Hôm nay,  

Người Việt Trên Đất Mỹ: Gửi Tiền Hãy Tới Thiên Trúc

10/17/200800:00:00(View: 9290)

Chợ Thiên Trúc, Bắc Calif
Thảo Nguyễn theo gia đình sang định cư tại Mỹ năm 1993 theo diện HO của cha cô. Cũng như bao người Việt nam cần cù khác, cô lao vào kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để tạo dựng cuộc sống tốt cho gia đình và cá nhân. Theo Thảo, cô sang đây với số tuổi cũng không còn trẻ nên cô có ít cơ hội đến trường theo hết chương trình mình mong muốn, nhưng điều này không làm cô nản chí. Thảo bây giờ đã có một gia đình hạnh phúc với hai đứa con xinh xắn, và một công việc ổn định tại một hãng lắp ráp điện tử ở Silicon Valley.

Thảo nói: "Nước Mỹ cho tôi nhiều cơ hội mà bạn bè hay thân nhân của tôi ở Việt nam không có được." Chính vì điều này mà trái tim Thảo luôn hướng về những người thân tại quê nhà. Cô vẫn thường đến Western Union để gửi những món tiền nhỏ về giúp người thân của mình ở Huế, có khi giúp chị em họ của cô đóng tiền học, hay giúp những bạn bè khác còn trong hoàn cảnh khó khăn, cũng có khi cùng những người khác góp gió thành bão để mở lớp học tình thương ở Huế. "Gửi tiền qua Western Union đảm bảo, lệ phí về tỉnh thấp hơn mấy chỗ khác, mà còn rất nhanh. Chiều bên này gởi là chút xíu sau bên Huế đã có thể đi nhận tiền được rồi. Đôi khi tôi yêu cầu giao tiền tận nhà vì bà ngoại không đi nhận được, thì họ cũng giao liền." cô cho biết.

Thảo còn cho biết thêm, cô là khách hàng của Western Union cũng đã hơn 2 năm nay, và là khách hàng quen thuộc của Chợ Thiên Trúc, nằm ở 2637, Senter Road, San Jose, một trong những đại lý Việt nam của Western Union. Chợ Thiên Trúc chuyên kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng, và một số mặt hàng khác. Thiên Mạnh, chủ nhân của chợ Thiên Trúc, bắt đầu việc kinh doanh cá nhân từ năm 1997 sau một thời gian rất dài làm trong một hãng điện tử cũng ở Silicon Valley. Thiên Mạnh cũng là một ví dụ điển hình của người Việt nam ở Mỹ. Anh là thuyền nhân được chính phủ Mỹ cho phép định cư tại Mỹ năm 1978. Để có được ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua rất nhiều khó khăn, nhọc nhằn, và cố gắng, nhất là trong những năm đầu tiên trên đất Mỹ và cả những năm đầu tiên khi anh mở Chợ Thiên Trúc. Anh Mạnh quyết định làm đại lý cho Western Union từ năm 2005, vì đây là một công ty lớn, uy tín, có đầu tư bài bản. Việc làm đại lý cho Western Union sẽ tăng thu nhập của tiệm anh và tăng lượng khách vào ra mỗi ngày. Anh cũng nhận thấy rõ nhu cầu giúp đỡ người thân ở quê nhà không chỉ trong cộng đồng Việt nam, mà bất cứ người dân tha hương nào. Khách hàng đến Thiên Trúc để chuyển tiền  có khoảng 70% người Việt, 20% Mễ và 10% từ các sắc dân khác. Có được thành công hôm nay, anh Mạnh đã bỏ công sức rất nhiều để khách hàng quay trở lại cửa hàng của mình. Anh giải thích cho khách hàng cặn kẽ những lợi ích của Western Union mà những nơi khác không có. Anh khuyến khích và giúp đỡ khách hàng đăng ký Gold Card, "Vì chương trình này đồng bào mình thích lắm, nhưng không phải ai cũng biết. Có Gold Card của Western Union thì khi gửi tiền, khách hàng không phải điền giấy tờ, được điểm thưởng để đổi quà, hoặc để giảm lệ phí cho những lần gửi tiền sau." Được hỏi tại sao khách hàng Việt nam đến Thiên Trúc gửi tiền ngày một đông, anh Mạnh giải thích, "Vì dịch vụ của Western Union rất tốt, nhanh, trong vòng có vài phút*, mạng lưới đại lý lớn ở Việt nam tạo thuận tiện cho người nhận tiền. Họ cũng Giao Tiền Tận Nhà, tùy chọn lựa của khách hàng." Anh khiêm tốn  nên đã không nhắc đến một điều rất quan trọng, chính sự tận tâm, nhiệt thành và uy tín của anh đã tạo được lòng tin cho khách, ngay cả những người khách khó tính nhất. Đây là một trong những đức tính đáng quý của người Việt nam xa xứ. Khách hàng muốn biết thêm chi tiết về dịch vụ gửi tiền về Việt nam qua Western Union, vui lòng gọi số: 1-800-464-8436.

* Tùy thuộc vào giờ làm việc của các đại lý nhận tiền, sự chênh lệch múi giờ và các điều kiện, điều khoản được áp dụng khác. Xem chi tiết trong mẫu gửi tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.