Hôm nay,  

Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta

08/06/200700:00:00(Xem: 7808)

Lời giới thiệu: Theo lịch trình quản thúc, bà Aung San Suu Kyi đã phải được trả tự  do vào ngày 27/5 vừa qua. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đều đã lên tiếng nhắc nhỡ giới quân nhân cầm quyền Miến Điện (nay gọi là Myanmar) giữ lời hứa, nhưng nhà cầm quyền quân sự Myanmar vẫn để ngoài tai và ra lệnh tiếp tục quản thúc bà. Liên hiệp quốc không thể ban hành biện pháp trừng phạt vì Trung quốc cho biết sẽ phủ quyết mọi quyết nghị trừng phạt Myanmar của Hội đồng Bảo an. 

Tạp chí The Economist số ngày 26/5 – 1/6/2007 viết bài  “Dirty dealings” (tạm dịch là “Những vụ đổi chác dơ bẩn”) giải thích hành động của các  tướng lãnh cầm quyền tại Myanmar. Qua câu chuyện này chúng ta có một góc nhìn để hiểu hơn những biến chuyển tại Việt Nam trong 8 tháng vừa qua (10/06 -6/07). Sau đây là bản phóng dịch bài “Dirty dealings.”

http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm"story_id=9241448&CFID=8101632&CFTOKEN=69962028

Trần Bình Nam

Các tướng lãnh Myanmar cai trị đất nước một cách hoang tưởng, độc ác và bao trùm bí mật là đề tài ngon lành của những nhà báo chuyên viết về thuyết âm mưu . Tháng Tư vừa qua Myanmar tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn. Ngày 15/5 Liên bang Nga cho biết đang lập lại hồ sơ bán một lò phản ứng nguyên tử nhỏ cho Myanmer. Cách đây mấy năm, kỹ sư Abdul Qadeer Khan, người có công chế tạo bom nguyên tử cho Pakistan, và là người có trách nhiệm bán hiểu biết kỹ thuật chế tạo vũ khí nguyên tử [cho Bắc Hàn và Iran (*)] đã đến viếng thăm các lãnh tụ Myanmar. Đặt các sự việc đó lên bàn người ta thấy một bức tranh đáng lo ngại là Myanmar có định tâm chế tạo bom nguyên tử.

Nhưng thực tế mà xét thì điều này khó xẩy ra. Trong một bài báo, nhà báo Andrew Selth người Miến cho rằng giới quân nhân cầm quyền tại Miến khó làm được bom nguyên tử trong 10 năm tới . Myanmer không đủ tài nguyên, không có hiểu biết kỹ thuật và có thể các tướng lãnh cũng không muốn làm việc đó . Từ trước đến nay các nhà lãnh đạo quân sự Miến vẫn tỏ ra chống việc lan truyền vũ khí nguyên tử. Lò nguyên tử nhỏ Liên bang Nga sắp bán cho Miến có thể chỉ để trang điểm và nói lên rằng Miến cũng là nước tân tiến về mặt kỹ thuật. Một bài báo khác của ông Selth cũng bác bỏ tin đồn Trung quốc đang xây dựng nhiều căn cứ quân sự dọc bờ biển Miến để đe dọa Ấn Độ và mở đường ra Ấn Độ Dương.  Theo ông Selth, chế độ Myanmar có khuynh hướng bài ngoại do đó khó có thể họ để cho Trung quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đất nhà.

Thực tế có thể là Trung quốc, Liên bang Nga (hai nước đang nuôi mộng siêu cường) và Ấn Độ đang ve vãn Miến Điện vì Miến có nhiều tài nguyên. Trong khi các tướng lãnh Miến muốn làm cho ba nước này tranh nhau vì quyền lợi để họ có thể nhờ tay các nước này giúp chống lại áp lực đòi hỏi dân chủ của thế giới Tây phương. Tháng Giêng vừa qua Trung quốc và Liên bang Nga – cả hai nước vừa ký những hợp đồng lớn khai thác dầu thô và khí đốt của Miến - đều bỏ phiếu phủ quyết một quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trừng phạt Miến Điện do Hoa kỳ đề nghị.

Ấn Độ thường ngả theo các nước Tây phương đòi các nước khác cải tổ dân chủ. Nhưng lần này một phần ngại Trung quốc sẽ xây căn cứ quân sự tại Miến, một phần vì nhu cầu năng lượng nên Ấn bỏ nguyên tắc sang một bên và gạ gẫm bán vũ khí và viện trợ tài chánh cho Miến. Ấn Độ giải thích đây là chính sách “hợp tác để thuyết phục” (constructive engagement). Các tướng lãnh Miến chê vũ khí của Trung quốc xấu nên rất phấn khởi trước đề nghị bán vũ khí của Ấn gồm súng đại bác và máy bay trinh thám.

Về phầnTrung quốc, biết rằng họ khó có thể xây dựng căn cứ quân sự trên đất Miến, nhưng nếu giúp Miến khai thác dầu thô và khí đốt, nhất là thiết kế một ống dẫn dầu băng qua Miến ra Ấn độ dương thì Trung quốc quốc bớt lo trường hợp eo biển Malacca bị kẹt. Hiện nay hầu hết dầu thô nhập cảng vào Trung quốc đều qua eo biển Malacca .

Tuy nhiên – như kinh nghiệm Ấn độ đã trải qua - không ai có thể tin vào bản tính lật lọng của các tướng lãnh Miến. Trước đây hai công ty năng lượng Ấn và một công ty Nam Hàn đã ký giao kèo khai thác khí đốt ngoài khơi của Miến. Ấn và Nam hàn đã bỏ nhiều công của cho dự án nhưng giữa chừng Miến hủy bỏ giao kèo vì Trung quốc trả giá cao hơn.

Ngày 27/5/07 là ngày hết hạn quản thúc tại gia của bà Aung San Suu Kyi, nhưng có phần chắc các tướng lãnh Miến sẽ chưa chịu trả tự do cho bà [và quả thật các tướng Miến đã tiếp tục quản thúc bà (*)].

Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu vẫn đơn phương duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Miến, nhưng sự cứng rắn của Tây phương và chính sách “hợp tác để thuyết phục” của Ấn độ không làm các tướng lãnh Miến thay đổi chính sách độc tài. Bởi lẽ còn quá nhiều nước khác đứng chờ ve vãn Miến.

June 7, 2007

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(*) ghi chú của người dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong sự trân trọng niềm tin của tất cả quí vị quan tâm đến tình hình tại Việt Nam trong và ngoài nước, trong tinh thần chia sẻ
Tôi lớn lên trong thời Đệ Nhị Cộng-Hòa, Bố tôi là một viên-chức về hành chánh của Bộ-Nội-Vụ, trụ sở ông làm việc nằm ở góc đường Nguyễn-Du
Sau những đòn phép úp mở từ cả hai bên, cuối cùng Hoa Kỳ cũng tiếp đón Chủ tịch Nước của Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết.
Nhà nước Việt Nam là một trong các Chế độ Cộng sản bị Tổng thống George W. Bush lên án trước lương tâm nhân loại trong buổi lễ khánh thành
Tính cho đến nay, đã có tổng cộng 18 ứng viên chính thức ghi danh tranh cử tổng thống Mỹ, trong đó có 10 ứng viên Cộng Hòa và tám ứng viên Dân Chủ
Nội sáu tháng đầu năm nay, trái bóng đầu cơ cổ phiếu Trung Quốc đã ba lần bị xì. Lần đầu vào ngày 28 tháng Hai
Bài phỏng vấn cựu Thủ tướng (TT) và nguyên ủy viên Bộ chính trị (BCT) Võ Văn Kiệt (VVK) của BBC được truyền đi vào cuối tháng 4
Hàn quốc và Việt nam có nhiều nét tương đồng: cùng có lịch sử dựng nước trên 4000 năm, từng bị ngoại bang xâm lấn nhiều lần
Trong thời gian gần đây, giới tiêu thụ Việt Nam bắt đầu bàng hoàng vì hàng hoá Trung Quốc kém chất lượng và thiếu vệ sinh
Vấn đề buôn bán phụ nữ trẻ em ở Thế Kỷ 21 còn tồi tệ hơn buôn bán nô lệ mấy thế kỷ trước đây. Hoa Kỳ rất tích cực trong việc chống nạn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.