Hôm nay,  

Tẩu Tán Tư Bản

10/01/200800:00:00(Xem: 7845)

...nhiều người ở trong nước lại chuyển tiền ra ngoài để tàng trữ hay đầu tư...

Vào ngày đầu năm dương lịch, quân phiến loạn tại Philippines đã bất ngờ tấn công một mỏ đồng tại khu vực Nam Cotabato ở miền Nam đảo Mindanao, với mục tiêu làm nản chí nhà đầu tư quốc tế khiến họ rút vốn bỏ chạy. Nhân dịp này, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về một hiện tượng được kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa gọi là tẩu tán tu bản ra khỏi một quốc gia. Cuộc trao đổi sẽ do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả…

- Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thế giới đang nói tới triển vọng tốt đẹp của các nền kinh tế Đông Á khiến giới đầu tư quốc tế trút tiền vào các thị trường này. Vậy mà tuần trước, đúng hôm đầu năm dương lịch 2008, một lực lượng phiến loạn tại Philippines đã tấn công một mỏ đồng của nhà đầu tư ngoại quốc trong mục tiêu làm họ nản chí rút vốn ra đi. Diễn đàn Kinh tế muốn nhân dịp này tìm hiểu về hiện tượng rút vốn ra khỏi một thị trường mà trong một kỳ trước ông có gọi là "tẩu tán tư bản".

Câu hỏi đầu tiên là thuần về kinh tế thì tẩu tán tư bản là gì"

- Người ta có nhiều định nghĩa khác nhau về hiện tượng này. Nhưng nói một cách tổng quát nhất để phù hợp với nhiều trường hợp khác biệt, thì "tẩu tán tư bản là khi nhà đầu tư rút tài sản khá nhanh ra khỏi một quốc gia hay một dự án vì thấy tài sản ấy có thể bị mất giá do nhiều yếu tố khác nhau, cả kinh tế lẫn phi kinh tế." Nếu giới đầu tư về khoáng sản tại xứ nào đó mà bị sách nhiễu, cơ sở bị tấn công, nhân viên bị bắt cóc thì họ sẽ nghĩ lại về mức độ sinh lời, so sánh với rủi ro và quyết định rút lui. Khi đó, ta có nạn tẩu tán tư bản. Nếu hiện tượng đó lan rộng trong khoảng thời gian rất ngắn vì nhà đầu tư hốt hoảng thì nền kinh tế có thể bị khủng hoảng như người ta đã thấy tại Đông Á vào năm 1997.

- Hỏi: Nếu hiểu như vậy thì hiện tượng này không có ý nghĩa xấu xa như nhiều người nghĩ"

- Chúng ta đang tìm hiểu khía cạnh thuần túy kinh tế của hiện tượng này nên không nói tới chuyện xấu tốt về đạo đức hay đúng sai về pháp lý.

Tôi xin giải thích: nếu cho rằng lợi nhuận là mục tiêu chính đáng và hợp pháp, thì việc nhà đầu tư chuyển tư bản từ một nơi sinh lời ít mà rủi ro cao qua một nơi khác có mức an toàn hay lời lãi khá hơn là một việc hoàn toàn chính đáng. Xấu hay tốt là khi họ làm việc đó mà bị cấm đoán vì luật lệ chính sách của từng nước, vào từng thời, thí dụ như phải đổi tiền để chuyển ngân lậu hầu đem tài sản ra khỏi một quốc gia. Về mặt kinh tế, khi để xảy ra nạn tẩu tán tư bản như thế thì quốc gia bị thiệt vì tài sản kinh doanh giảm sút. Muốn ngăn ngừa thì phải có biện pháp hối đoái, như ấn định lại tỷ giá trao đổi của đồng bạc, thậm chí phá giá, hay thuế vụ như đánh thuế rất nặng trên tiền chuyển ngân ra ngoài, với nhiều hậu quả bất lợi không kém.

- Hỏi: Chúng ta hãy nói về hậu quả bất lợi đó trước, rồi mới suy ngược lên các biện pháp đối phó có được không"

- Khi nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi một quốc gia, dù là rất chậm, thì quốc gia đó mất một số vốn đầu tư có ích cho sản xuất. Nếu người ta tại hốt hoảng rút vốn thật mau thì tác dụng dây chuyền sẽ lây lan và dễ gây ra khủng hoảng. Khi phải chuyển tư bản ra ngoài, người ta cần đổi đồng bạc bản xứ ra ngoại tệ có thể sử dụng ở nơi khác.

Một làn sóng đổi tiền như vậy tất nhiên có ảnh hưởng bất lợi cho đồng nội tệ và nếu thiên hạ lại ào ạt mua ngoại tệ để tháo chạy thì dự trữ ngoại tệ của quốc gia nạn nhân bị hao hụt và càng muốn ngăn ngừa bằng cách ấn định hối suất hay tỷ giá cao hơn - thí dụ phải hai ba chục ngàn thay vì 16 ngàn đồng mới đổi được một Mỹ kim để đem ra ngoài - thì đồng nội tệ càng mất giá, đó là trường hợp phá giá trong thực tế.

Khi nhà đầu tư lại là người bản xứ, tình hình còn tệ hại hơn gấp bội.

- Hỏi: Ông muốn nói về trường hợp Việt Nam với thí dụ về tỷ giá đồng bạc và có trường hợp mà nhà đầu tư bản xứ rút tiền ra khỏi quốc gia của mình để đầu tư nơi khác có phải không"

- Thưa đúng như vậy. Nếu ta chấp nhận kinh tế thị trường thì nhà đầu tư có quyền tìm nơi có lợi nhất để sử dụng đồng bạc của họ, kể cả việc chuyển tiền ra nước ngoài. Muốn tránh chuyện đó thì chính quyền phải cứu xét lại chính sách đầu tư hay khả năng quản lý vĩ mô chứ không thể chỉ ra biện pháp hành chính kiểm soát hối đoái hay phong toả việc rút vốn.

Khi nhà đầu tư bản địa tẩu tán tư bản của chính họ, hậu quả còn tệ hại hơn vì trước hết, họ hết tin tưởng vào tương lai kinh tế và tâm lý ấy sẽ lây qua lãnh vực khác. Đã thế, đồng bạc bản xứ bị giảm giá, bị phá giá, làm tài sản mọi người cũng mất giá theo. Khi tài sản bị mất giá, sức sản xuất sút giảm thì sức mua hay mãi lực của người dân cũng giảm, trong khi ấy, quốc gia sẽ tốn tiền nhập khẩu hơn vì giá hàng hoá ngoại quốc trở thành đắt hơn. Tăng trưởng kinh tế vì vậy sẽ giảm sút và người dân bản xứ càng bị nghèo đi.

Tuy nhiên, vừa rồi, ta mới chỉ nói đến loại trường hợp đột biến, là triệu chứng báo hiệu khủng hoảng, trong thực tế, hiện tượng tẩu tán tư bản này vẫn có thể âm thầm xảy ra và có khi còn là một phần của chính sách kinh tế quốc gia - như trường hợp của Trung Quốc.

- Hỏi: Điều ấy hơi có vẻ lạ vì Trung Quốc nổi tiếng là nơi thu hút đầu tư rất mạnh và cũng vì đầu tư quá nhiều mà đang bị nóng máy kinh tế và bị rủi ro lạm phát như ông nhiều lần trình bày trên diễn đàn này. Vì sao tại một xứ như vậy mà lại có nạn tẩu tán tư bản, và sự tẩu tán ấy lại là một phần của chính sách kinh tế quốc gia"

- Nếu nhìn vào Trung Quốc trong một viễn cảnh dài vào khoảng chục năm thì ta thấy đầu tư của các nước tư bản Tây phương vào xứ này tương đối không thay đổi nhiều, kể cả từ năm 2001 là khi Trung Quốc gia ngập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, bình quân vào khoảng bảy tỷ một năm là nhiều.

Ngược lại, có hai khoản đầu tư gia tăng mạnh nhất là, thứ nhất từ Á châu, tăng gấp đôi kể từ năm 2001, từ gần 10 tỷ lên tới hơn 20 tỷ, và thứ hai, đầu tư từ các cơ sở kinh doanh Trung Quốc ở hải ngoại trút về Hoa lục. Tôi phải giải thích đôi chút về hiện tượng đó.

Doanh gia, đảng viên và cán bộ Trung Quốc đem tiền ra lập cơ sở ở hải ngoại để được thuế nhẹ và đầu tư ngược vào trong nước với tư cách là doanh nghiệp ngoại quốc. Số đầu tư ấy mới là nhiều nhất, lên tới gần ba chục tỷ Mỹ kim một năm và cứ được quốc tế coi là đầu tư nước ngoài. Mà loại đầu tư trong mục tiêu đầu cơ ấy lại sẵn sàng chảy ra ngoài nếu thấy thị trường Hoa lục hết có lợi hay trái bóng đầu cơ sắp bể.

Nhưng chuyện ấy chưa đáng kể bằng một hiện tượng khác là chính quyền Trung Quốc đang tung tiền đầu tư ra ngoài, như ta bắt đầu thấy từ đầu năm ngoái.

- Hỏi: Ông gọi việc Chính quyền Trung Quốc đem tiền đầu tư ra ngoài là một hiện tượng tẩu tán tư bản, nghe thấy thì có vẻ khó hiểu. Ông có thể giải thích được không"

Thực chất là như vậy nếu ta nhìn trên toàn cảnh và sự chuyển vận của tư bản hay tài sản.

- Trung Quốc áp dụng chiến lược thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu thật rẻ và giữ tỷ giá đồng bạc thấp nhằm yểm trợ chiến lược ấy khiến người dân thực ra không được hưởng gì nhiều trừ một thiểu số có chức, có quyền hay có quan hệ với đảng viên cán bộ. Mục đích có thể thông cảm được của chiến lược ấy là tạo ra công ăn việc làm cho một dân số quá đông để khỏi bị động loạn. Khi xuất khẩu ào ạt như vậy, họ thu được ngoại tệ và đạt mức dự trữ ngoại tệ nay đã mấp mé 1.430 tỷ Mỹ kim.

Họ không thể để khối tài sản đó bất động và mất giá trong kho mà phải đầu tư để sinh lời.

Họ đầu tư ra ngoài, nhất là về Mỹ qua hình thức công khố phiếu hay trái phiếu. Gần đây, họ còn trích ra mấy trăm tỷ giao cho một công ty đầu tư quốc doanh rót vào các thị trường khác, là điều diễn đàn này có phân tách vào đầu năm ngoái.

Trong năm qua, kinh tế Mỹ bị chấn động vì sự suy sụp của thị trường gia cư, vụ khủng hoảng của loại tín dụng thứ cấp sub-prime và sự đình đọng của thị trường tín dụng, vậy mà thị trường chứng khoán không tuộc dốc và lãi suất tín dụng dài hạn tại Mỹ không tăng chính là nhờ nguồn tư bản từ bên ngoài vẫn được - thay vì bị - tẩu tán vào thị trường Mỹ, trong đó có phần đáng kể của Trung Quốc. Vừa rồi, họ còn hùn vốn đầu tư vào các ngân hàng hay tập đoàn đầu tư tài chính lớn nhất Hoa Kỳ cũng trong mục tiêu đó.

- Hỏi: Điều ấy cũng là bình thường và còn cho thấy sức nặng kinh tế của Trung Quốc chứ có gì là bất lợi đâu"

- Vấn đề là Trung Quốc đang cần rất nhiều tiền để phát triển nông thôn và các tỉnh bị khoá trong lục địa theo chiều hướng tái phân lợi tức của chính quyền Bắc Kinh. Nếu không là sẽ loạn to trong vài năm tới. Tháng trước, họ mới lập ra hệ thống ngân hàng phát triển để dồn tiền về cho nông thôn là trong mục tiêu đó. Cũng vậy, hệ thống ngân hàng của họ bị chìm dưới núi nợ thối, cấp phát cho doanh nghiệp nhà nước mà không đòi lại được và sẽ mất luôn. Nếu kinh tế xứ này có dư tư bản thì sao không đầu tư vào những nơi cần thiết đó hay chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng cho lành mạnh hơn mà lại đem tiền ra ngoài"

Lý do chính là sự thiếu an toàn của thị trường Hoa lục và sự tham ô của đảng viên cán bộ! Vấn đề tẩu tán tư bản ra ngoài vì vậy có xảy ra cho Trung Quốc mà dư luận ít nhìn ra. Đây là một xứ khổng lồ, to miệng mà có xương sống rất xốp và luôn luôn ở bên mé bờ khủng hoảng. Trong một kỳ khác chúng ta sẽ còn trở lại đề tài này.

- Hỏi: Bây giờ, hãy nói về trường hợp Việt Nam, một hiện tượng tẩu tán tư bản như vậy có thể xảy ra không"

- Nó đã xảy ra mà người ta không chú ý thôi, và đây cũng là điều bình thường, dễ hiểu. Việt Nam là nơi có cơ hội làm giàu rất nhanh cho một số người, mà lại thiếu khả năng bảo toàn tài sản hay tái đầu tư vào các khu vực có lợi cho kinh tế vì chính sách quản lý vĩ mô quá kém, tham ô quá nhiều, bất ổn chính trị của lãnh đạo quá lớn vì mỗi phe này lên hay xuống lại kéo theo hàng loạt thay đổi nhân sự và quan hệ kinh doanh ở bên dưới.

Vì vậy, người ta khó nghĩ đến việc đầu tư về dài mà phải tính đến việc đầu cơ để kiếm lời nhanh và rút lẹ. Các trái bóng đầu cơ đã nổi lên trên thị trường địa ốc và cổ phiếu và sẽ bể trong tương lai.

Những ai thấy xa hoặc biết lo xa thì đã tìm cách chuyển tiền ra đầu tư ở nơi khác để khỏi mất vốn. Những nơi hấp dẫn nhất phải có nền kinh tế tự do và sự hiện diện của đông đảo người Việt làm đầu cầu. Cho nên trong khi người Việt hải ngoại gửi tiền về nhà - chính thức mỗi năm chừng năm sáu tỷ đô la - thì nhiều người ở trong nước lại chuyển tiền ra ngoài để tàng trữ hay đầu tư.

Để kết thúc, cũng nên nhắc lại lời phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ vào trung tuần tháng trước khi ông được báo chí hỏi về việc các nước bỏ tiền hùn vốn vào các ngân hàng Mỹ. Rằng "cũng tốt thôi! Vì là tiền của chúng ta mà!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.