Hôm nay,  

Nét Chim Thần Trong Chất Máu Việt

1/14/200800:00:00(View: 9454)

Chim trời. (Ảnh: Nguyễn Đức Cung)

Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn, xa hơn và rộng hơn, chứ không chỉ luẩn quẩn ba cái chuyện lẩm cẩm thường ngày. Nhiều điềm cho thấy những thay đổi sâu xa trong tâm khảm con người sau những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật nhưng cũng thật quằn quại sầu thảm với những cuộc cắn xé nhau vì miếng ăn, vì quyền lợi hơn kém, và thấm mệt vì những hồ hởi thấy vậy mà chẳng phải vậy...

NHỮNG DẤU CHỈ LẠ

Tờ The Times-Picayune ở New Orleans dịp đầu năm mới cho biết những chiều hướng của người Mỹ vào những ngày cuối cùng cựa mình bước sang vòng quay mới: những gì sẽ lui đi và những gì sẽ bước tới. Nhiều sở thích mới đang diễn tiến cho thấy những dấu chỉ khá lạ.

Người ta thích hào hứng bàn chuyện điềm thời đại chứ không dửng dưng sống qua ngày.

Thích màu quần áo tươi mát nhiều hơn màu trầm đậm.

Thích ngọc trai hơn là cơn thôi miên ám ảnh kim cương.

Thích làm việc chân tay vận động cơ thể thay vì phải để giờ chạy bộ cho bớt ứ mỡ.

Thích đi dự những buổi hòa nhạc sống động thay vì chỉ nghe đĩa.

Thích đi xem phim ở rạp lý thú hơn thuê băng hình về nhà.

Tin vào máy đo độ nói dối hơn là lời thề suông.

Thích ứng cử viên độc lập hơn người thuộc đảng phái với quyền lợi phe nhóm.

Thích làm vườn hơn là lo nuôi chó nuôi mèo.

Thích để đất trong vườn trồng cây hơn là trồng thảm cỏ.

Thích đọc báo và xem chương trình về nhà cửa và làm vườn hơn là nhạc khích động MTV.

Thích tiến tới tích cực giải quyết hơn là dậm chân tiêu cực than trách.

Thích những gì thực tế hơn là những bài học cũ rích.

Thích đề cao tuổi trưởng thành hơn là chỉ tô điểm và ham hố tuổi trẻ.

Thích tìm sách dạy nấu ăn hơn là học chơi quần vợt.

Thích chụp hình người hơn là cảnh thiên nhiên tổng quát.

Thích tìm đến những tiệm sách đạo thay vì những sách báo dâm ô đã truyền độc làm ung thối.

Thích những nhà khảo cứu Thánh Kinh hơn những tay hùng biện trên màn ảnh Tivi.

Thích đề cao những giá trị tinh thần hơn là những khoe mẽ bề ngoài.

THỜI ĐIỂM ĐI TÌM GIÁ TRỊ MỚI

Cứ nhìn qua những dấu chỉ thời đại thì cũng đủ thấy con người đã nếm đủ trái đắng, đã thấy những hồ hởi kiếm tìm ở ngoài để đo giá trị đời sống là trật đường rầy. Đời nào mà lại đi tin cái bảng quảng cáo bên đường về một tiệm bán quần áo mắc tiền: "Bạn là chính quần áo bạn mặc" (you are what you wear). Nghĩa là từ thâm thâm, không ít người thấy mình rẻ rúng chẳng có giá trị gì, nên phải lo tô điểm bằng quần áo loại sang, xe láng, nhà to, chưa kể cái mặc cảm phải bon chen chôm chỉa chút hư danh cho bớt tủi. Từ văn vẻ thì gọi là vong thân: tôi đánh mất tôi. Từ tâm lý bây giờ gọi là mất tự tin, không cảm thấy có bản lãnh và an toàn bên trong (secure), nên phải lo phóng rọi kiếm chác từ phía ngoài một cách tội nghiệp. Nhưng tâm lý cũng chứng minh một điều: càng phóng tìm càng sa lầy chán chường với kết quả là bị ê càng, giống kiểu cắn phải cục sỏi vậy.

 Niềm tin của người Việt là mỗi người đã có sẵn kho tàng giầu có trong tâm. Quí là quí ở tấm lòng. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Nên đến với nhau phải cần xả bỏ những cái mặt nạ che phủ con người thật của mình thì dòng lực tình mới phát khởi được. Người Do Thái có nghi thức rửa tay trước khi vào dự tiệc với nhau, có ý để cho lòng trở nên thanh sạch thì mới đến với nhau thật tình được. Người Việt mình trước đây cũng có nghi thức tương tự: Miếng trầu làm đầu câu chuyện. Mỗi người tự nghiền nát cái ích kỷ của mình ra thì mới phát sinh màu đỏ là màu tình son sắt, và mới gặp gỡ được con người thật của nhau.

Vì không tự tin, không thấy mình là ai, nên con người mới phải lo bon chen chộp giật để che phủ cái bất ổn bên trong. Đó là câu truyện chim phượng hoàng trong đàn gà con.

Truyện kể ngày xưa có một người đi săn nhặt được một cái trứng phượng hoàng trên núi liền đưa về ấp chung với ổ trứng gà ở vườn sau nhà. Được một thời gian thì các trứng đều nở thành một đàn gà con và một chú phượng hoàng bé xíu.

Chú phượng hoàng cứ thế lớn lên trong đám gà, và làm mọi sự như những con gà khác, vì nghĩ mình là gà. Chú ta cũng bới đất tìm sâu mà ăn. Lâu lâu cũng tranh lộn với nhau về những đống rác có nhiều đồ ăn. Chú ta cũng tập kêu "cục tác, cục tác". Thỉnh thoảng chú cũng thử vỗ cánh bay lên sà sà được một chút như những con gà khác. Rồi chú tự nghĩ: "Gà mà! Bay thế nào được."

Thời gian cứ thế trôi qua, phượng hoàng đã lớn và đã già. Một ngày kia nó nhìn lên bầu trời trong xanh thấy một con chim vĩ đại đang bay lượn trong gió lộng, xoè cánh rợp trời, thật oai hùng. Nó đầy vẻ thán phục liền hỏi các con gà khác: "Con gì vậy"" Thì được trả lời: "Đó là chim phượng hoàng, là vua các loài chim... Mà thôi, đừng có ham. Mày và chúng tao đều là gà mà."

Và rồi nó không nghĩ gì thêm nữa, tiếp tục sống như gà. Nó đã chết mà vẫn nghĩ mình là gà ở vườn sau nhà, không bao giờ biết bay lên.

TIN VUI TÔI TÌM THẤY TÔI

TRONG CHẤT MÁU VIỆT

Hình ảnh chim phượng vốn nằm sâu trong máu người Việt và trở thành nét văn hóa căn bản: mình là con của chim Tiên. Trứng rồng lại nở ra rồng, chim Tiên lại đẻ ra dòng chim Tiên. Qua các văn hóa khác nhau trên thế giới, chim bay là biểu tượng của tinh thần vươn cao, của hồn thiêng bất tử.

Nhưng chim có bay lên được hay không là do ở con mắt niềm tin được như thế. Đánh mất lòng tự tin về chính mình là căn nguyên của mọi sa đọa đổ vỡ. Chim mà lại không biết bay thì quả là một điều mâu thuẫn và phi lý tự thân. Từ thời mới gọi là vong thân, bật gốc, đánh mất căn tính. Chính vì thế mà tôi cần phải đi tìm tôi.

Truyện Gốc Rễ (Roots) của Alex Haley có đoạn nói về phong tục đặt tên cho con rất cảm động và ý nghĩa thời tổ tiên người Mỹ Đen còn ở Phi Châu. Tối hôm đó, chính người bố bế con ra ngoài trời chỉ cho con nhìn lên cao nơi muôn vàn tinh tú đang lấp lánh, rồi thì thầm nói vào tai con một tên mới: con sẽ vươn lên như vậy con nhá; đời con không chỉ lệt bệt ở mặt đất này.

Đặt tên đúng là nghi thức xác quyết hướng đi của một người. Cũng là lễ điểm đạo của nhiều tôn giáo. Vì thế mà người mình có thói quen chọn tên hiệu trong dịp lễ Quan hay lễ Đinh khi bước chân vào tuổi trưởng thành khai mào cuộc đời hoạt động; trong truyền thống đạo Chúa thì chọn thêm tên trong ngày lễ Thêm Sức ghi mốc tuổi lớn. Tất cả đều nói lên lòng xác quyết tự tin và ý hướng đời mình. Đây cũng là điều quan trọng cho việc tìm đặt tên cho con thời nay. Vì nhiều cái tên chỉ cốt cho kêu, chứ chẳng có nghĩa gì cả, nhất là đặt những cái tên Âu Mỹ cho tiện đi học hay đi làm!

Để khai mào cho giai đoạn hoạt động, Đức Giêsu đã nhận nghi thức Phép Rửa tại sông Gio-Đan.

"Chịu phép rửa xong, Đức Giêsu vừa từ dưới nước đi lên, bỗng trời mở ra, và Người thấy Thần Linh Thiên Chúa tựa như con chim bồ câu đậu xuống trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người." (Mt 3:16-17).

Ngài đã lên đường với cái nhìn chính xác về giá trị đời mình là Con yêu dấu của Thiên Chúa, hòa nhập với hình ảnh chim thần đầy lực tỏa sáng, chim bồ câu thanh thoát, chứ không phải những giá trị giả tạo vốn trói buộc và làm nhiều người vong thân. Đây đúng là lễ nghi tấn phong tước vị đích thực của Đức Giêsu khi làm người và của mỗi người sinh ra trên mặt đất này, là những hòang tử hay công chúa của Chúa trời đất.

Lễ Quan hay lễ Đinh của người Việt là thời điểm xác quyết niềm tin về hình ảnh chính mình, hướng đi đời mình: nhận ra mình là dòng chim tiên, chim thần, mang sẵn tiềm lực bay lên được và hồn thiêng bất tử

PHÚT TÌM LẠI ĐƯỢC MÌNH

Hình ảnh chim tiên hay chim thần là con người thật trong mỗi người đây rồi. Cái tôi giả vốn bị che phủ kéo ghì xuống cần phải được tẩy rửa để con người thật hiện hình bay lên được như chim bồ câu. Đây cũng là lúc tôi đi tìm tôi và tìm thấy tôi. Một người hay một dân tộc chỉ có thể vươn lên với con mắt nhìn thấy như vậy về chính mình. Giá trị đã có sẵn bên trong. Con mắt niềm tin này mới tạo được sức mạnh, khơi được thần hứng, phát khởi nguồn phú túc.

Xin được phút giây xả buông mọi bụi bặm phù du ràng buộc để nhận lãnh thần hứng với niềm tự tin Thánh Thần Chúa như chim bồ câu hiện hình qua mình, qua lời Thánh Kinh.

Lòng xác quyết quí hơn vàng bạc

Chọn đúng tên vượt mặt sang giầu.

(Cách Ngôn 22:1)

Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản - Mời thăm Mạng Lưới Dũng Lạc http://www.dunglac.org  và www.dunglac.net, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.