khích, mà là những phần tử cực hữu, cựu quân nhân Mỹ trắng. Tố giác phe hữu, dù không bằng chứng, vẫn phải đạo chính trị hơn đụng chạm đến mấy ông Hồi giáo quá khích mà TT Obama vẫn cố gắng ve vãn từ lâu nay.
Dù sao thì vụ ám sát cũng mang đến chính trường Mỹ một yếu tố mới. Ngay sau khi vụ này xẩy ra, quốc hội Cộng Hòa phải hoãn lại cuộc tranh luận để biểu quyết thu hồi luật cải tổ y tế. Người ta cũng tiên đoán cuộc tranh cãi sẽ bớt xôi động phần nào khi phe Cộng Hòa bị bắt buộc phải hạ hỏa cuộc tấn công chống luật cải tổ y tế, trong khi phe Dân Chủ sẽ không bỏ lỡ cơ hội đưa hình ảnh bà Giffords là một người bị ám sát vì lý tưởng, hay ám chỉ bà là người đã hy sinh vì ủng hộ luật cải tổ y tế. Sẽ không phải chuyện lạ nếu phe Dân Chủ mai này sẽ hô hào bảo vệ luật cải tổ y tế để tưởng nhớ bà Giffords. (09-01-11)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.