Hôm nay,  

Dòng Nhạc Đa Diện Của Nhạc Sĩ Anh Bằng

04/09/200900:00:00(Xem: 7896)

Dòng Nhạc Đa Diện Của Nhạc Sĩ Anh Bằng

Nhạc sĩ Anh Bằng.


•Tạp ghi của Lê Ngọc Châu


(Munich, Đức Quốc)
Thành thật mà nói, tôi ít nghe đến tên tuổi của các nhạc sĩ nổi danh của miền Nam Việt Nam (NVN) nếu ngược dòng thời gian, ôn lại quá khứ. Vào thập niên 60 tôi mới chỉ là một cậu học trò trung học, lại sinh sống tại một tỉnh lỵ của miền Trung khô cằn sỏi đá nên thiếu cái may mắn của người Sài Thành để nghe biết nhiều đến các ca nhạc sĩ thời bấy giờ, có chăng chỉ thỉnh thoảng xem thấy trên Ti-Vi hay nghe qua Radio thì được nghe giới thiệu đến tên tuổi của ca nhạc sĩ. Mãi đến gần cuối thập niên 60 cá nhân tôi mới nghe nói về ca nhạc sĩ nhiều hơn, trong đó phải kể đến những nhạc sĩ tâm lý chiến của NVN qua những bài hát động viên tinh thần yêu nước, vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) như quý nhạc sĩ Anh Bằng, Lam Phương, Trúc Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Trầm Tử Thiêng, Nguyễn văn Đông, Lê Dinh, Minh Kỳ, Hoài Linh  ..v..v…. Hầu hết những nhạc sĩ kê trên lần lượt cho ra đời những sáng tác chống lại các bản nhạc mang tính chất ru ngủ, đánh phá chế độ VNCH do các tên văn công, văn nô nằm vùng ấn hành mà sau 30-04-1975, khi căn nhà NVN “bị cháy, bị nhuộm đỏ” thì chúng mới bị lòi mặt chuột ra, những kẻ mà theo tôi nếu chúng ta là người Việt tị nạn chân chính không buồn nhắc đến chứ đừng nói chi chuyện bày đặt tổ chức kỷ niệm đám “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” này, đó là chưa nói đến chuyện vc và tay sai nhớ ơn chúng (một thành phần tuy sống ở  miền Nam VN nhưng chỉ tìm cách phá nát ngôi nhà chúng núp bóng,  đâu đóng góp gì cho chế độ VNCH!) cũng đã đủ rồi thì đâu cần ai khác ở hải ngoại nói riêng làm thêm chi cho mệt nếu thật sự có tinh thần quốc gia!
Tết Mậu Thân 1968, cách đây đúng 40 năm khi còn ở Việt Nam, tôi tình cờ nghe được qua đài phát thanh, truyền hình một bài hát mà thời đó được rất nhiều khán thính giả ưa thích, đó là bài “Đêm Nguyện Cầu”, với những lời lẽ phản ảnh thảm cảnh đau thương trên quê hương VN, hay đúng hơn tại xứ thần kinh Huế:
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên …
để rồi khẩn thiết cầu xin đấng tối cao hãy thương xót quê hương VN:
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình"
Tác giả bài “Đêm Nguyện Cầu” là Lê Minh Bằng, một cái tên xa lạ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường âm nhạc ở miền Nam Việt Nam. Về sau, khi vào Sài Gòn ghé nhà sách Khai Trí tìm mua bản nhạc này trước khi đi xa tôi mới khám phá thêm lời giới thiệu sau đề tựa:
“Kính dâng tổ quốc mến yêu.
Chân thành ghi ơn những người đã và đang chiến đấu cho hòa bình Việt Nam.
Lê Minh Bằng, Quốc khánh 1966”
Tôi đã ghi nhận tên Lê Minh Bằng (LMB) trong trí óc mình và chẳng biết LMB là ai. Sau này mới hiểu LMB là tên của ba nhạc sĩ thành danh ghép lại, Lê từ Lê Dinh, chữ lót Minh từ Minh Kỳ và Bằng từ tên của nhạc sĩ Anh Bằng.
May mắn được chính phủ VNCH cho xuất dương du học nên từ phương trời xa tôi không còn dịp nghe hay xem truyền hình để biết thêm về giới ca nhạc sĩ NVN. Tuy nhiên bắt đầu từ vài năm nay, tình cờ vướng vào “nghiệp văn nghệ văn gừng nhưng rất tài tử” nên tôi tìm hiểu, mới khám phá được thêm cái hay, sự thâm thúy của thơ nhạc nói riêng, nhất là kể từ khi “tự học mò làm Slide Show”, được nhạc sĩ Phạm anh Dũng dịch ra và đặt tên là “Linh Ảnh Nhạc”.
Dần dà tôi biết về nhạc sĩ Anh Bằng (ns AB) nhiều hơn nữa sau khi hai người bạn thân khác phái của tôi vốn có nghệ sĩ tính đầy mình, một đàn em ở Mỹ và một ở Bắc Âu viết điện thư đùa là chắc tôi “mắc nợ” từ kiếp trước nên mới thực hiện Slide Show (pps) và còn nghịch nói “anh sẽ còn nợ dài dài …. chưa hết đâu”. Có lần người bạn ở Bắc Âu hỏi có biết bài “Anh Còn Nợ Em” không, của nhạc sĩ Anh Bằng đó. Tôi đã nghe bài này trong vài sinh hoạt cộng đồng tại địa phương, nhận thấy hay  nhưng nào có biết là của ns AB. Thế rồi tôi lên In-tờ-Nét tìm “Anh Còn Nợ Em”  và làm cho người bạn nữ này một pps (Power Point with Sound), đặc biệt với bản nhạc này và cô ta rất thích. Mà không thích sao được khi người phụ nữ nghe những lời thơ rất trữ tình của thi sĩ Phan Thành Tài, được ns Anh Bằng phổ nhạc thật nhẹ nhàng, lôi cuốn sau đây:
Anh còn nợ  em, dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ, con sông êm đềm
Anh còn nợ  em, chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm, trời mờ mưa đêm
Anh còn nợ  em, nụ hôn vội vàng
nụ  hôn vội vàng, nắng chói qua song
Anh còn nợ  em, con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ  em …
Chắc chắn nhiều cặp tình nhân thích bài hát này! Chàng trai nào lại khờ dại đến độ từ chối nếu mà người yêu thầm thì bên tai: Anh còn nợ  em, nụ hôn vội vàng,  nụ hôn vội vàng, nắng chói qua song, Anh còn nợ  em, con tim bối rối, Con tim bối rối, Anh còn nợ  em”.  Nợ kiểu này được lồng vào với âm điệu yêu thương qua dòng nhạc của Anh Bằng, nhất là khi một mình ngồi nghe nữ danh ca Thiên Kim hát để rồi tưởng tượng ….này kia thì quá tuyệt!
Gần đây, cũng người bạn ở Bắc Âu, thường thích nghe nhạc hỏi tôi có biết, đã nghe sáng tác mới của Anh Bằng chưa, hình như bản nhạc mang tên “Anh Còn Yêu Em” khi Anh Bằng đã ngoài 80, hay và tình lắm. Tôi trả lời chưa, rồi đi dạo trên In-tờ-Nét nhưng không tìm ra. Bây giờ mới biết và phải khâm phục ns Anh Bằng sao mà chứa đựng “tình yêu” trong người nhiều thế:
Anh còn yêu em, Nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm,
Anh còn yêu em, như rừng lửa cháy,
anh còn yêu em, như ngày xưa ấy,
Anh còn yêu em, Lồng tim rạn vỡ,
anh còn yêu em, bờ vai mười sáu…
Trời ơi, có tuổi mà tình yêu còn mãnh liệt như vị thành niên thì làm sao giới thanh niên thiếu nữ hay nói chung mọi giới tuổi không thích sao được. Qua lời nhạc, tôi thầm nghĩ chẳng biết mình có được như vậy khi về già".
Còn nhiều bản nhạc tình khác nhưng xin tạm gác lại, giờ cho tôi đề cập đến “quê  hương”.
Tuy tôi chỉ trải qua thời trung học ở Việt Nam nhưng vốn là dân miền Trung, được sinh ra và lớn lên trong thời chiến nên ít nhiều cũng đã chính mắt nhìn thấy hoàn cảnh của những người lính VNCH thời đó, điển hình qua anh em bà con tôi nên rất có cảm tình với những ca nhạc sĩ sáng tác hay chuyển đạt những lời hát, dòng nhạc viết tặng, nghĩ đến những chiến sĩ đang ngày đêm nơi ven rừng góc biển lo gìn giữ an ninh cho hậu phương chúng ta được có những ngày sống tương đối thanh bình dù việt cộng và tay sai nằm vùng lúc đó luôn tìm cách gây khủng bố. Vì thế tôi cũng đã biết đến “Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương hay “Anh Về Thủ Đô, Tôi Nhớ Tên Anh “ …., nói lên những chuyện tình, tinh thần biết ơn giữa anh em quân nhân đang dầm mưa dãi nắng ở tiền tuyến và những người tình, người thân của lính tại hậu phương ...
Và vào lúc cuộc chiến đang lên cao, nhạc sĩ Anh Bằng cũng  đã cho ra đời nhiều ca khúc viết về  lính nên ns Anh Bằng đã được thính giả NVN thời đó yêu mến, đón nhận như:  ”Nửa Đêm Biên Giới” với thể điệu Bolero:

Mẹ ơi . . . quê hương lầm than
Làm trai... hai vai nợ mang
Ngồi đây trong sương khuya trắng trên đầu non
Con... biết quê xa mẹ mong chờ
Tin chiến không còn
Thời gian . . . không phai lòng son
Trường Sơn . . . không ngăn tình con
Ngày nao con ra đi nhớ câu mẹ khuyên
Yêu . . . nước như yêu mẹ hãy còn
Giữ trong linh hồn
 hoặc “ Căn Nhà Ngoại Ô” rất thơ mộng, đã đưa nữ ca sĩ  Kim Loan lên đài danh vọng:
Tôi ở ngoại ô, một căn nhà tranh có hoa thơm trái hiền
Cận kề lối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn
Hai đứa chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau
Nhưng đêm thức giấc ngỡ ngàng
Nghe lòng thương nhớ biết rằng mình yêu …
và để rồi, khi biết mình trót lỡ yêu thầm nhớ trộm thì lại phải chia tay nhau vì hoàn cảnh. Bối cảnh này được phác hoạ tuy đơn sơ nhưng rất khéo léo, sâu sắc, hàm chứa nồng nàn tình yêu cũng như lồng vào bài hát tinh thần yêu nước của người trai thời chiến nên chiếm được sự ái mộ của thính giả:
Khi hiểu được nhau, thời gian gần gũi đã trôi qua mất rồi
Nào còn những lúc, hái hoa vườn trăng suốt đêm vang tiếng cười
Tôi bước theo tiếng gọi của người trai, tha thiết với tương lai
Tôi xa anh sáng phố phường,  xa người em nhỏ lên đường tòng chinh
DK:
Là chinh nhân tôi bạn với sông hồ
Tình yêu em tôi nguyện mãi tôn thờ
Và yêu không bến bờ  …
Sau đó, tôi cũng đã được nghe bản nhạc khác mang tên “Nếu vắng Anh” do ns Anh Bằng sáng tác, phổ nhạc bài thơ “Cần Thiết” của thi sĩ Nguyên Sa. Bài hát này được giới trẻ rất yêu thích vì nội dung có những câu thơ rất lãng mạn, phản ảnh rõ nét tuổi mơ mộng thời còn cấp sách đến trường, đại học hay cảnh đưa người yêu đi dạo như:
Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió,
Nếu vắng anh ai đợi chờ  em khi sương mờ nẻo phố, 


Nếu vắng anh ai đón em khi tan trường về,
kề bóng em ven sông chiều chiều, gọi tên người yêu …
Cũng Tết Mậu Thân 1968, dù lúc bấy giờ tôi đang theo học lớp cuối cùng bậc trung học, dù chưa trưởng thành nhưng đã nhìn thấy thảm cảnh do Việt cộng gây ra tại tỉnh lỵ tôi ở và kinh hoàng hơn khi biết được những hình ảnh dã man do vc và tay sai tạo ra trong ngày Tết Mậu Thân và sau đó tại nhiều nơi của miền NVN và nhất là tại cố đô Huế mà trong số nạn nhân có thân nhân tôi. Tôi kinh hoàng để rồi dễ thông cảm hơn qua “Chuyện Một Đêm” của ns Anh Bằng, do một nhân chứng sống sáng tác trong dịp Tết Mậu Thân:
 Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào …
Tôi không hiểu những kẻ một thời thiên tả, làm tay sai cho vc và những kẻ bây giờ vẫn mù quáng chạy theo csBV có còn chút tình cảm để xót xa khi nghe, đọc qua những dòng nhạc sau đây:
Ai, ai giết con tôi"
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình"
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau …
(Chuyện Một Đêm của ns Anh Bằng)
Nhạc sĩ Anh Bằng, người lính tâm lý chiến VNCH  đã sáng tác nhiều bản nhạc diễn tả tâm trạng của những ai từng phục vụ quê hương, đất nước trong thời chiến chinh như: Gót Chinh Nhân, Nỗi Lòng Người Đi, Lạy Mẹ Con Đi, Nửa Đêm Biên Giới, Sài Gòn Thứ Bảy …
Chưa hết, vì yêu quê hương nên sau khi sang định cư tại Mỹ và có lẽ không cầm lòng được khi nhìn thấy những thảm trạng xảy ra tại quê nhà sau 30-04-1975 nên ns Anh Bằng đã đóng góp với phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ với bản nhạc “Nổi Lửa Đấu Tranh”, rất hùng:
Đốt đuốc lên ! Ta đốt đuốc lên !
Cho tình anh em Việt Nam đoàn kết
Thắp nến lên ! Ta thắp nến lên !
Xua ngàn tối tăm ra ngoài trái tim cùng một lời nguyền

Đốt đuốc lên ! Ta đốt đuốc lên !
Cho cờ vàng lên rực cao Tổ quốc
Thắp nến lên ! Ta thắp nến lên
Cho màu sáng thơm da vàng Việt Nam
Bàn tay anh, bàn tay em, bàn tay treo nắng trên đường phố
Bàn chân anh, bàn chân em, bàn chân ngăn bão táp phong ba
Cờ trong tay, đèn trong tay, lòng hăng say tiến lên ngày mới
Nối dây ân tình, nối lửa đấu tranh, nối lửa đấu tranh...
Như tôi đã đề cập ở trên, có thể nói nhạc sĩ Anh Bằng là một nhạc sĩ tiên phong trên lãnh vực phổ thơ thành nhạc. Sau này ở hải ngoại cũng có nhiều người đi theo chiều hướng này như nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, nữ thi sĩ kiêm nhạc sĩ Miên Du Đà Lạt, Hà Lan Phương … Nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ nhạc rất nhiều bài thơ mà kể từ khi học, biết làm pps và phải vào In-tờ-Nét tìm nhạc tôi mới khám phá ra như: Ai Bảo Em Là Giai Nhân (thơ Lưu Trọng Lư), Chuyện Giàn Thiên Lý (thơ Yên Thao), Chuyện Hoa Sim (thơ Hữu Loan), Cô Bé Môi Hồng (thơ Như Mai), Kỳ Diệu (thơ Nguyên Sa), Niềm Tin (thơ Nhất Tuấn) hay Trúc Đào (thơ Nguyễn Tất Nhiên) …
Tình cờ tìm được bài “Bướm Trắng”, lời thơ của Nguyễn Bính mà tôi từng nghe qua khi còn học bậc trung học nên tôi lại xí xọn tìm hình ảnh ghép lại làm thành pps bản nhạc tình này, do Anh Bằng phổ nhạc (hy vọng sẽ được phổ biến trên 1 hay 2 websites và khi đó sẽ giới thiệu Link để đồng hương xem/nghe sau). Thực hiện pps xong tôi gởi mời anh Việt Hải mà tôi mới quen gần đây, một nhà văn có bí danh là Việt Hải Los Angeles (VHLA) xem cho vui thì anh VHLA viết điện thư qua nói tôi cố gắng viết bài đóng góp nhân Lễ Mừng Thượng Thọ của nhạc sĩ Anh Bằng, tuổi đáng bậc chú tôi mà rất tiếc vì không gian và thời gian chưa cho phép nên tôi chưa có hân hạnh một lần hội kiến và đây cũng là nguyên nhân bài tạp ghi tài tử này được thành hình.
Thi sĩ Nguyễn Bính và nhạc sĩ Anh Bằng đã cho thính giả thưởng thức “Bướm Trắng”, một bản nhạc rất trữ tình, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc qua lời thơ, điệu nhạc:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn,
Hai người sống giữa cô đơn, Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mồng tơi, thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng, có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi! Bướm hãy vào đây, cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi
Tại sao không thấy nàng cười (") …
Phải công nhận, Anh Bằng là một nhạc sĩ đa tài. Không những chỉ giỏi nhạc mà Anh Bằng còn là một thi sĩ dựa theo những dòng nhạc ông đã sáng tác. Có lẽ vì trong người ẩn chứa một tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn tính nên ông ta đã cho ra đời nhiều bản nhạc tình nổi tiếng, chẳng hạn như: Anh Cứ Hẹn, Anh Không Lại, Chuyện Tình Người Con Gái Ao Sen, Cõi Buồn, Hồi Chuông Xóm Đạo, Nước Mắt Một Linh Hồn, Sầu Lẻ Bóng, Qua Ngõ Nhà Em ….
Ngoài loại nhạc viết về lính vì nhạc sĩ Anh Bằng vốn là người trong cuộc, bên cạnh nhạc tình, những bản nhạc gợi nhớ quá khứ hay phác hoạ hình ảnh quê hương, chúng ta nhận thấy thêm một điều nữa là nhạc của Anh Bằng còn phản ảnh đời sống xã hội, với nhiều bất hạnh. Bản nhạc “Nó” mà tôi được biết vào thập niên 70 khi đang sống xa nhà đã làm cho tôi khựng lại, buồn nhiều cho đất nước mình sao lắm lầm than mà nguyên nhân theo tôi những ai dù lý do này hay lý do khác cho đến nay cũng chưa muốn hiểu nên biết là do cộng sản Bắc Việt (csBV) gây ra, bởi lẽ rất giản dị nếu csBV đừng có tham vọng thôn tính, nhuộm đỏ NVN và nếu mà nhà ai nấy ở thì làm gì có thảm cảnh chiến tranh(") :
Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ
Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo
Ngày nó sống kiếp lang thang
Ngẩn ngơ như chim xa đàn, nghĩ mình tủi thân muôn vàn
Mẹ nó qua đời nên đời nó khổ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ
Hỏi ai ai cho nương nhờ, chuỗi ngày tăm tối bơ vơ  
Đêm đêm nó ngủ một manh chiếu rách co ro
Một thân côi cút không nhà ...
 Nói đến chuyện gợi nhớ về quá khứ làm tôi nhớ đến một chuyện nhỏ khác. Có lần tôi viết bài tạp ghi mang tên ”Mùa Hè Trong Thi Ca Tuổi Học Trò” mà tôi đã dựa theo Net đề trích từ  “Hoa Học Trò” của Trần Thiện Thanh và Hoàng Lan (TTT & HL). Gởi cho bạn tôi là nhạc sĩ Phạm Anh Dũng (PaD) xem giải trí thì PaD cho biết 100% bài thơ đó không phải của TTT & HL. Về sau mới rõ  “Hoa Học Trò” do thi sĩ Nhất Tuấn sáng tác và nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc đặt tên là  “Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không”. Qua đó tôi mới biết thêm về người nhạc sĩ này và hiểu tại sao giới trẻ thích nhạc của ông. Ai lại chẳng một thời không ngồi mài đít ghế nhà trường và thế nào cũng có vài kỷ niệm lúc thời còn đi học nên đón nhận dòng nhạc chất chứa nhiều kỷ niệm, đẹp như một bức tranh vẽ rất nhanh:
Bây giờ còn nhớ hay không"
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
Ngây thơ em rủ anh ra
bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung
Bây giờ còn nhớ hay không"
Bây giờ còn nhớ hay không" …
(Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không của Anh Bằng)
Nhiều văn sĩ tên tuổi đã viết về nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi nói riêng cảm phục nhạc sĩ Anh Bằng nhờ qua Internet khi tìm nhạc của ông để thực hiện pps. Từ đó mới biết thêm về người nhạc sĩ đa tài này. Tình cờ anh VHLA lại nói tôi hãy cố gắng viết bài đóng góp với Văn Đàn Đồng Tâm trong dịp ra mắt sách „Chủ Đề Anh Bằng“ nên tôi, một người tuy ít am hiểu về nhạc nhưng cũng đã mạo muội viết bài tạp ghi này giới thiệu nhạc sĩ Anh Bằng. Vì thế chắc chắc không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý bậc trưởng thượng trong giới văn nghệ sĩ hoan hỉ cho.
Tóm lại, trong khoảng thời gian tương đối thanh bình vào cuối thập niên năm mươi và đầu thập niên sáu mươi, gần như dân chúng ở miền Nam Việt Nam đều quen thuộc với những nỗi đau trong dòng nhạc của Anh Bằng, với những ca khúc mang những vết thương rỉ máu và có lẽ nỗi đau ảnh hưởng khá nhiều đến tác giả, khiến ông chuyển hướng, giới hạn sáng tác nhạc tình của mình để  trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp khả năng của ông qua những ca khúc ca ngợi cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ mà tôi đã đề cập ở trên. Đây mới là điểm son của nhạc sĩ Anh Bằng hay của những đồng nghiệp của ông như quý nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Trúc Phương … khác xa so với những tên nhạc sĩ phản chiến, trốn trách nhiệm. Qua đó, nhạc sĩ Anh Bằng xứng đáng để cho chúng ta vinh danh, theo tôi!
Còn rất nhiều bản nhạc thật hay và trữ tình của nhạc sĩ Anh Bằng nhưng tôi không thể trích dẫn hết được. Và trước khi kết thúc bài tạp ghi này tôi mạn phép giới thiệu một khía cạnh khác của nhạc sĩ Anh Bằng để thấy rằng ông ta không những là một nhà làm nhạc giỏi, một thi sĩ đầy lãng mạn tính mà còn là người đong đầy tình cảm. Dù mất mẹ khi còn quá trẻ nhưng Anh Bằng hầu như không quên hình ảnh người Mẹ, được thể hiện rõ nét qua bài hát „Khóc Mẹ Đêm Mưa“:
Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn
Bắt cha đi mẹ khóc suốt đêm buồn
Ôi thương mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tưởi chết trong mưa...
•Lê Ngọc Châu
(Munich_Đức, 30-12-2008)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.