Hôm nay,  

Nguyễn Thông (1827 - 1894) Người Gọi Đò Trên Bến Sông Cà Ty, Phan Thiết

18/12/201000:00:00(Xem: 4692)

Nguyễn Thông (1827 - 1894) Người Gọi Đò Trên Bến Sông Cà Ty, Phan Thiết

 Mường Giang
 Tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp chiếm được thành Gia Đinh nhưng Trương Công Định đã đem dân quân, từ đồn điền Gia Thuận (Gò Công) lên Thuận Kiều cứu viện. Ngày 25-2-1861, đồn Chí Hòa bị quân Pháp chọc thủng, quân triều đình phải rút về Biên Hòa. Trương Định cũng lui quân về lập chiến khu chống giặc tại Tân Hòa (Gò Công). Đây là một căn cứ kháng chiến mạnh nhất thời bấy giờ tại Nam Kỳ, dù không có được vị thế hiểm trở như các chiến khu Đồng Tháp của Võ Duy Dương hay các nơi khác tại Trung và Bắc Việt.
Là một sĩ phu yêu nước nồng nàn, Trương Định đã chống lại lệnh bãi binh và tới An Giang làm lãnh binh của triều đình Huế. Ông ở lại củng cố và biến Tân Hòa thành một mồ chôn xác giặc. Chiến khu bao gồm một vùng đất rộng, phía tây lên đến Giòng Ông Huê, phiá bắc có chiến lũy Đông Sơn nằm dọc theo Rạch Lá, Sông Tra. Về phía đông nam tới tận cửa Tiễu và bờ biển. Đại bản doanh đóng tại Giòng Sơn Quy có chiến lũy đắp bằng đất cao hơn 1m bao quanh, tiếp nối với tiền đồn Dung Giang chạy vòng theo rạch Gò Công, bảo vệ Sơn Quy. Tướng Palanca chỉ huy liên quân Pháp-Tây Ban Nha nhận xét rằng " chiến lũy Gò Công có hai vị trí kiên cố và hiểm trở, đó là Dung Giang và Đông Sơn, đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân viễn chinh". Còn một sĩ quan người Nga trong đơn vị Lê Dương Pháp cũng viết "Gò Công là một đồn trại lớn được xây dựng kiên cố, trong căn cứ có 40 doanh trại và nhiều hầm tránh.".
Nguyễn Thông trong Độn Am văn tập có viết "Lãnh Binh Trương Định truyện".. tại các nơi hiểm yếu đều có quân phòng giữ, còn Trương Định lãnh đại quân đóng tại Gò Công. Những ngã đường dẫn vào chiến khu, đều có đồn bót canh giữ cản giặc Pháp. Trong đồn có súng đại bác.". Tóm lại qua tài trí của Trương Lãnh binh, quân dân đã chiến đấu với giặc Pháp thật dũng mãnh, tạo nhiều chiến công hiển hách làm địch khiếp sợ. Cuối cùng thực dân phải dồn hết lực lượng viễn chinh mới hạ được phòng tuyến. Ngày 20-8-1864 Trương Định đền xong nợ nước lúc vừa mới 44 tuổi. Danh tiếng và nghĩa khí của ông lưu danh thiên cổ :
"Trong Nam tên họ, nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Dấu đạn làm rêm tàu Bạch quỹ
Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn."
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) được ký kết, nhượng ba tỉnh miền đông cho thực dân Pháp, làm cho dân chúng cả nước nhất là tại Nam Kỳ rất phẫn hận trước cảnh quốc phá gia vong. Mọi người kết tội " Triều đình Huế nhu nhược và Phan Thanh Giản là người đã chủ hòa dâng đất cho giặc " nên đã có câu vè truyền tụng khắp dân gian : " Phan-Lâm mãi quốc, Triều đình khi dân " .
Tháng 8-1867 toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tử xử, để tạ tội với quốc dân vì sự lầm lẫn của mình. Lịch sử sau này có phê phán nặng về ông nhưng không hề xếp Phan Thanh Giản vào chung với bọn phản tặc thời đó như Tôn Thọ Tường, Đổ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, vì ông không hề có ý định phản bội đất nước, mà chỉ vì quá khiếp nhược trước sức mạnh cơ khí của giặc, nên đi theo con đường hòa nghị. Rốt cục giặc vẫn hung hăng cưỡng chiếm hết Nam Kỳ bằng võ lực.
Mới đây tại kho lưu trữ hồ sơ mật của Pháp ở Paris, các nhà nghiên cứu VN tìm được ba bức thư, mang ký hiệu " Fonds Berryer 223AP.17.d.2 " đề ngày 19-9-1863, 28-9-1863 và 10-10-1863, từ Nam Kỳ gởi cho Nghị sĩ Berryer là một luật sư, phát ngôn viên chính thức của Hạ Viện Pháp. Đại ý cả ba bức thư yêu cầu Hoàng đế Pháp đừng triệu hồi quân viễn chinh Pháp đang trên đà chiến thắng về nước. Đừng cho Phái bộ Phan Thanh Giản chuộc lại ba tỉnh đã mất. Đưa ra những nguồn lợi và tài nguyên của Nam Kỳ và kết luận phải chiếm toàn bộ 6 tỉnh miền Nam, nêu không các nước khác sẽ đến tranh phần. Nói tóm lại, thái độ chủ hòa của triều đình Huế lúc đó chỉ là một hành động dư thừa và nhẹ dạ với đại thực dân như Pháp.
Trước cảnh quốc phá gia vong, một số lớn sĩ phu Nam triều tại 6 tỉnh đã mất, không chịu quy hàng và hợp tác với Pháp, nên chạy ra Bình Thuận tị địa, tiếp tục cuộc kháng Pháp. Tiêu biểu trong số này có Nguyễn Thông, Trương Gia Hội, Trần Thiện Chánh, Trà Quý Bình.
1 - Thân Thế và Sự Nghiệp của Nguyễn Thông :
     Nguyễn Thông bắt đầu làm quan từ năm 1849 cho tới khi mãn phần tại Phan Thiết năm 1894 (căn cứ theo gia phả hiện do Nguyễn Quý Phầu lưu giữ) . Nói chung sự nghiệp của ông hầu như gắn liền với nỗi trầm luân điêu đứng của đất nước, suốt thời kỳ vua Tự Đức trị vì trong suốt thế kỷ thứ XIX. Hiện ông còn lưu lại cho hậu thế, ngoài tài văn hay chữ tốt, ông còn làm được nhiều chuyện lớn lao có ích lợi cho dân nước như xin vua tuyển chọn nhân tài vào các chức quan văn võ, khai khẩn đất hoang vùng tây nam tỉnh Bình Thuận (nay thuộc hai quận Tánh Linh và Võ Đắc-Bình Tuy) và quan trọng hơn hết là cùng với Phan Trung bí mật chỉ huy Cục Tình Báo Phương Nam của triều đình Huế, chống lại giặc Pháp.
Tiếc thay các tài liệu quý giá có liên quan tới các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời đó, đặc biệt là tại Bình Thuận hầu hết đều bị thực dân tiêu hủy hay bọn văn nô cọng sản lấn láp bịa chuyện thay đời. Tệ hơn là các chương trình giáo dục của chính phủ quốc gia, với chủ trương lừng khừng không độc lập, còn lệ thuộc quá nhiều vào tầng lớp phong kiến, quan liêu và sợ mích lòng, nên những danh nhân chí sĩ yêu nước làm rạng danh người Bình Thuận như Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Ưng Chiếm, Bùi Hành, Cao Hàng, Phan Chánh, Lê Công Chánh, Tống Hưng Nho, Nguyễn Đăng Giai không hề có tên đường, trái lại Đồng Khánh, Khải Định, Thái Lập Thành lại được vinh danh, thật là một chuyện khôi hài, vô duyên không cười được.
Do tình trạng trên, ngày nay chúng ta chỉ biết một cách đại khái mơ hồ về các bậc tiền bối trên. Tuy nhiên không ai không ngậm ngùi cho số phận của những anh hùng liệt nữ, một đời dấn thân hy sinh vì đại nghĩa dân tộc, rốt cục chỉ âm ba trong tiếng trống vọng tang điền,
"Bãi sông mưa tạnh, chim về
Tù và ai rúc, bóng che nữa lầu
Lửa thiêng thành quách nào đâu"
Bạn xưa gặp nạn, dãi dầu long đong
Đổ Lăng xa nước khóc ròng."
Theo sử liệu, Nguyễn Thông sinh tại đất Gia Định, nay là Tân Thạnh, Kỳ Sơn, Tân An tỉnh Long An. Ông sinh năm 1827, là con của Nguyễn Hạnh và Trịnh thị A Mầu, thuộc dòng nho gia. Năm 18 tuổi ra Huế dự thi và đổ cử nhân khoá 1849 (Kỹ Dậu) thời vua Tự Đức. Vì gia cảnh bần hàn nên ông không tiếp tục con đường thi cử, mà ra làm quan Huấn Đạo tại Phú Phong (An Giang).
Nguyễn Thông tự là Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu là Độn Am. Ông kết hôn với Ngô thị Thuý A, vốn là tằng tôn của Ngô Nhân Tịnh, được hai người con trai là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh và ba người con gái Nguyễn A San, Nguyễn A Chuyên và Nguyễn A Lỗ. Với bà kế thất cũng có 1 trai, 1 gái. Con lớn ông là Nguyễn trọng Lội rất có công trong việc thành lập công ty sản xuất nước mắm Liên Thành. Ngoài ra cũng là người có liên hệ tới ngôi trường huyền thoại Dục Thanh mà sau năm 1975, CSVN đã vin vào chuyện Nguyễn Tất Thành dạy học ở đây, để cưỡng đọat toàn bộ sản nghiệp của dòng họ Nguyễn Thông ở Phan Thiết và đuổi hằng trăm gia đình kế cận ngôi trường, trong chu vi bến Trưng Nhị, Lò Gốm, đường Võ Tánh,  khu vực Cồn Cỏ, Đức Nghĩa.
Trong hoạn lộ quan trường, Nguyễn Thông cũng không khác gì Nguyễn Công Trứ " bảy nổi ba chìm " vì tính tình trung trực và liêm chính, khác biệt với bọn quan lại xôi thịt đương thời. Năm 1855, ông được triệu về kinh tham dự nội các, soạn bộ " Nhân Sự Kim Giám ".Năm 1859 Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, ông xin tòng quân và làm tham mưu cho Tôn Thất Hiệp. Năm 1862 về Vĩnh Long giữ chức Đốc học dưới quyền Phan Thanh Giản.
Thời gian này, ông chấn chỉnh lại đạo lý thánh hiền, xây dựng văn miếu Vĩnh Long, đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp khắp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ trong đó có Trương Công Định. Ông đã khởi xướng và được Đồ Chiểu ưng thuận, thực hiện cải táng mộ phần của sư phụ Võ Trường Toản, từ Chí Hòa về Ba Tri (Bến Tre), vì không muốn để cho thực dân làm ô uế. Năm 1867 ba tỉnh miền Tây mất, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác với giặc nên chạy ra tị địa tại Bình Thuận.
Những kỷ niệm quê hương mà ông mang theo khi chạy giặc nay vẫn còn nhắc nhớ, đó là những chiếc rương to lớn, mà người miền Nam gọi là RƯƠNG XE và tên con sông Thiềng Đức ở Vĩnh Long, khi làm Bố Chính Bình Thuận đã đặt cho nơi ông sinh sống cạnh dòng sông Cà Ty hiền hòa thơ mộng là làng Thiềng Đức, nay còn lưu lại cái tên động Làng Thiềng  (Đức Nghĩa).
Về việc Nguyễn Thông tị địa, Phan Bội Châu bình phẩm là " Thất thân thi nữ, hà dĩ chi trinh " để đánh giá hành vi của các sĩ phu lúc ấy, đã không chịu chết theo thành mà bỏ chạy, Thật ra tất cả thế thời thì thời phải thế, giống như chính ông sau này bị Pháp bắt và giam lỏng gần 15 năm tại Bến Ngự Huế, cũng vì thời thế mà cam chịu thân cá chậu chim lồng, chứ đâu có gan tự chết. Cho nên chê biếm người khác thì quá dễ, đến khi mình lâm vào hoàn cảnh đó, thì cũng thế thôi. Huống chi các ông Nguyễn Thông, Trà Quý Bình, Trần Thiện Chánh, Trương Gia Hội.. tới Bình Thuận, đã không chán đời đi ở ẩn, mà vẫn lại tiếp tục bổn phận, lập căn cứ, đồn điền, phát triển nông vụ, khai hoang lập ấp, để tính chuyện chiến đấu lâu dài với giặc.
Năm 1867 Nguyễn Thông đuợc cử làm Án Sát Khánh Hòa rồi Quảng Ngãi. Dịp này ông dâng sớ lên triều đình, để biện bạch cho lòng trung quân ái quốc của Phan Thanh Giản, đồng thời dâng bốn bản điều trần, trong đó xin vua Tự Đức chọn tuyển nhân tài, trừ quan lại tham ô, cải tiến binh bị và xét lại thuế má để thu phục lòng dân. Tất cả đều không được nhà vua chấp nhận vì sự gièm pha của đám quan lại cao cấp trong triều. Năm 1870 đổi về hình bộ và thăng Bố Chính Quảng Ngãi. Tại đây ông tích cực thi hành chính sách cải tiến dân sinh, bài trừ tệ nạn tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm trên đã đụng chạm tới bọn sâu dân mọt nước, nên chúng kết bè, xuí tên Lê Doãn vào kinh vu cáo. Kết quả ông bị cách chức, tống giam và xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới tai vua, mới được giải tội.
Chán ngán cho thói đời, ông về ở ẩn dưỡng bệnh tại Sơn Trung Bình Thuận, kết bạn cùng các thân hào trí thức địa phương, ngày ngày cùng nhau ngâm thơ vịnh nguyệt từ 1873-1874 nhưng vẫn không quên chuyện khẩn hoang. Năm 1876, ông lại được triệu về kinh giữ chức Tu Nghiệp Quốc Tử Giám. Thời gian này, ông cùng với các quan trong triều như Bùi Ước, Hoàng Duy Tân khảo duyệt " Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ".Năm 1877, triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng " La Ngư, Ba Dầu (Bình Tuy) ngày nay ", nên cử ông về làm Doanh Điền Sứ Bình Thuận.
Lúc này sức khoẻ ông đã suy yếu, lại thêm bị bệnh thổ huyết vì lần phạt trượng. Thêm vào đó là sự phản kháng của thực dân Pháp, làm cho ông gần kiệt lực. Năm 1880, ông cùng bạn bè, đồng chí lập Đồng Châu Xã, khuyến khích dân địa phương phát triển nghề nông và ra sức giáo dục lớp tuổi trẻ. Ông mất năm 1894 theo gia phả ghi (còn tài liệu VC thì nói năm 1884 ") tại Ngọa Du Sào, là một căn nhà nhỏ bên dòng sông Cà Ty (Mường Mán), trên vách có vẽ nhiều tranh cảnh, tiêu biểu cho lý tưởng của ông lúc sinh thời. Hiện mộ phần của ông vẫn còn trên đồi Ngọc Lâm, sát chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chàm, Lầu ông Hoàng và Bửu Sơn Tự thuộc xã Phú Hài, trên đường liên tỉnh Phan Thiết-Mũi Né. Gần cuối thập niên 90, VC tại Bình Thuận mở cửa  phát triển du lich, đã cho vá víu lại phần mộ của riêng Nguyễn Thông để dụ khách tham quan kiếm tiền. Những áo mão của Nguyễn Thông lúc sinh tiền, theo Nguyễn Minh Đức (cháu đời thứ IV), trước năm 1975, được lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Sài Gòn.
Nguyễn Thông là người được giới sĩ phu trí thức tại kinh đô Huế ưa thích, khen tặng là bậc văn nhân tài tử. Ông đã lưu lại nhiều tác phẩm giá trị, đa số đều viết bằng chữ Hán như Ngọa Du Sào thi văn tập, Việt sử cương giám sử lược, Nhân sự khai giám, Dương Chính lục. Phần lớn các tác phẩm của ông đều bị thất lạc vì chiến tranh, chỉ còn lại hai bộ Độn Am thi văn tập và Ký Xuyên Văn Sao mà thôi. Các tiểu truyện như Phan văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp và Trương Định đều trích trong hai tác phẩm trên.
Làm quan tại kinh đô Huế lâu năm và nhiều lần ra chấm thi, nhờ tư cách và tài hoa nên ông đã được kết bạn với nhiều giai nhân tài tử đất thần kinh đương thời như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Trúc Đường Phạm Phú Thứ, Tùng Trai Đổ Đăng Đệ, Mai Am Công Chúa (em gái Miên Thẩm) và đặc biệt với Vân Lộc Nguyễn Tư Giản. Cả hai ông đều là đại quan của triều đình, lại là hàng văn nhân tài tử, có nhiều tác phẩm được truyền tụng, nên tình bạn thật khắng khít keo sơn, nhất là trong lãnh vực xướng họa. Thi ca của hai người, ngoài những bài vịnh nguyệt thưởng hoa, đa số đều hướng về dân nước, chống thực dân Pháp. Vốn mang nặng tình tự quê hương, thơ Nguyễn Tư Giản luôn nhắc tới Núi Nùng Sông Nhị còn Nguyễn Thông thì hướng về Vĩnh Long, Sài Gòn:


"Sông Nhị không có hèn tướng,
Núi Nùng rất nhiều vĩ nhân.' (Nguyễn Tư Giản)
'Hàng năm diều hâu bay lùi xa xuống nước,
Dạt về phía Nam lông cánh bị xác xơ
Thánh hiền xưa cũng nhớ quê
Gió tây mấy độ, thổi ùa tóc thưa.'(Nguyễn Thông)
Theo phê bình của các nhà văn học sử hiện đại, thì ông ngoài tài kinh tế còn đuợc đánh giá là một nhà chính trị thức thời, khi dâng lên vua Tự Đức bản điều trần gồm 4 điểm, mục đích xin vua mau canh tân đất nước, để kịp thời ngăn chống giặc ngoại xâm. Tờ sớ viết vào năm Mậu Thân 1868, đến nay đã gần một thế kỷ rưởi nhưng các nhà phê bình vẫn cho đó là một vấn đề nóng hổi, vì xưa nay muốn tiến vào con đường hoạn lộ, ngoài các ngõ ngách tham nhũng hối lộ, con đường tiến thân chính vẫn là thi cử. Nhưng thời nào cũng vậy, kể cả Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ tiến bộ nhất hoàn vũ hiện nay, cũng không thoát khỏi ngoại lệ, có tiền có quyền, mua tiên cũng được. Bởi vậy trong trào ngoài quận, nhan nhản bọn ruồi bu bất tài, vô loại, cậy thế, cậy quyền, được bổ làm quan lại, được giữ những chức vụ quan trọng, thật là tai hại cho dân nước. Trong tờ sớ, ngoài việc đưa ra những bất công, Nguyễn Thông còn vạch thêm sự bê bối khi đề bạt chức vụ, thăng thưởng và bổ dụng. Tóm lại, ông đưa ra những nguyên tắc mới để bổ dụng nhân tài, từ dưới lên trên, ấn định trách nhiệm từng bộ, ban, ngành để không lẫn lộn đạp chân nhau khi thi hành chức vụ như từ trước tới nay. Dĩ nhiên bản điều trần sẽ chẳng bao giờ được chấp nhận, vì đụng chạm tới quyền lợi và phe nhóm của bọn quan lại đương thời.
2 - Nguyễn Thông Thám Hiểm Miền Tây Bình Thuận:
Tới đầu thế kỷ XX, Bình Thuận vẫn là một trong những tỉnh lớn trong nước, bao gồm cả Bình Tuy, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Quảng Đức, Tuyên Đức và một phần tỉnh Darlac ngày nay. Theo các tài liệu của Dương văn An trong Ô Châu Cận Lục (thế kỷ XVI) và Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII), thì người Việt đã có mặt tại vùng cao, các sơn động man động từ đầu thế kỷ thứ XVI , được người thiểu số cao nguyên gọi là Yuan Kinh.
Năm 1834, Phan Huy Chú đã vẽ bản đồ nước Đại Nam, trong đó có nhiều núi non ở phía tây tỉnh Bình Thuận. Vùng này ngày nay chính là Lâm Đồng, Tuyên Đức hay là lưu vực sông La Ngà ở phía tây Bình Tuy, trong hai quận Tánh Linh và Hoài Đức" Tuy nhiên có sự xác thực mà sử liệu đã công nhận, là Nguyễn Thông đã đặt chân tới miền tây tỉnh Bình Thuận, trước các phái đoàn thám hiểm của Pháp, kể cả bác sĩ Alexandre Yersin.
Mục đích của cuộc thám hiểm sơn quốc, hình thức là khẩn hoang lập đồn điền tạo thêm đất đai để người dân canh tác nhưng thực chất là mở rộng phòng tuyến để bắt tay với nghĩa quân vẫn còn đang chiến đấu tại Nam Kỳ đã bị giặc Pháp cưởng chiếm. Theo các nhà nghiên cứu sử, thì chỉ có Trung và Bắc Kỳ, mới nồng nhiệt hưởng ứng phong trào cần vương do vua Hàm Nghi ban hịch từ năm 1885. Chính Nguyễn Thông là người đã bắt một đầu cầu chiến lược, khi mượn cớ thám hiểm, để sau này các thủ lãnh Cần Vương Bình Thuận là Tống Hưng Nho và Nguyễn Đăng Giai tiến hành.
Thật sự ngay từ năm 1885, Phó Tổng đốc thành Hà Nội là Lê Công Chánh (Chất) trong lúc về Bình Định tham gia phong trào chống Pháp với Mai Xuân Thưởng, ông đã được vua Hàm Nghi tín cẩn, ban mật chiếu vào Nam Kỳ phát động phong trào Cần Vương chống Pháp. Lê Công Chánh đã lập căn cứ tại Thất Sơn-An Giang nhưng bị Pháp bắt và đầy ra Phú Quốc. Năm 1889, Ông vượt ngục và về tái lập căn cứ Thất Sơn, đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động tới tận Mỹ Tho, Gò Vấp, Sài Gòn.
Tháng 8 năm 1893, Lê Công Chánh ra Bình Thuận tiếp xúc với các thủ lãnh Cần vương tại đây là Tống Hưng Nho và Nguyễn Đăng Giai, để thiết lập mối quan hệ hoạt động giữa hai vùng Nam-Trung Kỳ cho cuộc chiến đấu được thống nhất và chặt chẽ hơn. Cuối tháng 9-1893, cả ba ông vào nhà Nguyễn văn Lễ tại Gò Vấp, tổ chức cuộc họp bí mật để bầu lãnh tụ cuộc kháng Pháp tại Bình Thuận-Nam Kỳ. Kết quả Nguyễn Đăng Giai làm Chưởng Lãnh Lưỡng Kỳ, Nguyễn văn Lễ làm Nam Kỳ tổng chưởng, Lê Công Chánh làm Nam Kỳ chỉ huy Quân Vụ. Sau đó Tống Hưng Nho và Nguyễn Đăng Giai về Bình Thuận, chuẩn bị lương mễ, ấn triệu và tiền bạc cho ngày tổng khởi nghĩa, trong lúc Lê Công Chánh đã phát động được nhiều cơ sở kháng chiến khắp Nam Kỳ. Nhưng mọi công tác đang tiến hành tốt đẹp, thì bị bọn Việt gian ở Mỹ Tho phát hiện, nên hầu hết các yếu nhân như Lê Công Chánh, Nguyễn Văn Lễ, Trần Xuân Sanh đều bị bắt, kể luôn các cơ sở nghĩa quân tại Bình Thuận của Tông Hưng Nho và Nguyễn Đăng Giai.
Trong cuộc thám hiểm Sơn quốc tức là vùng cao ở phía tây Bình Thuận, hành trình được Nguyễn Thông ghi lại như sau " Ngạ hổ giáp bộ hành, Ai nhao hầu lâm đoạn (hổ đói ở khắp nơi, nơi góc đường khỉ kêu réo) ".Theo sử liệu, thì lộ trình thám hiểm phát xuất tù hai lối. Đầu tiên khởi hành theo hướng Nam, đi dọc theo dòng sông Đồng Nai về hướng thượng nguồn (Ngã Bối nam lai giã). Lần khác từ Phan Thiết tới Phan Rí và Phan Rang, rồi đi ngược về hướng tây (tam Phan tây khứ, tiếp cùng hoang).
Trong lúc thám hiểm, ông đã gặp được nhiều bộ lạc người Thượng sinh sống trong vùng La Như Thượng, đầu nguồn sông Đồng Nai ở Lâm Đồng, nên đã ghi " Quần cư giai Chiêm Man ", ý nói người Chàm và người Thượng sống lẫn lộn. Trong tờ trình xin phép khẩn hoang dâng vua Tự Đức, có đoạn nhắc tới vùng Di Linh (Lâm Đồng) rất rõ ràng, cùng với nhiều địa danh khác, đều trùng hợp với các vị trí địa dư hiện tại. Tóm lại Nguyễn Thông đã đặt chân tới vùng đất Võ Đắc, Tánh Linh, Sùng Nhơn, Madegui, giáp ranh với Định Quán, Long Khánh, theo dọc con sông La Ngà, từ cao nguyên Di Linh chảy qua Bình Thuận, rồi lại ngược lên tới Định Quán, nhập vào sông Đồng Nai. Đó là địa bàn mà Nguyễn Thông đã ghi trong tài liệu là Manmepu, sông Tô Sa, sông Đa Dòng, Sách Côn Hiên. Lúc đầu vua Tự Đức đã chuẩn tấu cho phép Nguyễn Thông thực hiện công cuộc khai hoang, nhưng bọn thực dân Pháp tại Nam Kỳ đã hiểu thấu mục đích bên trong của ông, nên đã phản đối dữ dội, khiến triều đình Huế phải bãi bỏ công trình trên .
3 - Nguyễn Thông và Cục Tình Báo Phương Nam :
Sau cuộc kháng Pháp của " Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định " bị thất bại vào năm 1864, Phó soái Trần Tuấn tức Phan Cự Chánh hay Phan Trung tự Tử Đan, hiệu Bút Phong, sinh tại An Phước tỉnh Bình Thuận (nay là An Phước, Ninh Thuận), được triều đình Huế cử giữ chức Điền Nông Sứ Khánh Hòa, còn Phó sứ là Nguyễn Thông. Hình thức, thì đây là một cơ quan phụ trách về nông nghiệp nhưng thực tế nó lại đóng " một vai trò và trách nhiệm của cục tình báo phương nam " do vua Tự Đức bí mật lập ra, đã hoạt động liên tục từ năm 1866 tới năm 1884 mới tan rã. Vì là một tổ chức vô cùng bí mật, nên sau khi ngưng hoạt động, chính Phan Trung và Nguyễn Thông đã hủy hết dấu vết, tài liệu, tang chứng, để thực dân không thể vin vào đó bắt chẹt được triều đình. Vì thế nên hôm nay, ít người hiểu rõ về lý lịch của tổ chức này. Sự việc Nguyễn Thông được âm thầm cung cấp nhân vật lực để thám hiểm một vùng rừng núi trùng trùng, mà lúc đó hầu như không có vết chân người, đã là một chứng cớ xác thực về nhiệm vụ bí mật của ông và Phan Trung.
Theo tài liệu ghi trong " Đại Nam Chính Biên liệt truyện " thì Nguyễn Thông kết bạn thân thiết với Trần Thiện Chánh và Phan Trung. Trần Thiện Chánh và Nguyễn Thông đều là những sĩ phu cầm đầu nghĩa quân kháng Pháp từ năm 1859 tới năm 1866, cho nên cả hai đã viết nhiều tác phẩm có đề cập tới Bình Tây Phó Soái Phan Chánh Trung). Theo phẩm hàm của Nhà Nguyễn từ vua Gia Long (1802) tới vua Tự Đức (1883), trong ngành nông nghiệp chỉ có các hàm " Điền hàn ty, Điền thứ ty, Điền hiện, Điền nghị " mà không hề có Điền nông sứ. Hơn nữa lại có điều khoản đặc biệt là " tất cả công văn của cơ quan này " không qua hệ thống địa phương, mà trực tiếp trình thẳng lên " Cơ Mật Viện " lại do chính vua Tự Đức duyệt phê và ban huấn lệnh.
Tuy ngày nay phần lớn tài liệu của nước nhà bị thực dân hay chiến tranh hủy hoại, nhất là các sử liệu có liên quan đến chính sự, quốc phòng nhưng dựa vào những gì còn sót lại, qua các văn bản báo cáo, dưới hình thức tờ tấu, mật thư, cung lục, mật lục mà điển hình là tờ trình ngày 9-7 năm Tự Đức thứ 34 (4-8-1882), báo mật về đoàn thám hiểm của Pháp do bác sĩ Paul Néis từ Định Quán ra tới Khánh Hòa hay tờ tấu ngày 8-2-1877, báo cáo về sự khó khăn của quân Pháp tại Nam Kỳ, ảnh hưởng từ Hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam cùng 100.000 quân Pháp bị Đức bắt làm tù binh, trong trận chiến Pháp-Phổ (1870-1871).
Ngoài ra, trong các văn khố tại Huế, Sài Gòn, Đà Lạt hiện nay còn lưu trữ nhiều báo cáo của Ty Điền Nông Sứ về phong trào kháng Pháp tại Nam kỳ, do Nguyễn Trung Trực, Hồ Huấn Nghiệp, Võ Duy Dương, Thủ Khoa Huân lãnh đạo. Chính Trương Gia Mô (1867-1929), con Trương Gia Hội (đồng thời với Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh tị địa tại Bình Thuận năm 1867) , đã dựa vào tài liệu của Ty Điền Nông Sứ (Phan Trung-Nguyễn Thông), để viết " Gia Định Tam Tiên liệt truyện ", kể lại giờ phút cuối cùng của ba vị anh hùng dân tộc là Hồ Huấn Nghiệp, Thủ Khoa Huân và Nguyễn Trung Trực. Do sự tuyệt mật trong cơ cấu tổ chức, nên ngoài Phan Trung và Nguyễn Thông, không mấy ai biết tới những thám báo, cộng sự viên, liên lạc, gián điệp đã góp phần mạng sống và máu xương bảo vệ đất nước mình.
Nhưng rõ ràng Cục đã mở rộng tầm hoạt động khắp Nam Kỳ tới Hạ Châu (Singapore), cũng như ngay trong đầu não Pháp, tại các văn phòng thuộc phủ Thống Đốc thời bấy giờ (Jules Dupré-Charles Le Myre). Tiếc rằng vua Tự Đức lúc đó quá nhu nhược, lại gặp phải bọn triều thần phần lớn là lũ xôi thịt, bất tài, nên cuộc kháng chiến chống giặc Pháp của toàn dân phải thất bại một cách nhục nhã, căm hờn, uổng phí sự hy sinh cao quý của Cục Tình Báo Phương Nam trong nhiều năm. Cuối năm 1883, vua Tự Đức băng hà trong tuổi 55, giữa lúc đất nước đang bốn bề thọ địch. Mọi hy vọng đều tan nát vì xã tắc đã không thể tìm đâu được minh quân, lèo lái con thuyền quốc gia trong cơn bão táp, khiến cho toàn cõi VN phải nhầy nhụa ngoi ngóp trong vũng bùn ô nhục hơn 80 năm nô lệ giặc Pháp sau hiệp ước Patenôtre 1884. Biến cố trên cũng đã kết thúc sự hoạt động của tố chức Điền Nông Sứ.
Bao nhiêu năm qua rồi với nhiều cuộc đồi đời bi thảm, nay ngồi đây lần về quá khứ sau lớp rêu phong và tro bụi của thời gian, chợt cảm xúc bồi hồi khi nhớ về Nguyễn Thông, một nhà thơ tài hoa uyên bác, một kinh tế gia lỗi lạc phi thường và hơn hết là một anh hùng. Tiếc thay chữ Tài liền với chữ Tai một vần, số mệnh chào thua định mệnh. Bởi vậy ông không có dịp đem tài trí và sở học ra để kinh bang tế thế, thỏa mãn chí trai hồ hải tang bồng. Đã vậy còn phải bị nhục hình trong bước hoạn lộ.
Cảm khái trước khí phách người xưa, quyết tâm lần về nương đất cũ, để mong gặp lại trong khoảnh khắc mơ hồ, hình bóng của một đấng anh hùng nhưng than ôi;
" Sông kia rày đả nên đồng
chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
vẳng nghe tiếng ếch bên tai
giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò. "(Tú Xương)
Tiếng gọi đò không có hồi âm, hình bóng cũ tan biến theo Ngọa Du Sào, cũng như bến Trưng Nhị bên hữu ngạn sông Cà Ty, nay chỉ còn là ảnh hình nhạt nhoà trong cơn gió thoảng, giữa bóng trăng suông lạnh lùng, sau một cuộc bể dâu trầm thống
     Ngày nay có có dịp về Phan Thiết ngang qua đường Trưng Nhị, nơi chốn một thời cụ Nguyễn Thông xem hoa thưởng nguyệt, nay chỉ còn lại những tượng đài mà VC mới tái tạo sau 30-4-1975, khiến cho ai cũng ngao ngán cho cuộc đổi đời. Hởi ôi tạo hóa sao mà quái ác, không bao giờ buông tha cho thân phận nhược tiểu VN. Ngày xưa dưới triều vua Tự Đức nhà Nguyễn, những người chủ hòa trong đó đứng đầu là Phan Thanh Giản, chẳng qua vì run sợ trước sức mạnh cơ khí của giặc Pháp, nên đã lầm lẫn khiến cho non sông đất Việt bị thực dân đô hộ cướp giựt suốt 80 năm máu lệ miên trường. Nhưng Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Tường " kẻ uống thuốc độc quyên sinh, người bị Pháp đầy ải ra tận hoang đảo nghìn trùng " cũng đã trả xong một thời lầm lạc.
     Còn Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN từ 1930 tới giờ (2010), không phải " chủ hòa " mà là " bán nước cầu vinh " một cách công khai bằng mực đen giấy trắng và hành động cho giặc Tàu là kẽ thù truyền kiếp đời đời của Dân Tộc Việt. Nên VN trong quá khứ dưới thiên đường xã nghĩa "Mác, Lê, Mao, Hồ" hôm trước do Hồ cầm quyền, hôm nay rồi ngày mai được chỉ đạo bởi bất cứ một đầu sỏ nào như Mạnh, Triết, Dũng hay Trọng, Sang, Dũng thì " bán nước cho giặc Tàu " cũng vẫn thế thôi ! Buồn là buồn thấy nước mất mà không cứu được nước, hận là hận mình hèn không dám chết để không còn thêm nổi hèn nhục mất nước trước giặc Tàu và tay sai VC -/-
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2010
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.