Hôm nay,  

Sống Cho Mình Và Sống Cho Nhau

08/08/201000:00:00(Xem: 10182)

Sống Cho Mình và Sống Cho Nhau

Đoàn Thanh Liêm
(Riêng tặng các bạn thiện nguyện viên ở miền ven đô Saigon năm xưa.)
Vào năm 1937, nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa có cho xuất bản một cuốn sách nguyên tác tiếng Anh với nhan đề là “The Importance of Living “ (by Lin Yutang). Cuốn sách được nhiều người đánh giá cao và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản tiếng Việt do học giả Nguyễn Hiến Lê thực hiện bằng lối lược dịch, cũng đã ra mặt độc giả tại miền Nam Việt nam vào thập niên 1960, với nhan đề chỉ có hai chữ thật ngắn gọn là “Sống Đẹp.” Cuốn sách này trình bày chủ yếu về lối sống thanh thoát, nhàn nhã của người sĩ phu quân tử trong xã hội truyền thống ở Trung quốc. Dù đã ra mắt công chúng đến trên 70 năm nay, cuốn sách này vẫn còn giá trị lôi cuốn được nhiều người tại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại những nước văn minh vật chất quá phát triển, đến độ con người bị mê hoặc với những tham vọng và hưởng thụ cầu kỳ, phù phiếm quá đáng, mà quên đi cái lối sống nhẹ nhàng, đơn sơ và đạo hạnh nhân ái của người xưa.
Nhà văn họ Lâm có lối ví von thật dí dỏm ngộ nghĩnh, mà tôi cứ nhớ hoài. Đó là: “Thời gian hữu dụng bởi vì nó không phải dùng đến (Time is useful because it is not being used). Sự nhàn rỗi (leisure) cũng giống như khoảng không gian mà không bị chiếm cứ (unoccupied floor space) trong một căn phòng… Chính cái khoảng không gian trống không này mới làm cho căn phòng có thể ở được, cũng tựa như những giờ phút nhàn rỗi mới làm cho cuộc sống chúng ta có thể chịu đựng được (endurable)…” Người khôn ngoan thì không bao giờ lại bận rộn, và người quá bận rộn thì không thể là người khôn ngoan được (Those who are wise won’t be busy, and those who are too busy can’t be wise).
Nhưng bài viết này không nhằm giới thiệu về cuốn sách thời danh đó, quý bạn đọc có thể tìm lại cuốn sách này trong các thư viện, và nhất là trên internet một cách dễ dàng, mà lại có thêm được nhiều thông tin mới lạ, cập nhật liên quan đến đề tài rất là quan trọng này. Ở đây, tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn đọc một số suy nghĩ của bản thân mình thông qua những trải nghiệm đã trên 70 năm sinh sống trong một xã hội đày biến động với chiến tranh tàn khốc ở Việt nam, cũng như tại nước Mỹ với nhiều khủng hoảng, xáo trộn bất ổn hiện nay.
Như nhan đề đã có thể gợi ra cho người đọc, tôi xin bắt đầu nói về chuyện “Sống cho Mình”, tức là mỗi người phải lo cho bản thân của mình trước đã, rồi sau đó mới có thể lo lắng chăm sóc cho người khác được. Trong tiếng Pháp có câu nói rất gọn : “Chacun pour soi. Dieu pour tous”, tức là “Mỗi người phải lo chăm sóc cho chính bản thân mình. Chỉ có Chúa Trời thì mới có thể lo lắng cho tất cả mọi người mà thôi.”  Mỗi một con người đến tuổi trưởng thành, thì đều có một cuộc sống riêng tư, một cá tính, một thân phận, một định mệnh riêng biệt do chính mình chịu trách nhiệm làm chủ, chứ không thể nào mà cậy nhờ vào một ai khác, dù đó là người thân thiết nhất như cha mẹ, vợ chồng, hay anh chị em ruột thịt, để họ sống thay thế cho mình được.
Vào lứa tuổi đôi mươi, lúc còn là một sinh viên đại học ở Saigon, thì tôi rất tâm đắc với cái môn triết học hiện sinh (Existentialisme) do các triết gia Jean Paul Sartre, Albert Camus, Gabriel Marcel của Pháp rao giảng. Nó thật hấp dẫn lôi cuốn lớp trẻ chúng tôi với những quan niệm cởi mở, phóng khoáng đề cao sự tự do lựa chọn của mỗi cá nhân (liberte de choix). Tôi rất thích cái lối định nghĩa trong triết học hiện sinh : “ Cuộc sống là một dự phóng (un projet) của mỗi con người lăn xả vào trong cái không gian xã hội bao la, khoảng khoát đến vô biên đó…” Các triết gia này còn phân biệt rành rẽ  : “ hữu thể tự thân” (être-en-soi) thì khác với “hữu thể vị ngã” (être- pour- soi), rồi đến “hữu thể vị tha” (être-pour- autrui).


Nói chung, thì thời kỳ sau thế chiến thứ hai, trong thế hệ thanh niên sinh viên khắp nơi trên thế giới, đã có sự bùng nổ mạnh mẽ trong nhận thức về vị thế và vai trò của con người trong xã hội. Nhưng cũng có sự lạm dụng quá đáng về sự tự do vô giới hạn, đến nỗi nhiều người đâm ra sống buông thả, phóng túng, tự cho mình được quyền vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức luân lý thông thường. Mà họ cũng không có được cái ý thức trách nhiệm liên đới xã hội của tầng lớp thiểu số được ưu đãi đối với đa số lớp người bị ngược đãi, bị bóc lột, bị khinh miệt bỏ rơi. Tôi thật nhớ lời cảnh giác của linh mục Alexis Cras có tên Việt nam là Đỗ Minh Vọng, chuyên dậy môn triết học; ông nói thẳng thừng như đinh đóng cột rằng: “Jean-Paul Sartre là kẻ làm sa đọa giới thanh niên.” ( Sartre, le dépravateur de la jeunesse!)
Cũng vào thời gian đó, thì tôi lại được tiếp cận với một lô sách báo, tài liệu của Nhóm “Kinh tế và Nhân bản” (Economie et Humanisme) có trụ sở ở thành phố Lyon bên Pháp. Nhóm này chủ trương kêu gọi : “Phải thực hiện một sự phát triển toàn diện và điều hòa” (Developpement total et harmonise), chứ không chỉ có chăm lo xây dựng riêng về mặt vật chất kinh tế, mà sao lãng không chú trọng gì đến các khía cạnh văn hóa xã hội, và đạo đức tâm linh khác. Họ nêu khẩu hiệu: ”Phát triển toàn diện mỗi người và tất cả mọi người” (developpement de tout homme et de tous les hommes). Tôi thật say mê tâm đắc với cái chủ trương nhân bản và nhân ái này, mà tôi thấy nó cũng tương tự như lời giáo huấn của cha ông ta ngày xưa theo mẫu mực truyền thống của người trượng phu quân tử, vốn luôn đòi hỏi tầng lớp được ưu đãi hơn, thì phải ra sức hy sinh lo lắng chăm sóc cho bà con kém may mắn trong thôn xã của mình. Đó là trách nhiệm liên đới, gắn bó thân thương với nhau của mọi thành viên trong một cộng đồng xã hội. Nói cho ngắn gọn hơn, thì đó là cái lối “Sống cho Nhau”, mà nhân gian vẫn thường đề cao với cái chuyện “Ân Nghĩa ở Đời” vậy.
Đến năm 1960-61, tôi được đi du học tu nghiệp ở Mỹ, thì ngoài chuyện học tập về chuyên môn, tôi lại có dịp quan sát cái lề lối tổ chức sinh hoạt của xã hội tại hạ tầng cơ sở, nơi các thị trấn nhỏ xung quanh thủ đô Washington. Tôi đặc biệt cảm kích trước cái tinh thần hy sinh tự nguyện của người dân trong việc phục vụ công ích của tập thể cộng đồng, mà người Mỹ gọi là “Public Service”. Những điều tôi chứng kiến tại Mỹ hồi năm 1960-61 đó, thì y hệt như điều mà nhà xã hội học người Pháp là Alexis de Tocqueville đã mô tả thật chi tiết, rành mạch trong cuốn sách thời danh “De la Democratie en Amerique” (Nền Dân chủ tại nước Mỹ) xuất bản đã trên 100 năm trước tại nước Pháp, hồi cuối thập niên 1830. Nhờ đích thân được chứng kiến cái kinh nghiệm phát triển thực tế đó tại nước Mỹ, mà từ năm 1965, tôi đã cùng với một số bạn dấn thân hết mình vào công cuộc xây dựng xã hội với Chương trình Phát triển Cộng đồng tại các Quận 6,7 và 8 Saigon, như tôi đã có dịp trình bày chi tiết với quý bạn đọc trong mấy năm gần đây.
Thành ra, trong xã hội cổ truyền ở nước ta, cũng như trong xã hội Âu Mỹ hiện đại, tôi đều thấy là lúc nào và ở đâu, cũng đều có sẵn những người thật lòng hy sinh hết mình, để mà phục vụ cho tập thể cộng đồng, nơi bản thân và gia đình họ đang sinh sống. Chính vì có nhiều người biết “Sống cho Nhau” như thế đó, mà xã hội mới được an vui hạnh phúc nồng ấm, trong tinh thần tương thân tương trợ, bảo bọc lẫn cho nhau.
Và những điều tôi được học hỏi nơi trường ốc, sách vở, cũng như được chứng kiến trong thực tế ngoài xã hội như thế, nó đã giúp cho tôi luôn giữ được một thái độ lạc quan tin tưởng ở cuộc đời, cũng như ở sự lương hảo của con người, mặc cho những sóng gió đày đọa vì chiến tranh đẫm máu, vì hận thù bạo lực khắp nơi khắp chốn ngày nay vậy./
California, Tháng Tám 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.