Hôm nay,  

Hiện Tình Tôn Giáo Tại VN Năm 2007

12/11/200700:00:00(Xem: 7924)

(LTS: Sau đây là bản văn Linh Mục Phan Văn Lợi từ Huế gửi sang Hoa Kỳ để Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho VN, CRFV, trình lên quốc hội Hoa Kỳ.)

Hiện nay, tại VN, người ta nhận thấy trên phương diện tôn giáo, có nhiều nơi thờ tự được xây dựng, nhiều lễ hội tôn giáo và tín ngưỡng (nhân gian) được tổ chức, nhiều chức sắc trong nước được xuất ngoại hay chức sắc ngoài nước được nhập cảnh. Có người nghĩ rằng đó là dấu chỉ cho thấy tự do tôn giáo được mở rộng. Thật ra, đấy là những thứ tự do tôn giáo ngoại diện. Các quyền tự do tôn giáo đích thực và cơ bản nằm chỗ khác.

1- Trên phương diện lý thuyết (pháp luật).

Sau khi đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo 18-06-2004, và Nghị định số 22/2005/NDD-CP, đầu năm nay, nhà cầm quyền CSVN, tháng 7-2007, lại phổ biến cho các tôn giáo hai tập “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường xã” và “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố” để áp dụng Pháp lệnh.

a- Trong “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường xã” có những thủ tục (giấy xin phép) sau đây:

1- Bản đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.

2- Bản thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng.

3- Bản đăng ký người vào tu.

4- Bản thông báo việc sửa chữa nhỏ của cơ sở tôn giáo.

5- Bản thông báo tổ chức quyên góp.

b- Trong “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố” có những thủ tục (giấy xin phép) sau đây:

1- Bản đăng ký hoạt động hội đoàn tôn giáo.

2- Bản thông báo về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

3- Bản đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

4- Bản thông báo tổ chức quyên góp.

5- Đơn đề nghị hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký.

6- Đơn đề nghị tổ chức hội nghị thường niên, đại hội.

7- Đơn đề nghị tổ chức các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo.

8- Đơn đề nghị giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo.

9- Đơn đăng ký hoạt động dòng tu, tu viện.

10- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.

Dù là “ddăng ký”, “thông báo”, “ddề nghị”, tất cả đều có ý nghĩa “xin phép” và nhà cầm quyền có toàn quyền cho hay không.

c- Theo “Tài liệu hỏi-đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo” của Ban tôn giáo chính phủ phát hành tháng 6-2006, câu 16, thì hiện nay Nhà nước CSVN mới công nhận 16 tổ chức tôn giáo thuộc 06 tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo và Hồi giáo), đó là:

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Giáo hội Công giáo Việt Nam.

- Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc).

- Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

- Hội thánh Cao đài Tây Ninh.

- Hội thánh Cao đài Tiên Thiên.

- Hội thánh Cao đài Minh Chơn đạo.

- Hội thánh truyền giáo Cao đài.

- Hội thánh Cao đài Ban Chính đạo.

- Hội thánh Cao đài Bạch Y.

- Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu.

- Hội thánh Cao đài Chơn lý.

- Hội thánh Cao đài Cầu Kho – Tam quan.

- Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa hảo.

- Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh.

- Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang.

Nhìn danh sách được công nhận trên đây, ta thấy thiếu vắng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (của Hòa thượng Huyền Quang), Phật giáo Hòa hảo Thuần túy (của Hội trưởng Lê Quang Liêm), Tin lành Mennonite (của Mục sư Nguyễn Hồng Quang), Hiệp hội Thông công Tin Lành (của Mục sư Nguyễn Công Chính). Các Giáo hội này tiếp tục bị bách hại. Và còn rất nhiều tổ chức tôn giáo như Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Ba hai, Cơ đốc Phục Lâm, Cơ đốc truyền giáo, Báp tít… đã đăng ký từ lâu nhưng vẫn không được nhà cầm quyền CS công nhận.

d- Năm 2007, nhà nước bắt các giáo hội làm “Phiếu thu thập thông tin về các cơ sở tôn giáo” (áp dụng đối với cơ sở là đền, chùa, nhà thờ…). Trong phiếu này, có các mục (1) tên cơ sở, (2) địa chỉ của cơ sở, (3) thông tin về người đứng đầu cơ sở, (4) năm thành lập, năm bắt đầu hoạt động, (5) số người làm việc thường xuyên tại cơ sở có đến 01/07/2007, (6) kết quả thu chi của cơ sở, (7) ứng dụng công nghệ thông tin.

e- Ngoài ra, mọi quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc đều phải qua sự kiểm soát và cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Như vậy ta thấy, trên phương diện lý thuyết (luật pháp), CS vẫn khống chế, kiểm soát và hạn chế các tôn giáo về mặt (1) quy chế, (2) nhân sự, (3) sinh hoạt, (4) tài chánh và (5) liên lạc là 5 yếu tố làm nên tôn giáo.

2- Trên phương diện thực tế

a- Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng hôm 8-6-2007 vừa ký Quyết-định số 83/2007 QDD-TTg chủ-trương sẽ huấn luyện khoảng 22 nghìn cán bộ chuyên trách xử lý các vấn đề liên quan tới các tôn giáo dựa theo chương trình của Bộ Nội vụ và Học viện Chính trị Hành chánh Quốc gia Hồ Chí Minh (hai tổ chức công an mật vụ của đảng CSVN). Mấy chục ngàn cán bộ tôn giáo này có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi, kiểm soát, báo cáo và lũng đoạn và gây cản trở cho các tôn giáo.

b- Nhà cầm quyền CS can thiệp vào việc bổ nhiệm các chức sắc cao cấp trong GH Công giáo là các Giám mục, chứ Tòa Thánh Vatican không có toàn quyền. Điều đó đã dẫn tới việc tấn phong nhiều Giám mục không hoàn toàn theo tiêu chuẩn của Giáo Hội và Giáo Luật. Hậu quả là có hai giám mục đã xin từ chức khi đang thi hành nhiệm vụ: Giám mục Nguyễn Văn Yến (Phát Diệm) và Giám mục Nguyễn Tích Đức (Ban Mê Thuột). Trước năm 1975, tại VN không hề xảy ra chuyện từ chức như vậy.

c- Nhà cầm quyền CS buộc các chủng viện (là nơi đào tạo các linh mục quản xứ tương lai) phải học chủ nghĩa Mác xít, lịch sử đảng CS và pháp luật nước CHXHCNVN và phải thi với hệ số điểm cao. Điểm thi này sẽ là căn cứ để nhà cầm quyền cho chủng sinh chịu chức linh mục hay không. Việc học lý thuyết duy vật vô thần song song với giáo lý nhân bản hữu thần đã làm cho lương tâm các chủng sinh ra tê liệt, chẳng còn biết đề kháng trước cái chủ nghĩa và chế độ, các chức sắc tôn giáo này chỉ còn thuần túy lo việc lễ nghi, hay nếu có làm việc từ thiện bác ái, thì chỉ cho các nạn nhân của thiên tai, chứ không phải cho các nạn nhân của nhân tai (tức là những kẻ bị áp bức, bóc lột bởi các cán bộ và đảng viên cộng sản). Bằng chứng là các linh mục dấn thân tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền chỉ đếm trên đầu ngón tay!

d- Thư Chung năm 2007 (ra ngày 12-10) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, có viết ở số 19: “DDáng tiếc là đối với các tổ chức tôn giáo tại Việt nam, cánh cửa giáo dục vẫn còn khép chặt: tôn giáo chỉ có quyền mở trường tư thục cấp mẫu giáo. Dù vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những gì được phép để thể hiện sứ mệnh nhập thế, như mở lớp tình thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, Giáo Hội công giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt nam và, vì không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ”. Lời này tố cáo một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Các tôn giáo có vai trò mang lại những giá trị đạo đức, tâm linh, tinh thần cho xã hội qua việc rao giảng (cho quần chúng) và giáo dục (các thế hệ trẻ). Đồng thời đó cũng là cách tôn giáo phát triển chính mình. Chính việc ngăn cản tôn giáo tham gia vào giáo dục là một trong những nguyên nhân khiến nền giáo dục VN sa sút cách thê thảm và giới trẻ VN băng hoại cách trầm trọng.

e- Nhiều chức sắc tôn giáo tiếp tục bị giam tù (như linh mục Nguyễn Văn Lý), bị quản chế (Hòa thượng Huyền Quang, Hòa thượng Quảng Độ, Linh mục Phan Văn Lợi…), bị sách nhiễu (Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Nguyễn Công Chính, Thượng tọa Không Tánh, Thượng tọa Minh Nguyệt…), nhiều tín đồ tôn giáo đang bị cầm tù (như các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo sau đây: Lê Văn Tính, Bùi Tấn Nhã, Nguyễn Văn Điền, Võ Văn Thanh Liêm, Võ Văn Bửu, Mai Thị Dung, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Thị Hà, Tô Văn Mảnh, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Thùy, Nguyễn Văn Thơ, Dương Thị Tròn, Lê Văn Sóc…).

f- Các tôn giáo vẫn không có được báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình của riêng mình. Tuần báo Công giáo và Dân tộc hay tuần báo Người Công giáo VN vẫn là những cơ quan thông tin của đảng CS đội lốt tôn giáo, được những linh mục và giáo dân Công giáo theo tinh thần CS và trung thành với đảng CS điều hành. Bản tin của Hội đồng GMVN mang tên “Hiệp Thông” mỗi năm chỉ được phát hành 6 số, mỗi số 100 bản, dày khoảng 250 trang, cho 6 triệu người Công giáo. Số đầu sách Công giáo được in chỉ đếm trên đầu ngón tay và phải đưa in tại Nhà xuất bản Tôn giáo do nhà nước quản lý. Tài liệu thông tin cơ bản của Giáo hội Công giáo (“Niên giám Giáo hội Công giáo VN” xuất bản năm 2005) đã chỉ được in ra với rất nhiều sự kiểm duyệt. Chẳng hạn phải dùng từ “thánh chứng nhân” thay cho từ “thánh tử đạo”; trong số 27 Thư Chung, chỉ được in Thư Chung của năm 1980 và năm 2001 (là hai Thư Chung đẹp lòng Nhà nước hơn cả); phần viết về 5 tôn giáo bạn (Tin lành, Phật giáo, Hòa hảo, Cao đài, Hồi giáo) thì do chính các chức sắc thuộc các Giáo hội quốc doanh biên soạn.

g- Đất đai cơ sở của các tôn giáo bị CS chiếm đoạt (tạm kể từ 1975), đến nay vẫn chưa được trả lại. Hãy nghe lời của Hòa thượng Quảng Độ nói trước tập thể Dân oan khiếu kiện tại Văn phòng 2 Quốc hội CS (ở Sài Gòn) ngày 17-7-2007: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện….. Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác”. Riêng Công giáo, thì Nhà nước CS vẫn tiếp tục cướp 102/107 ha của đan viện Thiên An, Huế, cướp 17/23.5 ha của linh địa La Vang, Quảng Trị cùng hàng ngàn cơ sở (tu viện, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, viện mồ côi…) Mới đây, ngày 01-09-2007, Đức Giám mục Phanxicô Lê Văn Hồng, tổng giáo phận Huế, đã ra “Thông báo v/v làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền đất đai tôn giáo” gởi cho mọi giáo xứ và mọi dòng tu, để đòi lại các đất đai và cơ sở đang bị cộng sản chiếm đoạt. Hạn chót để nộp hồ sơ cho chính quyền địa phương là 01-11-2007. Việc nhà nước CS tự ý định hạn chót này (không biết dựa trên lý do gì) đã cho thấy CS có ý đồ muốn chiếm hẳn những gì họ đã giữ của Công giáo suốt 32 năm qua. Người ta suy đoán rằng nhà cầm quyền muốn áp dụng một điều khoản trong luật đất đai (“Ai giữ tài sản vô chủ sau 30 năm thì có quyền sở hữu tài sản đó”) vào trường hợp đất đai tài sản của các tôn giáo.

Trên đây là vài nét đại cương về hiện tình tôn giáo, đặc biệt phía Công giáo, tại Việt Nam.

Huế ngày 22-10-2007

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.