Hôm nay,  

Đón Mừng 2007, Nhìn Lại 2006

04/01/200700:00:00(Xem: 8241)

Đón Mừng 2007, Nhìn Lại 2006

Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14 mà cái bắt tay khăng khít cùng câu nói chân tình: "Ngài Thủ tướng có thể hoàn toàn tin ở tôi" trong buổi trò chuyện kéo dài hơn 10 phút lúc chia tay "dùng dằng nửa ở nửa về" ngay trước tiền sảnh tòa khánh tiết của chính phủ CHXHCNVN, giữa Tổng thống G.Bush và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã ghi dấu một thời kỳ mới trong bang giao Việt Nam- Hoa Kỳ, thời kỳ giao thương hữu hảo.

Có người cho rằng đây là thắng lợi của lãnh đạo đảng Cộng sản và Chính phủ. Tôi nghĩ đây là thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi này đạt được có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng dân chủ trong và ngoài nước.

Những nỗ lực kiên trì của những tinh hoa trí tuệ dân chủ trong đấu tranh lý luận, tư tưởng và trong việc truyền bá thông tin trung thực, kiến thức hiện đại... đã góp phần thức tỉnh xã hội và làm chuyển hóa nhận thức không chỉ trong quảng đại, trong trí thức, lão thành cách mạng, cựu chiến binh... mà ngay cả trong đầu não đảng Cộng sản, trong Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt nam. Nó không chỉ góp phần chuyển hóa các cuộc đấu tranh của công nhân, của nông dân từ tự phát đến tự giác mà còn làm chỗ dựa cho các phần tử tiến bộ trong lãnh đạo Đảng từ địa phương đến Trung ương, giúp họ có cơ sở để vững tâm đương đầu với các thế lực bảo thủ, trì trệ, dốt nát nhưng lại có thần uy phù trợ bởi cái bóng quá khứ và của những thần quyền ma quái.

Tuy nhiên, một việc làm tưởng như không dính dáng gì đến dân chủ nhưng lại đã góp được phần rất to lớn cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam. Đó là việc công khai hóa bức thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh bằng photocopy để nhân bản và tán phát rộng, đặc biệt là đã đưa được bức thư này lên mạng internet. Sự kiện này như tiếng bom cực lớn nổ trong lòng Đảng, như tiếng chuông vang rền thức tỉnh những tâm tư. Người ta không còn chỉ thấy những mafia ghê gớm trong kinh tế-xã hội như Năm Cam, PMU-18.. mà còn những mafia chính trị-ngoại giao rùng rợn, hãi hùng. Dư luận cho rằng bức thư của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cùng với Bản Báo cáo của Bộ Quốc Phòng tại Hội nghị Quân ủy Trung ương mở rộng trước Đại hội X đã bạch hóa hết sức rõ ràng nguy cơ xâm nhập sâu và thao túng hoàn toàn Việt Nam của tình báo Hoa Nam thông qua Nguyễn Chí Vịnh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh bằng cái công cụ Tổng cục 2 đã bị biến chất nguy hiểm những năm gần đây. Nhờ vậy Đại hội X mới có thể đạt được một vài thành công cơ bản. Nhiều người có thể không hài lòng khi chưa xoay chuyển được nội dung bản Báo cáo Chính trị trình bày trước Đại hội X, nhưng trong cái thời khắc vừa qua, việc ngăn chặn được sự lộng hành của Tổng cục 2, hạ được thần quyền của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, gạt bỏ được những tay chân, vây cánh của họ: Nguyễn Khoa Điềm, Phạm văn Trà, Trần Đình Hoan... quả thực đã là chiến tích cứu nguy dân tộc. Không có chiến tích ấy thì không những Việt Nam chưa vào được WTO, chưa tạo được tiền đề trở thành đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mà nguy cơ chui vào ống tay áo Trung Quốc vẫn còn đó. Dư luận từ nội bộ chủ động tung ra cho thấy chẳng phải người ta chỉ định đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương, mà dưới sự điều khiển từ bên ngoài, còn định đưa Nguyễn Chí Vịnh lên làm Tổng bí thư, như Putin của Việt Nam đó sao!

(Gần đây, xôn xao tin Lê Đức Anh đã đi Trung Quốc. Người bảo ông ta được Trung Quốc nhận sang tỵ nạn chính trị, người bảo ông không đi. Tôi cho rằng rất có thể đã đi, danh chính là chữa bệnh, thực chất là tỵ nạn chính trị. Bởi vì, trước những bằng chứng hiển nhiên về man khai lý lịch, không xử lý kỷ luật thì Đảng chẳng ra gì, xử lý kỷ luật thì không những vỗ mặt những con nhang đệ tử vốn là bùn đất đã được Đỗ Mười, Lê Đức Anh sơn phết, mà còn làm tiền lệ nguy hiểm cho nhiều vụ xử lý các cấp chóp bu khác. Vả chăng, rồi đây Lê Đức Anh chết thì quốc tang hay không quốc tang cũng dở. Đẩy ông ta đi chữa bệnh vô thời hạn sẽ tránh được việc phải xử lý kỷ luật. Khi ông ta chết, lễ tang ông thế nào là do Trung Quốc).

Năm 2006 cũng là năm phá rào mở cánh cho tự do báo chí và xuất bản. Dù người ta hung hãn sục xạo, lục soát tanh bành để cướp được mấy chục bản sách thì cuốn "Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam" vẫn đã và đang được nâng niu trên tay hàng ngàn độc giả. Bốn tờ báo: "Tự do ngôn luận", "Tự do dân chủ", "Tổ quốc", "Dân chủ" vẫn tràn lan trên mạng toàn cầu và phơi phới truyền đi dưới dạng báo giấy nhờ kéo xuống từ trên mạng, in ra và photocopy nhân bản...

Xã hội công dân đã quẫy mạnh, phá tung cái vỏ cứng chuyên chế để chủ động hình thành. Rầm rập xuất hiện những "Khối 8406", "Đảng Dân chủ XXI", "Đảng Thăng tiến", "Liên minh Dân chủ Nhân quyền", "Hội ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo", "Hiêp hội Công Nông đoàn kết", "Công đoàn độc lập", "Hội Dân oan", "Ủy ban Nhân quyền Việt Nam" v v...

Giới già chọc sâu vào tung thâm, giới trẻ tung hoành trên các chiến tuyến. Không sợ uy lực, không quản gian lao, không ngừng, không nghỉ, hình thành thế trận đa nguyên với nhiều tướng lĩnh trẻ đầy sáng kiến. Càng đàn áp mạnh càng dũng mãnh đạp trên bạo tàn đứng lên thành những dũng sỹ can trường, cả nam lẫn nữ.

Không phải không còn những khắc khoải về nỗi trông mong mờ mịt đối với sự hình thành một "ngọn cờ" và khả năng tập hợp thành một lực lượng thống nhất. Không phải không có những nỗi buồn xót xa cho sự xung đột giữa Trần Khải Thanh Thủy và Nguyễn Khắc Toàn, ở trong nước, và sự tồn tại nhức nhối những kẻ chọc gậy bánh xe nguy hại hơn cả công an Việt Nam như vài "nhà chính trị" cùng mấy nhà báo quái đản nào đó, ở ngoài nước.

Các tổ chức Đảng, các hội đoàn chen vai thích cánh nở rộ như nấm sau mưa nhưng mới chỉ như những tín hiệu báo xuân chứ chưa có khả năng góp xuân. Vì chưa có sự chuẩn bị chin chắn, chưa đủ trí tuệ và bản lĩnh, chưa có động cơ tốt thể hiện ở các tôn chỉ mục đích đúng đắn nên có lẽ khó thoát cảnh sớm nở tối tàn.

Tuy nhiên, cần tỉnh táo để có thể bình thản trước những va đập xô xát như thế, những ấu trĩ như thế. Bởi vì đấy là hệ quả tất yếu của vận động phát triển. Nếu không phát triển thì hầu như sẽ không có những điều đó xẩy ra. Lịch sử các phong trào Cách mạng nhung, Công đoàn Đoàn kết... đã chứng minh điều đó. Ngay cộng sản Việt Nam buổi mới lập thân cũng vậy. Không phải chỉ có nghi án Nguyễn Ái Quốc- Phan Bội Châu mà ngay Nguyễn Ái Quốc cũng đã từng có chỗ phủ định Trần Phú; Hà Huy Tập từng bất hòa với Nguyễn Ái Quốc...

Mặt khác, cũng cần phải thấy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam không hoàn toàn quyết định bới các nhà hoạt động dân chủ biểu kiến đang công khai đương đầu mà còn nhờ sức tác động rất quan trọng của các tư tưởng dân chủ khả ái đĩnh đạc trồi lên ngay trong lòng Đảng. Tiếng nói của những Nguyễn Trung, Đặng Quốc Bảo, Nguyên Ngọc, Lê Đăng Doanh, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Dương Trung Quốc, Phan Thế Hải... tuy không bộc trực, không quyết liệt nhưng độ thấm sâu của nó, sức lay chuyển của nó cũng rất mạnh mẽ. Rồi rùng rùng đây đó những Thái Bình, Tây Ninh nổi dậy chống quan tham lại nhũng, những cuộc biểu tình nổ ra khắp đó đây ở nông thôn, trong các xí nghiệp, doanh nghiệp.... Đành rằng chống cộng, chống chính quyền không đồng nghĩa với đấu tranh vì dân chủ, nhưng đấy cũng là những tác động gián tiếp tạo sức ép buộc Đảng, Chính phủ không thể ung dung tọa hưởng kỳ thành mà phải luôn luôn động não để ít ra là xúc tiến mạnh mẽ hơn cải cách hành chính, mở rộng hơn dân chủ cơ sở, khẩn trương hơn trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Rồi các đại biểu Quốc hội với những câu hỏi trong các buổi chất vấn tại Hội trường ngày càng khoét sâu vào những vấn đề húy kỵ hơn. Rối hệ thống báo chí của Đảng nống dần khỏi vòng kim cô của Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương mà nguy cơ của nó uy hiếp đến mức thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải lập cập tung ra Nghị định 37 CP....

Năm 2007 đang kéo gần ngày bầu cử Quốc hội khóa XI đến. Không nên đặt vấn đề tẩy chay, cũng không nên hy vọng có thể mời Liên Hiệp Quốc vào giám sát mà phải chủ động tích cực góp sức tạo ra một kỳ bầu cử khác hẳn những kỳ bầu cử trước. Xóa bỏ cho được tệ trạng Đảng cử dân bầu thông qua cái công cụ cò mồi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phải vừa chủ động đề xuất, vừa hướng dẫn dư luận quảng đại tạo sức ép lớn buộc Đảng, Chính phủ ban hành và thực thi nghiêm túc những thể lệ bầu cử mới, bảo đảm có bầu cử tự do thật sự, bảo đảm sau bầu cử, đất nước có được một Quốc hội thực sự đại biểu cho trí tuệ, cho nguyện vọng và lợi quyền của nhân dân Việt Nam.

Một Quốc hội mạnh dần dần sẽ có thể thao túng được đảng Cộng sản Việt Nam, buộc Đảng bỏ điều 4 Hiến pháp, trở lại đúng vị trí thành viên xã hội. Luật hóa Đảng, buộc Đảng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật như bất kỳ tổ chức nào khác, phải chịu sự gíám sát của Quốc hội.

Gia nhập WTO và tiến tới thâm giao với Hoa Kỳ đang là tiền đề giúp tiến trình dân chủ hóa Việt Nam không thể đảo ngược. Ai đó có thể không hài lòng cho rằng hai chính quyền Mỹ- Việt nắm chặt tay nhau thì các lực lượng dân chủ sẽ bị bỏ rơi, vì vậy họ dèm pha cả Cộng sản Việt Nam lẫn Bush bằng cái luận điểm độc lập tự chủ. Phải nhận thấy rằng với đặc điểm thời đại hiện nay, trong hoàn cảnh địa chính trị hiện tại, trước hiểm họa bá quyền lởn vởn, Việt Nam không còn phương thức nào khác là trong khi mở rộng lòng ra đón bè bạn năm châu thì tay phải phải nắm chặt tay Hoa Kỳ, tay trái phải nắm chặt tay Trung Quốc. Vấn đề là cần có đường lối độc lập tự chủ chứ không nên lệ thuộc vào những tín điều mơ hồ để rồi trở thành nô lệ không tự giác cho Liên Xô hay Trung Quốc như trước đây.

Có đường lối đối ngoại đúng đắn, đừng ngoan cố duy trì "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" nữa, hãy chủ động hội nhập sâu vào thế giới tiên tiến bằng cái đầu tỉnh táo và bản lĩnh vững vàng, đồng thời đẩy tiến trình dân chủ hóa đi lên mạnh mẽ hơn nữa thì tất sẽ có nước giầu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mùa Giáng sinh 2006

Số nhà 6 - Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội, Điện thoại: (04) 5 534370.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi thuyết trình đã diễn ra vào hồi 11 giờ sáng tại trụ sở của Hội đồng An ninh Quốc gia trực thuộc Phủ Tổng thống
Có lẽ không ít người trong chúng ta hàng ngày có dịp đi qua Richmond Highway (U.S. 1), góc với Telegraph Road, mà ít để ý đến một ngôi nhà thờ thật khiêm tốn
Những người nhận được trợ cấp an sinh xã hội (social security beneficiaries) có nhận được tiền trợ cấp kinh tế của chính phủ (economic stimulus payments) hay không"
Tôi rời Việt Nam sang Mỹ cách đây hơn mười năm. Ngày đó tôi không hề nghe bố mẹ tôi kể về cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ.
Hiện tượng ngày càng có nhiều người dân Việt nam thuộc nhiều nghề nghiệp, thành phần khác nhau, bất chấp những đe dọa
Kinh tế quốc gia, ở đâu cũng vậy nhưng nhất là ở Mỹ, không phải là một thứ máy có một người –Tổng Bí Thư Đảng- bấm nút lên xuống
Năm 1950, Trung Cộng bắt đầu xâm chiếm nước láng giềng Tây Tạng. Ngày 10 tháng 3 năm 1959 dân Tây Tạng đứng dậy đánh đuổi quân xâm lược Trung Cộng
...Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc... Bạn tôi, chị Tâm Tuý cũng đã bị chôn sống...
Cuối tuần trước đó, sau khi những đoạn video chiếu MS Wright diễn thuyết xuất hiện trên trang web youtube.com, TNS Obama đã tự ý gọi các đài truyền hình
Báo chí và truyền hình vùng New Orleans trong dịp lễ Phục Sinh mấy năm trước đây đều nói tới một chuyện lạ xảy ra trong nhà thờ Chúa Lên Trời ở La Place
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.