Hôm nay,  

Hội-nghị ‘35 Năm Nhìn Lại’, Thêm Chi-tiết Về Hội-nghị “trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử”

25/03/201000:00:00(Xem: 7237)

Hội-Nghị ‘35 Năm Nhìn Lại’, Thêm Chi-Tiết Về Hội-Nghị “Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử”

Tâm Việt
Ban Tổ-chức Hội-nghị “35 năm nhìn lại: Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” đang ráo riết đúc kết chương-trình ngày 9 tháng 4 tới đây (ở Army-Navy Club DC) để kịp in ra nghị-trình và một số bài thuyết-trình chính trong ngày hôm đó, nhằm có sẵn cho những người đến dự. 
Vì tin về hội-nghị đã được tung ra khá rộng rãi nên sự hưởng-ứng của đồng-bào, nhất là các cựu-quân-nhân VNCH, đã tỏ ra khá phấn khởi.  Lạ hơn nữa là sự hưởng-ứng của một số người Mỹ cũng rất khích lệ: không cứ chỉ có các cựu-quân-nhân Mỹ đã chiến đấu ở VN chú ý đến hội-nghị, ngay cả một số người trẻ sinh sau năm 1973 (là năm Mỹ kết thúc việc tham chiến ở VN) cũng tò mò muốn biết về hội-nghị để có thể đến nghe và tìm hiểu về một chiến-tranh mà họ chỉ được nghe từ cha ông mà có thể có những “bài học” cho chiến-tranh chống khủng-bố ở Á-phú-hãn ngày hôm nay. 
Đã ghi danh về dự không chỉ có những người địa-phương mà đặc-biệt còn có cả những phái-đoàn cựu-quân-nhân VNCH từ các nước như Canada, Pháp, Bỉ v.v.  Phía Mỹ, người ta cũng chú ý thấy có sự tham-gia của giới đại-học (các giáo-sư về sử, về chiến-tranh VN) và của một số thành-phần trẻ bên cạnh các cựu-chiến-binh đã có kinh-nghiệm chiến-trường ở VN.
Có lẽ vì thế mà không-khí làm việc của ban tổ-chức, theo một nguồn tin thân cận, cũng tỏ ra rất nhộn nhịp, háo hức.  Đôi khi họp tới hai lần trong một tuần, ban tổ-chức còn có cả những buổi họp cá-nhân với một số chuyên-gia trong các ngành để đảm bảo là hội-nghị sẽ được các phương-tiện truyền-thông, không riêng gì của người Việt (như SBTN hay báo Người Việt, v.v.) hoặc những đài quốc-tế như BBC, VOA, RFA, RFI theo dõi mà còn cả các báo chí, truyền thanh, truyền hình phương Tây (đặc-biệt của Mỹ như C-Span, Washington Times, Washington Post).
Đặc-điểm 1: Việt-Mỹ cộng-tác
Tuy Ban Tổ-chức chủ-yếu là do một số nhân-vật và hội-đoàn trong vùng đứng ra đảm đương và mới đây lại có thêm sự tham-gia tích-cực của ông Đỗ Hồng Anh, Chủ-tịch Cộng-đồng VN vùng DC-MD-VA, song đặc-điểm của hội-nghị lần này là bên cạnh BTC cũng có một số bạn Mỹ vận-động song song để giúp cho hội-nghị được thực-sự cân bằng, có nghĩa là hội-nghị không chỉ đưa ra cái nhìn của một phía (VNCH hay Mỹ) mà sẽ đưa ra lối nhìn của cả hai phía để người nghe có thể so sánh mà tìm ra kết-luận chính-xác.  Lấy một tỷ-dụ: Nếu để trình bầy về trận An Lộc hay Quảng Trị, BTC đã mời được mấy sĩ-quan có đích-thân dự trận, cả trong vai trò chỉ huy, thì phía Mỹ cũng sẽ có thuyết-trình-viên hay tham-luận-viên có thẩm-quyền ủng-hộ hay bổ túc cho phần trình bầy của phía VN.  Như vậy, sự thật sẽ được làm sáng tỏ một cách công-khai và tránh được những cách nhìn chủ-quan hay một chiều.
Sự tham-gia về phía Mỹ có thể nói là khá uy-tín do các diễn-giả hầu hết là những người có thẩm-quyền, hoặc do kinh-nghiệm tham-chiến cá-nhân ở VN hoặc do họ là những học-giả đã nghiên cứu sâu sắc về các đề-tài liên-hệ.  Tỷ-dụ, nói về trận Quảng Trị từ quan-điểm người Mỹ sẽ là ông Dale Andrade, tác-giả cuốn Trial by Fire: On the 1972 Offensive.  Hay nói về trận An Lộc là Tiến-sĩ Randolph, tác-giả sách Powerful and Brutal Weapons in the 1972 Offensive.  Trong phần đúc kết hội-nghị mang tên, “Những bài học đã học được,” chúng ta có hai diễn-giả vững vàng, một là ông Rufus Phillips, tác-giả cuốn sách nổi tiếng mới ra cách đây không lâu, cuốn Why Vietnam Mattered.  Còn diễn-giả kia là Tiến-sĩ Steve Maxner, đương-kim giám-đốc Trung-tâm Việt-nam (Vietnam Center).  Như ta biết, Vietnam Center ở Texas Tech University, Lubbock, TX, là một trung-tâm nghiên cứu thượng thặng về VN nói chung và đặc-biệt về chiến-tranh VN, nói cách riêng, và hàng năm từ gần 20 năm nay, trung-tâm này đều có tổ-chức hội-nghị chuyên-đề về VN.  Đầu tháng 3, chính ông Maxner vừa tổ-chức xong một hội-nghị quốc-tế về “Những bài học chiến-tranh VN” áp-dụng vào chiến-trường Á-phú-hãn, do đó nên có thể nói không có ai nắm vững vấn-đề này hơn ông trong lúc này.
Đặc-điểm 2: Sự tham-gia của các quân-nhân người Mỹ gốc Việt


Một điểm nổi bật nữa là sự tham-gia và hiện diện trong hội-nghị của các quân-nhân người Mỹ gốc Việt, những người đang tiếp nối cuộc tranh đấu cho tự do, dân-chủ trên thế-giới, tiếp theo một truyền-thống hào hùng của cha anh ở VN.  Trong thời-gian qua, chúng ta đã được nghe thấy những tên tuổi như Jean Nguyễn, người nữ VN đầu tiên ra trường ở West Point (trường sĩ-quan lục-quân), Hoàng Trần (tốt nghiệp sĩ-quan không-quân ở Colorado Springs và là Rhodes Scholar được sang Anh du học), rồi hai chị em ra sĩ-quan Hải-quân ra cùng một năm từ Anapolis…  Gần đây hơn nữa là những tin tức như Elizabeth Phạm, thiếu-tá không-quân lái phản-lực F18 hiện đang phục vụ ở chiến-trường Á-phú-hãn, Đại-tá Lương Xuân Việt chỉ-huy Sư-đoàn 81 Dù, hay Trung-tá Hải-quân Lê Bá Hùng, chỉ-huy chiến-hạm hạch-nhân USS Lassen.
Trong một chuyến đi ra Cali mới đây để dự một bữa cơm gây quỹ học-bổng của Hội Quân-nhân Người Mỹ gốc Việt (VAAFA, Vietnamese American Armed Forces Association), một đại diện Ban Tổ-chức đã liên-lạc được với Trung-tá Hải-quân Christopher (Chinh) Phan, đương-kim chủ-tịch của hội này.  Ông đã tỏ ra rất niềm nở và hứa sẽ gửi hai người về dự cũng như sẽ khuyến-khích các thành-viên của Hội ở miền Đông đi dự để nói lên sự ủng-hộ việc tổ-chức hội-nghị này.  Ngo ài ra, ông cũng đã giúp chuyển lời mời đến mấy sĩ-quan như Đại-tá LX Việt và Trung-tá LB Hùng, v.v.
Đặc-điểm 3: Sự tham-gia của một người bạn lâu đời của Việt-nam
Diễn-giả chính tại buổi cơm trưa là ông John NegroPonte, một người bạn lâu đời của Việt-nam.  Ông là một nhà ngoại-giao kỳ cựu, có nhiều liên-hệ với VN qua thời-gian.  Sau khi đã từng làm Đại-sứ của Hoa-kỳ tại nhiều nước trên thế-giới, ông được cử giữ nhiều chức-vụ quan-trọng dưới thời chính-quyền Bush 2 như Đại-sứ tại Liên-hiệp-quốc, Iraq và trở thành nhân-vật số 2 ở Bộ Ngoại-giao cùng thời với bà Ngoại-trưởng Condelezza Rice.  Gần đây nhất, ông giữ chức Tổng-giám-đốc Tình-báo Quốc-gia.  Thời chiến-tranh VN, ông đã phục-vụ tại miền Nam và có rất nhiều cảm-tình với dân-tộc Việt-nam, do đó ông đã vui lòng nhận làm diễn-giả chính (“keynote speaker”) tại hội-nghị vào cơm trưa hôm đó.
Hai hội-nghị không liên-quan với nhau
Mới đây, do một bài phỏng vấn có đăng trên tờ Người Việt ở Cali, vì người được phỏng vấn có liên-hệ hai hội-nghị, một ở miền Đông và một ở miền Tây, với nhau làm cho nhiều người hiểu lầm đây là một sinh-hoạt chung.  Sự thực thì hai hội-nghị này, hội-nghị “35 năm nhìn lại” hôm 9 tháng 4 tới đây ở DC (Army-Navy Club) và hội-nghị tổ-chức vào ngày 28 tháng 4 ở Westminster Rose Center Theater (“The Century-old Vietnam War Puzzle: What Are the Missing Pieces”), khác hẳn nhau.  Dù như có hai diễn-giả người Mỹ (Tiến-sĩ Mark Moyar và ký-giả Sol W. Sanders) có tham-dự cả hai hội-nghị, họ đã được mời là do bởi sự hiểu biết và nghiên cứu của họ về Việt-nam. 
Hội-nghị ở miền Tây là do Hội Ái-hữu Người Việt Quốc-gia Hải-ngoại đứng ra tổ-chức.  Tuy trong chương-trình của hội-nghị này có một bài thuyết-trình về Quân-lực VNCH (“Republic of Vietnam’s Armed Forces”) song ba bài thuyết-trình còn lại đều đề cập đến nhiều vấn-đề khác.  Hội-nghị bên miền Đông do một số tổ-chức, thân-hữu có thiện-chí, cùng với sự hợp tác của Cộng-đồng VN vùng DC-MD-VA, cũng như sự đóng góp tự-nguyện của một số người Mỹ bạn của Việt-nam, khác ở chỗ có nội-dung hết sức rõ rệt: “35 năm nhìn lại: Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử,” đồng-thời còn nhằm mục-đích nói lên vai trò đích-thực của Quân-lực VNCH trong trận chiến-tranh và rút tỉa những bài học cho ngày hôm nay.
Nếu hội-nghị ở Westminster là một hội-nghị giới-hạn, khoảng 3 tiếng đồng-hồ với bốn diễn-giả người Mỹ), thì hội-nghị ở miền Đông là nguyên ngày (hơn 8 tiếng), tiếp nối bằng một dạ-tiệc ở Thần Tài tối hôm đó (giá vé $35, có hai ca-sĩ từ xa về, Thiên Kim và Lâm Nhật Tiến) và, quan trọng hơn cả, đây là một hội-nghị do người Việt, nhất là các cựu-quân-nhân, đóng vai nhân-chứng chính với sự tiếp tay của các học-giả Hoa-kỳ.  Tóm lại, quan-niệm, cấu-trúc và nội-dung, hai hội-nghị khác nhau trong hơn một nghĩa.
Để có thêm tin tức chính-xác và đầy đủ, xin liên-lạc với Ban Tổ Chức Hội-nghị ngày 9 tháng 4 ở hai số ĐT: (703) 475-6186 hoặc (703) 971-9178.  Cũng có thể viết điện-thư ở địa-chỉ ddoan7819@cox.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam càng khoe có Tự do Báo chí thì người làm báo càng bị nhốt chặt vào Cũi sắt để phải làm theo những điều nhà nước muốn
Đổi đời! Hai tiếng ngắn ngủi nhưng hàm chứa bao nhiêu là sự kiện, ý nghĩa quan trọng đến mấy chục triệu nếp sống của dân chúng miền Nam
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.