Hôm nay,  

Đón Mừng 2007, Nhìn Lại 2006

04/01/200700:00:00(Xem: 8232)

Đón Mừng 2007, Nhìn Lại 2006

Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14 mà cái bắt tay khăng khít cùng câu nói chân tình: "Ngài Thủ tướng có thể hoàn toàn tin ở tôi" trong buổi trò chuyện kéo dài hơn 10 phút lúc chia tay "dùng dằng nửa ở nửa về" ngay trước tiền sảnh tòa khánh tiết của chính phủ CHXHCNVN, giữa Tổng thống G.Bush và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã ghi dấu một thời kỳ mới trong bang giao Việt Nam- Hoa Kỳ, thời kỳ giao thương hữu hảo.

Có người cho rằng đây là thắng lợi của lãnh đạo đảng Cộng sản và Chính phủ. Tôi nghĩ đây là thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi này đạt được có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng dân chủ trong và ngoài nước.

Những nỗ lực kiên trì của những tinh hoa trí tuệ dân chủ trong đấu tranh lý luận, tư tưởng và trong việc truyền bá thông tin trung thực, kiến thức hiện đại... đã góp phần thức tỉnh xã hội và làm chuyển hóa nhận thức không chỉ trong quảng đại, trong trí thức, lão thành cách mạng, cựu chiến binh... mà ngay cả trong đầu não đảng Cộng sản, trong Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt nam. Nó không chỉ góp phần chuyển hóa các cuộc đấu tranh của công nhân, của nông dân từ tự phát đến tự giác mà còn làm chỗ dựa cho các phần tử tiến bộ trong lãnh đạo Đảng từ địa phương đến Trung ương, giúp họ có cơ sở để vững tâm đương đầu với các thế lực bảo thủ, trì trệ, dốt nát nhưng lại có thần uy phù trợ bởi cái bóng quá khứ và của những thần quyền ma quái.

Tuy nhiên, một việc làm tưởng như không dính dáng gì đến dân chủ nhưng lại đã góp được phần rất to lớn cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam. Đó là việc công khai hóa bức thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh bằng photocopy để nhân bản và tán phát rộng, đặc biệt là đã đưa được bức thư này lên mạng internet. Sự kiện này như tiếng bom cực lớn nổ trong lòng Đảng, như tiếng chuông vang rền thức tỉnh những tâm tư. Người ta không còn chỉ thấy những mafia ghê gớm trong kinh tế-xã hội như Năm Cam, PMU-18.. mà còn những mafia chính trị-ngoại giao rùng rợn, hãi hùng. Dư luận cho rằng bức thư của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cùng với Bản Báo cáo của Bộ Quốc Phòng tại Hội nghị Quân ủy Trung ương mở rộng trước Đại hội X đã bạch hóa hết sức rõ ràng nguy cơ xâm nhập sâu và thao túng hoàn toàn Việt Nam của tình báo Hoa Nam thông qua Nguyễn Chí Vịnh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh bằng cái công cụ Tổng cục 2 đã bị biến chất nguy hiểm những năm gần đây. Nhờ vậy Đại hội X mới có thể đạt được một vài thành công cơ bản. Nhiều người có thể không hài lòng khi chưa xoay chuyển được nội dung bản Báo cáo Chính trị trình bày trước Đại hội X, nhưng trong cái thời khắc vừa qua, việc ngăn chặn được sự lộng hành của Tổng cục 2, hạ được thần quyền của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, gạt bỏ được những tay chân, vây cánh của họ: Nguyễn Khoa Điềm, Phạm văn Trà, Trần Đình Hoan... quả thực đã là chiến tích cứu nguy dân tộc. Không có chiến tích ấy thì không những Việt Nam chưa vào được WTO, chưa tạo được tiền đề trở thành đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mà nguy cơ chui vào ống tay áo Trung Quốc vẫn còn đó. Dư luận từ nội bộ chủ động tung ra cho thấy chẳng phải người ta chỉ định đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương, mà dưới sự điều khiển từ bên ngoài, còn định đưa Nguyễn Chí Vịnh lên làm Tổng bí thư, như Putin của Việt Nam đó sao!

(Gần đây, xôn xao tin Lê Đức Anh đã đi Trung Quốc. Người bảo ông ta được Trung Quốc nhận sang tỵ nạn chính trị, người bảo ông không đi. Tôi cho rằng rất có thể đã đi, danh chính là chữa bệnh, thực chất là tỵ nạn chính trị. Bởi vì, trước những bằng chứng hiển nhiên về man khai lý lịch, không xử lý kỷ luật thì Đảng chẳng ra gì, xử lý kỷ luật thì không những vỗ mặt những con nhang đệ tử vốn là bùn đất đã được Đỗ Mười, Lê Đức Anh sơn phết, mà còn làm tiền lệ nguy hiểm cho nhiều vụ xử lý các cấp chóp bu khác. Vả chăng, rồi đây Lê Đức Anh chết thì quốc tang hay không quốc tang cũng dở. Đẩy ông ta đi chữa bệnh vô thời hạn sẽ tránh được việc phải xử lý kỷ luật. Khi ông ta chết, lễ tang ông thế nào là do Trung Quốc).

Năm 2006 cũng là năm phá rào mở cánh cho tự do báo chí và xuất bản. Dù người ta hung hãn sục xạo, lục soát tanh bành để cướp được mấy chục bản sách thì cuốn "Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam" vẫn đã và đang được nâng niu trên tay hàng ngàn độc giả. Bốn tờ báo: "Tự do ngôn luận", "Tự do dân chủ", "Tổ quốc", "Dân chủ" vẫn tràn lan trên mạng toàn cầu và phơi phới truyền đi dưới dạng báo giấy nhờ kéo xuống từ trên mạng, in ra và photocopy nhân bản...

Xã hội công dân đã quẫy mạnh, phá tung cái vỏ cứng chuyên chế để chủ động hình thành. Rầm rập xuất hiện những "Khối 8406", "Đảng Dân chủ XXI", "Đảng Thăng tiến", "Liên minh Dân chủ Nhân quyền", "Hội ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo", "Hiêp hội Công Nông đoàn kết", "Công đoàn độc lập", "Hội Dân oan", "Ủy ban Nhân quyền Việt Nam" v v...

Giới già chọc sâu vào tung thâm, giới trẻ tung hoành trên các chiến tuyến. Không sợ uy lực, không quản gian lao, không ngừng, không nghỉ, hình thành thế trận đa nguyên với nhiều tướng lĩnh trẻ đầy sáng kiến. Càng đàn áp mạnh càng dũng mãnh đạp trên bạo tàn đứng lên thành những dũng sỹ can trường, cả nam lẫn nữ.

Không phải không còn những khắc khoải về nỗi trông mong mờ mịt đối với sự hình thành một "ngọn cờ" và khả năng tập hợp thành một lực lượng thống nhất. Không phải không có những nỗi buồn xót xa cho sự xung đột giữa Trần Khải Thanh Thủy và Nguyễn Khắc Toàn, ở trong nước, và sự tồn tại nhức nhối những kẻ chọc gậy bánh xe nguy hại hơn cả công an Việt Nam như vài "nhà chính trị" cùng mấy nhà báo quái đản nào đó, ở ngoài nước.

Các tổ chức Đảng, các hội đoàn chen vai thích cánh nở rộ như nấm sau mưa nhưng mới chỉ như những tín hiệu báo xuân chứ chưa có khả năng góp xuân. Vì chưa có sự chuẩn bị chin chắn, chưa đủ trí tuệ và bản lĩnh, chưa có động cơ tốt thể hiện ở các tôn chỉ mục đích đúng đắn nên có lẽ khó thoát cảnh sớm nở tối tàn.

Tuy nhiên, cần tỉnh táo để có thể bình thản trước những va đập xô xát như thế, những ấu trĩ như thế. Bởi vì đấy là hệ quả tất yếu của vận động phát triển. Nếu không phát triển thì hầu như sẽ không có những điều đó xẩy ra. Lịch sử các phong trào Cách mạng nhung, Công đoàn Đoàn kết... đã chứng minh điều đó. Ngay cộng sản Việt Nam buổi mới lập thân cũng vậy. Không phải chỉ có nghi án Nguyễn Ái Quốc- Phan Bội Châu mà ngay Nguyễn Ái Quốc cũng đã từng có chỗ phủ định Trần Phú; Hà Huy Tập từng bất hòa với Nguyễn Ái Quốc...

Mặt khác, cũng cần phải thấy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam không hoàn toàn quyết định bới các nhà hoạt động dân chủ biểu kiến đang công khai đương đầu mà còn nhờ sức tác động rất quan trọng của các tư tưởng dân chủ khả ái đĩnh đạc trồi lên ngay trong lòng Đảng. Tiếng nói của những Nguyễn Trung, Đặng Quốc Bảo, Nguyên Ngọc, Lê Đăng Doanh, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Dương Trung Quốc, Phan Thế Hải... tuy không bộc trực, không quyết liệt nhưng độ thấm sâu của nó, sức lay chuyển của nó cũng rất mạnh mẽ. Rồi rùng rùng đây đó những Thái Bình, Tây Ninh nổi dậy chống quan tham lại nhũng, những cuộc biểu tình nổ ra khắp đó đây ở nông thôn, trong các xí nghiệp, doanh nghiệp.... Đành rằng chống cộng, chống chính quyền không đồng nghĩa với đấu tranh vì dân chủ, nhưng đấy cũng là những tác động gián tiếp tạo sức ép buộc Đảng, Chính phủ không thể ung dung tọa hưởng kỳ thành mà phải luôn luôn động não để ít ra là xúc tiến mạnh mẽ hơn cải cách hành chính, mở rộng hơn dân chủ cơ sở, khẩn trương hơn trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Rồi các đại biểu Quốc hội với những câu hỏi trong các buổi chất vấn tại Hội trường ngày càng khoét sâu vào những vấn đề húy kỵ hơn. Rối hệ thống báo chí của Đảng nống dần khỏi vòng kim cô của Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương mà nguy cơ của nó uy hiếp đến mức thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải lập cập tung ra Nghị định 37 CP....

Năm 2007 đang kéo gần ngày bầu cử Quốc hội khóa XI đến. Không nên đặt vấn đề tẩy chay, cũng không nên hy vọng có thể mời Liên Hiệp Quốc vào giám sát mà phải chủ động tích cực góp sức tạo ra một kỳ bầu cử khác hẳn những kỳ bầu cử trước. Xóa bỏ cho được tệ trạng Đảng cử dân bầu thông qua cái công cụ cò mồi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phải vừa chủ động đề xuất, vừa hướng dẫn dư luận quảng đại tạo sức ép lớn buộc Đảng, Chính phủ ban hành và thực thi nghiêm túc những thể lệ bầu cử mới, bảo đảm có bầu cử tự do thật sự, bảo đảm sau bầu cử, đất nước có được một Quốc hội thực sự đại biểu cho trí tuệ, cho nguyện vọng và lợi quyền của nhân dân Việt Nam.

Một Quốc hội mạnh dần dần sẽ có thể thao túng được đảng Cộng sản Việt Nam, buộc Đảng bỏ điều 4 Hiến pháp, trở lại đúng vị trí thành viên xã hội. Luật hóa Đảng, buộc Đảng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật như bất kỳ tổ chức nào khác, phải chịu sự gíám sát của Quốc hội.

Gia nhập WTO và tiến tới thâm giao với Hoa Kỳ đang là tiền đề giúp tiến trình dân chủ hóa Việt Nam không thể đảo ngược. Ai đó có thể không hài lòng cho rằng hai chính quyền Mỹ- Việt nắm chặt tay nhau thì các lực lượng dân chủ sẽ bị bỏ rơi, vì vậy họ dèm pha cả Cộng sản Việt Nam lẫn Bush bằng cái luận điểm độc lập tự chủ. Phải nhận thấy rằng với đặc điểm thời đại hiện nay, trong hoàn cảnh địa chính trị hiện tại, trước hiểm họa bá quyền lởn vởn, Việt Nam không còn phương thức nào khác là trong khi mở rộng lòng ra đón bè bạn năm châu thì tay phải phải nắm chặt tay Hoa Kỳ, tay trái phải nắm chặt tay Trung Quốc. Vấn đề là cần có đường lối độc lập tự chủ chứ không nên lệ thuộc vào những tín điều mơ hồ để rồi trở thành nô lệ không tự giác cho Liên Xô hay Trung Quốc như trước đây.

Có đường lối đối ngoại đúng đắn, đừng ngoan cố duy trì "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" nữa, hãy chủ động hội nhập sâu vào thế giới tiên tiến bằng cái đầu tỉnh táo và bản lĩnh vững vàng, đồng thời đẩy tiến trình dân chủ hóa đi lên mạnh mẽ hơn nữa thì tất sẽ có nước giầu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mùa Giáng sinh 2006

Số nhà 6 - Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội, Điện thoại: (04) 5 534370.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.