Hôm nay,  

Tìm Lại Ánh Sao

12/20/200800:00:00(View: 9572)

TÌM LẠI ÁNH SAO

Xuân Đỗ
Hỡi Bết-lê-hem, đất Giu-đa!
Thật ngươi chẳng phải kém gì
Các thành lớn của xứ Giu-đa đâu,
Vì từ ngươi sẽ ra một tướng
Là Đấng chăn dân Y-sơ-ra-ên, tức dân ta.
Ma-thi-ơ 2:6
Thành Bết-lê-hem đất Giu-đa tuy là thành nhỏ nhưng đã sanh ra một Đấng thánh lớn. Hài nhi trong máng cỏ tuy bé bỏng nhưng tự thân  là Đấng chăn chiên cho muôn dân. Đã hơn hai ngàn năm, nhân loại vẫn cầu tìm Ngài như các thầy bác sĩ đông phương năm xưa đi tìm một ánh sao. Cuộc hành trình của ba nhà thông thái trẩy hàng ngàn dặm trên lưng lạc đà, vượt qua sa mạc, bình nguyên, núi cao, vực sâu, trong bão cát, trong giá lạnh, trong đêm tối, trong hiểm nguy luôn chực chờ trên mỗi chặng đường, mỗi điểm dừng chân. Dù vậy họ vẫn đi trong niềm tin và hi vọng. Trước mặt họ luôn có một ánh sao dẫn đường, một ngôi sao họ đã thấy và tin là Đấng Thánh, nên bằng mọi giá họ tìm đến đặng thờ lạy Ngài và dâng cho Ngài những lễ vật quí đã cất công mang theo từ lúc ra đi.Vừa đến thành mới kịp hỏi, “Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu"” thì “kìa, ngôi sao mà họ đã thấy bên đông-phương, đi trước mặt cho đến chừng ngay chỗ con trẻ ở mới dừng lại” (Ma-thi-ơ 2: 2,9). Họ đã thỏa lòng vì được gặp Đấng chăn chiên rồi được mách bảo đi ngả an toàn trở về xứ mình.
Câu chuyện Giáng sinh ghi trong Thánh kinh trải qua mấy ngàn năm vẫn còn như đậm nét trong tâm trí người đọc qua các thế đại. Hình ảnh của ánh sao thành Bết-lê-hem, của hài nhi nằm trong máng cỏ giữa đêm đông lạnh lẽo, của ba vị bác sĩ quì bên thờ lạy, của Ma-ri, Giô-sép cha mẹ phần đời của con trẻ, bừng lên sự vinh hiển chói lòa tỏa sáng từ các thiên sứ với sứ điệp muôn đời ‘Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!’đem lại sự vui mừng khôn tả khiến các trẻ mục đồng bương bả qua các thung sâu, bản làng khắp lối rao báo tin lành về sự giáng sanh của Chúa Cứu Thế.


Rồi cứ hàng năm, vào tiết lập đông, thiên hạ lại đổ xô đi tìm ánh sao. Ánh sao vẫn còn đó, ánh lửa bập bùng bên máng cỏ có Chúa Hài Đồng như vẫn quanh đây, nhưng có người tìm thấy, có người  chưa thấy, có kẻ vẫn đang đi nhưng chưa đến, có kẻ đã đến lại bỏ đi, có kẻ đã đi lại quay lại, thậm chí nhiều kẻ mầy mò trong đêm tối trải qua bao năm tháng cuộc đời nhưng ánh sáng vẫn chỉ là đốm lửa nhỏ, chưa một lần tìm được ánh sao.  Thật sự giữa ánh sáng và bóng đêm, giữa sự sáng và sự tối, giữa vinh hiển của Chúa và quyền lực của tối tăm, tìm ra một lối thoát cho mình giữa dòng đời ngang trái, giữa cảnh đời bon chen để phục hồi mối thâm giao giữa Chúa và người không phải là chuyện dễ dàng cho mỗi người trong kiếp nhân sinh.
Chính vậy mà trong mùa Giáng sinh, các hội thánh Chúa khắp vùng khắp nẻo trong nước cũng như hải ngoại vui mừng kỷ niệm sự kiện ra đời của Đấng thánh yêu thương cần được hiểu như tìm về một ân phước cứu rỗi chứ không hẳn chỉ là  những hồ hởi tạm thời cho một lễ hội chóng qua. Từ đó ánh sáng Phúc âm cùng sứ điệp Ba Thiên Sứ cần được quảng bá rộng rãi ‘làm chứng cho muôn dân’ để Lời Chúa trở thành ngọn đèn thuộc linh dẫn đưa những linh hồn đang lạc mất tìm lại được ánh sao cùng thắp sáng niềm tin cho nhiều mảnh đời, nhiều số phận đang muốn quay về đầu phục Chúa Cứu Thế.
Xuân Đỗ
(Christmas ’08) 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.