Hôm nay,  

Đêm Thơ Nhạc Huyền Không: Dưới Nến Đọc Thiền Thi

10/10/200800:00:00(Xem: 4842)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Hình ảnh trong Đêm Thơ Nhạc Huyền Không.

 

Ngọc LiênChùa A Di Đà và Trung Tâm Phật Giáo Thích Thiên Ân cuối tuần qua tổ chức "Đêm Thơ Nhạc Huyền Không" (Dưới Nến đọc Thiền Thi) tại chùa A Di Đà, thành phố Westminster.  Đêm Thơ Nhạc do các đệ tử xuất gia và tại gia của Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trình bày.  Huyền Không là bút hiệu của Hòa Thượng Thích Mãn Giác.Mở đầu Đêm Thơ Nhạc, Ni Sư Thích Nữ Như Ngọc, Viện Chủ chùa A Di Đà, đại diện Ban Tổ Chức, thưa thỉnh vài lời cùng Chư Tôn Đức và quý Phật tử đồng hương.Đêm nay, trong khói hương tưởng niệm thi sĩ Huyền Không Thích Mãn Giác, chúng ta hãy nhìn lại dòng thời gian mà Thầy đã đi qua.  Hòa Thượng sinh vào mùa Thu (tháng 9) năm Kỷ Tỵ (1929) tại Huế (VN), và viên tịch vào mùa thu 2006 tại chùa Việt Nam Los Angeles, thọ 78 tuổi, hạ lạp 58 năm (58 tuổi đạo).Thuở nhỏ, Hòa Thượng tu học ở chùa Thiên Minh (Huế).  Thiên Minh Tự là chốn quy tụ giới văn nghệ cố đô một thời, cho nên hồn thơ Huyền Không đã từ tuổi thanh xuân mà tỏa rạng, để cho thơ đó còn mãi cho người, cho đời.Văn hóa và giáo dục là những lãnh vực mà Hòa Thượng ước mơ được phụng sự, tận tụy hiến dâng, để cho lòng Đạo thêm thanh cao, cho lòng Đời thêm sáng đẹp.  Có biết bao cơ sở lịch sự chùa chiền đã mượn đường kim mối chỉ của Hòa Thượng để vá lại những đường rách từ những dâu biển của thời gian.  Sự nghiệp thi ca của Hòa Thượng đã để lại lối 1,000 bài thơ trong 5 tập thơ 'Không Bến Hạn, Hương Trần  Gian, Không Gian Thành Chiếc Áo, Kẻ Lữ Hành Cô Độc, Mây Trắng Thong Dong...""...Đêm nay, chúng ta, những đệ tử xuất gia và tại gia của Hòa Thượng cùng những Phật tử, môn sinh, học trò, cùng tụ hội về đây để nhớ về thi sĩ Huyền Không, một trái tim chan hòa tình yêu Quê Hương và Đạo Pháp.  Có thể nói, đi vào thơ Huyền Không, chúng ta có thể thấy trọn vẹn trái tim yêu Đời và yêu Đạo của thi sĩ.  Ai đã từng đọc thơ Huyền Không rồi mà chưa từng nhận diện ra rằng, thơ ấy cũng là nỗi lòng dâu biển của chính mình, thơ ấy cũng là hoa trái ngọt ngào của tấm lòng nhân hậu bao dung."... Đến với thơ Huyền Không là để nhớ tới một người thân thiết đã đi xa,  Đi xa, nhưng chưa từng vắng bóng trong lòng người ở lại.  Với một người đã từng xem sự lui tới trong thế giới sanh tử này chỉ nhẹ như "Nhạn quá trường không" (Chim nhạn bay qua hư không)."Mở đầu "Đêm Thơ Nhạc Huyền Không," hai "thần đồng" Bảo Ngọc và Quốc Nam, hát bài Quê Hương.  Các em có đọc thêm 8 câu thơ trong bài "Nhớ Chùa" của thi sĩ Huyền Không.  Giọng hát đầy truyền cảm, trong sáng của Bảo Ngọc và Quốc Nam đã được quý Chư Tôn Đức và quý Phật tử tặng cho hai em những tràng pháo tay thật nồng nhiệt.Hai bé Bảo Ngọc và Quốc Nam đã đưa tất cả thính chúng trở về Quê Hương thân yêu đã ngàn trùng xa cách, nơi có ánh trăng trải vàng trên con đường làng xa tắp, có rặng dừa xanh lả ngọn bên dòng sông hiền hòa, và nhất là tiếng chuông Chùa nhẹ buông vào lúc bình minh và hoàng hôn mỗi ngày.Tiếp theo chương trình, thầy Tánh Tuệ ngâm bài thơ "Nhớ Chùa" (Huyền Không) và chị Minh Tùng hát bài "Nhớ Chùa" do nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo phổ nhạc:"Biết đến bao giờ trở lại quêBâng khuâng lòng gởi nhớ nhung vềTang thương dù có bao nhiêu nữaCũng nguyện cho Chùa khỏi tái têChuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùngRa đi ai chẳng nhớ Chùa chungMái Chùa che chở hồn dân tộcNếp sống muôn đời của Tổ Tông"(Nhớ Chùa)Giọng ngâm "xuất thần" và đạo vị của thầy Tánh Tuệ, đệ tử út của Ôn Hội Chủ trong bài thơ "Nhớ Chùa" đã làm mọi người có cảm tưởng như được trở về mái chùa xưa, có: "Đức Phật từ bi mỉm miệng cườiCó hàng tùng bách mãi xanh tươiCó con đường đỏ chạy lang thang"Bài "Nhớ Chùa" được sáng tác năm 1949.  Năm nay là năm 2008.  Sáu mươi năm đã trôi qua.  Với 20 tuổi đời, thi sĩ Huyền Không đã viết bài thơ "Nhớ Chùa," bài thơ đã để đời, bài thơ đã thở và đã sống theo từng nhịp đập trái tim người con Phật trên các nẻo đường tha hương trên thế giới cũng như ở quê nhà.Chị Minh Tùng đã hát rất dễ thương bài hát "Nhớ Chùa."  Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã phổ nhạc rất tài tình, và đã làm nổi bật được ý tưởng thi sĩ Huyền Không trong bài thơ "Nhớ Chùa."Sư cô Hạnh Trí, hiện trú ở Tu Viện Hương Nghiêm, Houston (Texas), đệ tôn (cháu) của Hòa Thượng Hội Chủ.  Sư cô đã ngâm rất thành công bài thơ "Đạt Đạo:""Ta từ sinh tử về chơiNgồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăngThân ta là dãy đất bằngTâm ta là nước sông Hằng mênh môngTình ta là đóa hoa hồngÝ ta là cả cánh đồng tâm linh"Tiếng sáo Ngọc Nôi đã đệm vào bài thơ "Nhớ Chùa" do thầy Tánh Tuệ ngâm, và bài thơ "Đạt Đạo" do sư cô Hạnh Trí ngâm, khiến cho không khí của Đêm Thơ Nhạc thêm sinh động và thanh thoát.Thầy Tánh Tuệ đã phổ nhạc bài thơ "Những Người Đi Qua" của Huyền Không, và đã hát thật hay bài này.  Bài thơ "Những Người Đi Qua" là bài thơ thi sĩ Huyền Không viết để tặng nhị vị pháp hữu thân thương Hòa Thượng Thiên Ân và  Hòa Thượng Thiên Minh.  Hòa Thượng Thiên Ân là vị đã sáng lập ra chùa Việt Nam Los Angeles, chùa A Di Đà, và các chùa tại các tiểu bang khác tại Hoa Kỳ.Sư cô Hạnh Trí nối tiếp chương trình bằng bài hát "Đêm Tàn Bến Ngự" để nhớ về Cố Đô Huế.  Giọng hát của sư cô Hạnh Trí cũng thật là "Huế"Tiếp theo, chị Phi Loan ngâm bài thơ "Gọi Tôi" của Huyền Không."Có ai gọi mãi tên tôiBao năm xa xứ đứng ngồi không yênQuê hương Đạo Pháp chưa quênCon tim ôm trọn ba miền nhớ thương"Sư cô Hoa Tâm ngâm bài "Ta Gọi Xuân Về" và chị Huê Mỹ ngâm bài "Xuân""Ô hay Xuân đến bao giờ nhỉ"Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mìnhSáng nay thức dậy choàng thêm áoVũ trụ muôn đời vẫn mới tinh"Khả năng cảm nhận của thi sĩ Huyền Không thật tinh tường.  Bài thơ vừa văn chương vừa triết học nầy đã được Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang khen là "tuyệt tác."  Bốn câu thơ trên đã trở thành bốn câu "kệ" của thiền sư Huyền Không Mãn Giác.Đặc biệt, chị Diệu Vân, một người dâu hiền của Đại Học Vạn Hạnh ngâm bài "Thầy Đã Đi Rồi" và chị Kim Phụng đã hát bài "Kính Lạy Giác Linh Thầy."Giọng ngâm ngọt ngào của Phật tử Diệu Vân đã làm thính chúng ngậm ngùi rơi nước mắt, nhớ thương vị Thầy khả kính sống cho Đạo và vì Đạo."Thầy đã đi rồi buổi sáng nayGiọt sương còn đọng giữa bàn tayTiếng chuông Thiền Tịnh ngân chưa dứtMà học trò xưa đã vắng Thầy...Thầy đã đi rồi qua bến sôngBài thơ năm ấy khắc trong lòngMái chùa che chở hồn dân tộcNếp sống muôn đời của Tổ Tông"(Trần Trung Đạo)Thi sĩ Huyền Không đã viết:"Tôi muốn dành tặng thơ tôi cho những ngôi chùa suốt đời thủy chung với quê hương, cho Phương Lang, và những thôn làng mộc mạc đang chia nỗi điêu linh cùng đất nước, cho mọi tấm lòng Phật tử vẫn sắt son hộ Đạo, dựng Đời, cho những tâm hồn biết sống gắn bó với Thơ.  Tôi vẫn mơ tôi là chú tiểu bé con ngày xưa, tóc bỏ quả đào, đêm đêm trèo lên mái chùa ngửng mặt nhìn trời với chiếc sào trong tay hăm hở khèo rụng những vì sao bỏ vào túi áo nhựt bình ...""Sống với thơ ta vẫn mãi mãi là bé thơ, mãi mãi hồn nhiên tinh sạch, vẫn mãi mãi là con đò neo sào trên một bến xưa."(Trích tập thơ Mây Trắng Thong Dong)Để chấm dứt chương trình "Đêm Thơ Nhạc Huyền Không," Ni sư Như Ngọc, đại diện Ban Tổ Chức, đã cám ơn thầy Tánh Tuệ, sư cô Hạnh Trí, sư cô Hoa Tâm, chị Diệu Vân, chị Phi Loan, chị Minh Tùng, Chị Kim Phụng, nghệ sĩ Ngọc Nôi (sáo), anh Nam Giao (đàn Guitar), hai bé Bảo Ngọc & Quốc Nam, chị Lan Phương, anh Quốc Việt (quay phim & chụp ảnh) là những vị đệ tử xuất gia và tại gia cũng như thân hữu của Hòa Thượng Thiền Sư Thi Si Huyền Không Thích Mãn Giác, đã trình diễn ngâm thơ, hát, đàn và giúp đỡ cho Đêm Thơ Nhạc được viên mãn trong bầu không khí Thiền vị và Đạo vị.Ni sư Như Ngọc cũng cám ơn Chư Tôn Đức và quý Phật tử tham dự có mặt hôm nay.  Xin kính chúc quý Ngài và quý vị khang an và vạn sự cát tường.  Ni sư cũng xin quý vị hoan hỉ cho những sơ sót trong đêm nay.  Ni sư viện chủ chùa A Di Đà xin hẹn tái ngộ "Đêm Thơ Nhạc Huyền Không" kỳ tới.Ngọc Liên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không biết người đứng đầu chính phủ CSVN trả lời thế nào về thực tế truyền thông báo chí trong nước
Cổ nhân ta thường khuyên khi ta không tự chế được sự tức giận thì trí&nbsp; ta sẽ mất khôn và dễ đưa ta đến việc làm&nbsp; xằng bậy để bị người khinh
Vào tháng trước, sau khi đắn đo trong phiên họp mùng bảy tháng Tám của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng (FOMC), Hội đồng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ quyết định
Sự việc này tưởng chừng là nhỏ nhưng thật ra không nhỏ chút nào và có thể gây hậu quả lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự kiến của người trong cuộc
Thảm kịch dân oan đang là vấn đề nhức nhối của dân tộc. Chính vì thế, những người dân chủ nên để tâm suy nghĩ về vấn đề này để xác định cho mình
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm "cướp chính quyền"
Trăn trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy - Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội
Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không"
Mùng sáu vừa qua, trùm khủng bố Al-Qaeda là Osama bin Laden công bố băng hình với các lập luận vừa đe dọa, vừa đả kích, vừa tuyên truyền
Rechungpa, cậu bé chăn dê và sau này trở thành đệ tử tâm truyền nhất của Milarepa, đã hội ngộ với đạo sư của mình năm lên 11 tuổi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.