Hôm nay,  

Việt Nam: Anh Mù Dắt Chị Thông Manh..

19/10/200700:00:00(Xem: 7209)

Việt Nam: Anh Mù Dắt Chị Thông Manh- Cán Bộ Tố Đảng Nói Một Đàng, Làm Một Nẻo

Hoa Thịnh Đốn.- Các công tác Xây dựng, Chỉnh đốn Đảng; Tư tưởng-Báo chí;  Chống tham nhũng, Lãng phí; Cải tổ Hành chính; và Thanh tra-Kiểm tra của đảng Cộng sản tiếp tục rối  như canh hẹ, không khác nào chuyện anh mù dắt chị thông manh đi sờ voi.

Bài này chỉ hạn chế trong phạm vi công tác Kiểm tra nhân dịp đảng CSVN  kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành kiểm tra của Ðảng (16-10-1948 - 16-10-2008).

Trong Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 30/7/2007, Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã viết về công tác kiểm tra, giám sát: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Nhiều tổ chức cơ sở đảng không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh, thậm chí có tổ chức cơ sở đảng bị tê liệt. Công tác tư tưởng còn thiếu sức thuyết phục. Công tác tổ chức và cán bộ còn nhiều mặt yếu kém. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn diễn ra nghiêm trọng.”

Như thế là “chấm hết”, sau hơn 20 năm Đổi mới. Việc gì đảng nói đã có những tiến bộ đều thụt lùi. Con số 60 năm có mặt của ngành Kiểm tra của đảng đã trở thành vô nghĩa. Cán bộ làm việc trong ngành này đã hóa ra bất lực và  vô dụng trước các thói hư, tật xấu của toàn đảng. Họ đã bị chính bộ máy rỉ sét của đảng nghiến nát trước khi có thể ra tay hay đảng chỉ bầy họ ra để làm cảnh"

Nghị quyết 14  cũng xác nhận: “Chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trong công tác kiểm tra; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực; nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và khắc phục. Công tác kiểm tra của nhiều tổ chức đảng, nhất là ban cán sự đảng, đảng đoàn còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu quả thấp; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nghị quyết, chỉ thị của Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực, trình độ, phong cách công tác của một bộ phận cán bộ kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ…”

“…Một số nơi còn vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; việc buông lỏng quản lý đảng viên còn khá phổ biến. Tình trạng thiếu tính chiến đấu, hữu khuynh, né tránh, bao che, giấu giếm khuyết điểm trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, trong xem xét thi hành kỷ luật đảng còn xảy ra ở nhiều tổ chức đảng...”

NGUYỄN VĂN CHI

Trong bài phát biểu kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành kiểm tra, Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương (UBKT TƯ) cũng nhắc lại những khuyết điểm cũ: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng đạt kết quả chưa được như mong muốn; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm; sự đoàn kết, nhất trí ở một số cấp ủy chưa tốt; bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa giảm; sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo ở một số tổ chức đảng còn hạn chế.”

Nhưng “hạn chế” có đồng nghĩa với “bất lực” không" Chi tiết lộ thêm nhiều “tội lỗi” và “vi phạm” của cán bộ đã từng được nói đến nhiều lần trước đây: “Qua tổng kết Chỉ thị số 29-CT/T.Ư của Bộ Chính trị khóa VIII về tăng cường công tác kiểm tra của Ðảng cho thấy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại và công tác cán bộ đều có vi phạm ở mức độ khác nhau. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, vi phạm xảy ra nhiều và phổ biến ở hầu hết các địa phương, các ngành, càng ở các trung tâm đô thị, khu công nghiệp càng nghiêm trọng. Trong xây dựng cơ bản, nhiều dự án sai ngay từ chủ trương, quyết định đầu tư đến quá trình triển khai thực hiện, quản lý dự án gây thất thoát, lãng phí tài sản và tiền của của Nhà nước. Đáng lưu ý là vi phạm không chỉ xảy ra trong các hoạt động kinh tế mà còn lan sang các lĩnh vực từ xưa đến nay vốn được coi trọng về đạo lý và tính nghiêm túc như giáo dục, y tế, nhất là trong thực hiện chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện và công tác cán bộ.”

Chi kết luận bài phát biểu với lời kêu gọi cán bộ ngành kiểm tra: “Phải chăm lo xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, ở từng chi bộ và các đơn vị; tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ, ứng xử có văn hóa, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang: "Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, đoàn kết, kỷ luật".

Lời kêu gọi không có gì mới vì đã nhiều năm qua, những lời tương tự  như thế, đôi khi gay gắt và thiết tha  hơn, cũng đã được nhiều cấp lãnh đạo, từ Tổng Bí thư trở xuống gửi tới đảng viên mà vẫn như “nước đổ đầu vịt”!Từ con số vài chục mạng, ngành kiểm tra của Đảng CSVN nay đã có gần 6,000 cán bộ chuyên trách và hơn 65,000 cán bộ kiểm tra  mà kỷ luật trong đảng vẫn bị chà lên, đạp xuống. Tham nhũng, lãng phí vẫn trăm hoa nở rộ để cho cán bộ, đảng viên hưởng thụ, làm quan phát tài bằng mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Trên Tạp chí Kiểm Tra của đảng hồi tháng 7 (2007) có bài viết đã báo động tình trạng tràn lan vô trách nhiệm của  cán bộ: “Trong công cuộc xây dựng đất nước, hiện nay một số cán bộ, đảng viên đã không nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân, thiếu sự tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, bị vật chất cám dỗ. Những cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất có mặt ở các ngành, các cấp, không kể là công an, viện kiểm sát hay thanh tra hoặc đại biểu quốc hội,…Điển hình như: các vụ án Năm Cam, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU 18, vụ cha con Mai Văn Dâu, vụ Mạc Kim Tôn, vụ Vũ Đức Chi, vụ đất Đồ Sơn.”

“Chúng ta cần thấy rằng thành tựu của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới là vĩ đại, là sự phấn đấu của Đảng ta, nhân dân ta và là một sự minh chứng đầy thuyết phục với thế giới về một Việt Nam anh hùng. Anh hùng trong chiến đấu - anh hùng trong lao động. Bên cạnh thắng lợi trong công cuộc đổi mới thì chúng ta phải nghiêm túc thấy rằng trong một thời gian dài, vấn đề công tác cán bộ và công tác kiểm tra đảng chưa được chú ý đúng mức và hậu quả đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho đất nước nhưng nguy hại hơn là niềm tin của nhân dân đã bị ảnh hưởng.”

Bài này gay gắt kết luận: “Phải xem công tác kiểm tra đảng là yếu tố sống còn của Đảng.”

Trước đó,  trong số phát hành tháng 4 (2007), Tạp chí Kiểm tra cũng báo cáo: “Trong những năm vừa qua, cùng với những thành quả bước đầu đạt được công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế:

- Một là: “Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số nơi còn thiếu cụ thể, chưa xác định được các lĩnh vực trong tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo. Chưa bám sát vào đặc điểm đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương để đặt ra chương trình hành động; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục, chưa rộng khắp trong nhân dân.”

- Hai là: “Tình trạng sử dụng ngân sách trong mua sắm tài sản, vật tư vượt định mức, tiêu chuẩn chế độ vẫn khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều ngành, nhiều bất cập được khắc phục.”

- Ba là: “Việc tự phát hiện các vụ việc lãng phí của các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Hầu hết các vụ việc lãng phí được phát hiện là do quá trình kiểm tra, thanh tra, phát giác của quần chúng nhân dân.”

- Bốn là: “Công tác công khai, minh bạch nhiều nơi còn mang tính hình thức, nhất là việc công khai, minh bạch các khoản chi tiêu chưa thực hiện thường xuyên.”

- Năm là: “Trong quản lý xây dựng cơ bản vẫn còn tình trạng thiếu chặt chẽ, chất lượng công trình thấp: khâu kiểm tra giám sát hiệu quả đầu tư của các công trình dự án sau khi xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy không ít các công trình xây dựng xong không được sử dụng hoặc phát huy hiệu quả kém gây lãng phí.”

- Sáu là: “Việc xử lý trách nhiệm cá nhân trực tiếp và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra lãng phí thất thoát chưa nghiêm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sai phạm về lãng phí, thất thoát tiếp tục tái diễn, chậm được ngăn chặn đẩy lùi.”

DÂN ĐI CHỖ KHÁC CHƠI

Tại sao những tệ nạn xưa như trái đất của đảng CSVN vẫn cứ sống giai như thế" Có phải vì đảng đã không tôn trọng quyền  làm chủ đất nước và giám sát đảng viên của dân như đảng viết trên giấy trắng mực đen để tuyên truyền "

Việc này đã có  Vũ Ngọc Lân nói thay cho đảng trên báo Phú Thọ: “Văn kiện Đại hội IX nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và cơ quan nhà nước, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Tuy nhiên từ đó đến nay, vấn đề này vẫn chưa triển khai cụ thể, thống nhất, chưa thành nền nếp, hiệu quả thực hiện chưa cao.”

Bài báo của Lân được ban Kiểm tra của Đảng đăng lại ngày Ngày 31/3/2007 viết thêm: “Sự giám sát của nhân dân đối với tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, với cán bộ, công chức, đảng viên thường thông qua 2 hình thức: Một là thông qua các tổ chức đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; hai là, trực tiếp giám sát. Về lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế quyền dân chủ, quyền giám sát của nhân dân hiện nay nhiều khi mang tính hình thức, do đó kết quả không đạt được như mong muốn. Ở nhiều nơi, tổ chức đảng, cơ quan hành pháp trở thành lực lượng siêu quyền lực trong hệ thống chính trị.”

“Nhân dân, người chủ chân chính của đất nước, nhưng trong thực tế ở nhiều nơi, nhân dân sau khi bỏ phiếu bầu người đại diện, người lãnh đạo, người quản lý thay mình đơn thuần trở thành những người bị lãnh đạo, bị quản lý. Vai trò đại diện của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhiều nơi bị lu mờ. Còn quyền giám sát trực tiếp nhiều lắm cũng chỉ ở tổ dân phố, khu dân cư mà cũng bị vô số những vật cản, những cách trở. Đến như việc tiếp xúc cử tri, là một trong những quyền tối thiếu, cũng không mấy khi được thực hiện mà thay vào đó là những người đại diện là những tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, các đồng chí trong chi bộ đảng, trong ban công tác Mặt trận. Ở nhiều nơi, những chức danh này trở thành đại biểu “Tiếp xúc cử tri chuyên nghiệp”. Trong tình hình hiện nay, hiếm có người dân bình thường nào có thể tiếp cận được những cán bộ có chức, có quyền để trao đổi, chất vấn những vấn đề bức xúc của ngay chính người dân chứ nói chi đến việc giám sát cán bộ, đảng viên đó.”

Vì đảng nói một đường, cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức, có quyền lại làm một nẻo nên Lân đã chua chát: “Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân; pháp quy hóa mọi mối quan hệ các chủ thể xã hội; đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng dân chủ xã hội đang là đòi hỏi cấp thiết mở đường cho nhân dân có thể giám sát một cách thiết thực, hiệu quả chứ không còn là khẩu hiệu, hình thức.”

À thì ra vậy. Khi đảng khoe “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền” thì không phải người dân nào cũng  có quyền như cán bộ, đảng viên. Kẻ bị trị không bao giờ có thểà ngang hàng với kẻ cai trị  như đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Việc gì cũng phải có phép mới được làm, kể cả những quyền cũa dân đã được ghi trong Hiến pháp như các quyền Tự do, Bầu cử và Ứng cử.

Bằng chứng đảng  không làm như đã  nói  không do những kẻ xấu  chống phá đảng CSVN xuyên tạc mà chính Vũ Ngọc Lân của Báo Phú Thọ đã  cho biết  như thế.

Rõ ràng là chuyện anh mù đang dẫn chị thông manh mà cả hai cứ tưởng mình mắt sáng. -/-

10/07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.