Hôm nay,  

Viết Về Một Người Bạn Trẻ Đã Ra Đi

02/07/201000:00:00(Xem: 6048)

Viết Về Một Người Bạn Trẻ Đã Ra Đi

Letamanh
Tôi đã từng vào thăm viếng bạn bè bị bệnh hay bị thương từ chiến trường ở Quân Y viện Pleiku hay Tổng Y viện Cộng Hoà. Những lần ấy tôi thấy trong lòng nặng trĩu buồn và nghĩ về số phận con người! Nhưng những ý nghĩ đó rất mơ hồ với các hiện tượng xảy ra trước mắt. Những thương bệnh binh bị cụt tay, cưa chân hay mất một phần thân thể, hay hy sinh mạng sống nơi chiến địa, theo tôi hồi đó, cũng là vì “Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm”! Từ lòng yêu nước nơi trang sách và qua huấn luyện quân trường, cái tôi và lòng ích kỷ đã bị một gì đó nhân danh, để chúng bị xóa sổ trong đầu người lính chiến!
Theo vận nước điêu linh, với những ngày tháng trong tù của người Cộng Sản, họ đã mang tôi đi từ Nam ra Bắc. Từ địa ngục trần gian ấy, tôi cũng đã từng chứng kiến và chôn xác bao nhiêu là bạn bè cùng cảnh ngộ. Họ nằm xuống với đủ hình thức trong âm thầm buồn tủi và đau đớn! Có người chết, hai mắt mở trừng vì mới bị bắn do quên xin phép đi vệ sinh trong lúc lao động. Có người bị còng tay, bị bắn vào đầu vì tổ chức trốn tù. Nhưng phần đông thì chết vì đói rét và những hành hạ nghiệt ngã… Trải qua biết bao thế sự thăng trầm, hình như con người của tôi đã chai đá mỏi mòn, không còn có những cảm xúc  như hồi còn trẻ, hồi còn lý tưởng về cuộc đời đẹp tươi đầy hứa hẹn trong lòng!
Đúng là trong cái cực Âm le lói một chút tiểu Dương, trong cái cực Dương lại mang một tia tiểu Âm. Đây là những ý tưởng mà tôi có được lúc làm hồ sơ tị nạn Hoa Kỳ theo diện HO. Gia đình tôi đã được “đổi đời” từ khi giả biệt quê hương yêu dấu của mình! Đến được bến bờ tự do là giấc mơ của hầu hết những người Việt Nam dưới nanh vuốt một chế độ độc tài toàn trị… Nhưng cuộc sống ở bất cứ  đâu, dầu sướng hay khổ, con người vẫn mang thân phận của con người! Nếu nói theo sách nhà Phật, với “sinh - lảo - bịnh - tử”, thì cái vòng lẫn quẩn luôn không ai có thể thoát.
Tôi cũng đã từng viếng thăm và tiển đưa rất nhiều bạn bè đồng tù, khi định cư ở Hoa Kỳ, vì tuổi già sức yếu, bệnh hoạn mang theo từ trong các trại gọi là “cải tạo”, Sau khi làm cầu nối cho vợ con được đến bến tự do; họ đã thoả mãn ra đi! Các Văn Thi Hữu từng quen biết, từng vui cười bắt tay nhau trong các cuộc hội họp đấu tranh cho quê hương hay những hội thảo về văn chương… không ít người trong số họ cũng đã nằm xuống trên quê hương thứ hai nầy! Những bạn bè lúc còn mài đủng quần ghế nhà trường cũng đã lần luợt sắp hàng nằm xuống nơi nghiã trang xa quê nhà hàng ngàn dăm… Trong những giây phút đứng trước linh cữu người quá cố, tôi cảm thấy tâm hồn trống rổng và rất bình an nếu lại đến phiên mình!
Thế mà lòng tôi lại nặng trĩu sầu bi khi bước vào căn phòng 220 của bệnh viện Fountain Valley vắng lặng, chỉ cô độc một mình nguời bạn trẻ bệnh hoạn của tôi đang ngồi ăn trưa. Hôm đó là lúc 10:00 ngày 24 tháng 6 năm 2010. Anh vừa nhập viện hai hôm trước vì chứng bệnh nan y làm anh khó thở. Đón tôi bằng nụ cười, cái bắt tay đầy tình cảm. Mấy đứa con của anh đang trong giờ học nên không đứa nào có thể trực tiếp ngồi cạnh anh trong lúc nầy. Người vợ thân yêu của anh cũng đã từ giã cõi đời sáu năm về trước, để lại cho anh ba đứa con thơ!  Trong sáu năm trời làm lụng vất vả với đủ thứ nghề để nuôi dạy ba đứa trẻ, gia tài vô gía của vợ chồng anh. Đứa trai lớn nhất hiện giờ đã qua khỏi ngưỡng cửa Đại Học UCLA, đứa trai thứ hai đang năm thứ nhất và cô con gái út, với số tuổi 13 trong khuôn viên trường trung học! Thế mà trời không nhìn xuống để thấy hoàn cảnh gà trống nuôi con, anh phát giác ra là đã mang bệnh ngặt nghèo thời kỳ chót!


Tôi quen với anh bạn trẻ vì chúng tôi cùng có trong danh sách Hội Văn Bút Việt Nam Nam Cali. Chủ Tịch Văn Bút giới thiệu anh là nhà văn, thi sĩ, nhạc sĩ; đang đảm nhận chức Tổng Thư Ký Hội Văn Bút. Lúc ấy, có thể cách đây hơn mười mấy năm về trước, anh rất đẹp trai, xông xáo và có nét rất nghệ sĩ! Lúc đó gia đình anh thuộc vào hạng làm ăn khá và gia đình rất hạnh phúc… Sau khi người vợ trẻ yêu dấu ra đi vì bạo bệnh’ anh vẫn một lòng tần tảo nuôi con. Vợ anh là người Ninh Hòa, Khánh Hòa. Anh vẫn xem Ninh Hòa là quê hương thứ hai của mình, nên trong các sinh hoạt về văn học của xứ Ninh, anh đều có mặt! Tôi có vợ Ninh Hòa và cũng thường sinh hoạt với các thi văn hưũ trong diễn đàn Ninh-Hoà.com, songdinh.com hay những buổi hội hè đình đám có liên quan đến quê hương Phan Thiết của anh. Vì thế nên chúng tôi trở nên thân thiết với nhau, mặc dù anh và tôi so le số tuổi, anh còn rất trẻ!
Trở lại trong phòng bệnh biện Fountain Valley, chúng tôi trao đổi với nhau về bệnh tình của anh. Anh kể rằng, anh bị khó thở, có cảm giác thiếu không khí nên gọi xe cấp cứu. Trên người anh dày đặc giây nhợ và máy móc. Anh đang thở bằng ống chuyền oxy, trên các màng computer đang chi chít những biểu đồ về tim mạch và số đo về phổi. Anh ngồi trứơc bàn ăn với những thức ăn trưa do bệnh viện cung cấp.  Đang nói chuyện thì điện thoại reo, tôi nhắc anh không nên nói nhiều nếu không cần thiết. Đó là điện thoại của con trai anh. Tôi nghe anh nói  anh mệt, khó thở, muốn nó về gấp. Rồi anh tắt máy, vừa uống sửa tươi vừa cười, anh khoe với tôi là thằng con lớn của anh sắp ra trường UCLA; nó sẽ về kịp ngày thứ bảy ( là ngày 26-6-2010). Trong lúc chúng tôi đang hàn huyên với nhau thì Bác Sĩ vào phòng. Tôi chào ông và đứng qua một phiá. Bác Sĩ kéo ghế ngồi đối diện với bạn tôi và bắt đầu nói về bệnh tình của anh. Ông ta là người Nhật, tôi nghĩ thế, ông nói tiếng Anh chậm và dễ hiểu. Theo đó anh bạn tôi đã quá trể để có thể làm được những gì trong tầm tay của con người! Vì bệnh tình bộc phát quá nhanh nên ông đề nghị hai giải pháp. Thứ nhất là trong lúc nầy ông sẽ cho ống cao su vào phổi để thở vì một bên phổi kia, cái bứu to quá, chỉ còn thoi thóp một bên nhỏ không đủ khí cho cơ thể. Khi nào không còn cách thì rút ra và sẽ đi luôn… Cách thứ hai là ông ta sẽ cho thuốc vào tiếp nhưng biện pháp nầy cũng chỉ là chống đỡ qua ngày!
Anh bạn tôi bình tỉnh một cách kỳ lạ và đáng khâm phục. Anh nói với Bác Sĩ là anh cần thời gian ngắn để gặp các con anh, nên anh chọn giải pháp thứ hai! Ông Bác Sĩ đứng dậy đưa cả hai tay ra bắt tay anh và chúc lành cho anh! Tôi thấy anh bình tỉnh mĩm cười đứng lên cuối đầu chào ! Đợi anh bạn ngồi xuống, tôi chạy theo ra ngoaì với Bác Sĩ. Tôi nói với ông ta về gia cảnh của anh và mong ông xem xét giúp gì được thêm nữa không. Nghe tôi nói về gia cảnh bệnh nhân, ông ta thảng thốt như vừa bị choáng váng. Ông nói ông không ngờ có một gia đình mà cả vợ lẫn chồng  ra đi khi còn rất trẻ vì bệnh nan y! Ông lắc đâu nói với tôi là haỹ ngồi lại với anh bạn vì thời gian nầy rất quí báu với bệnh nhân…!
Anh bạn tôi đã ra đi êm thấm lúc 1:00 PM ngày 25 tháng 6 năm 2010. Anh đã không thể nào gặp các con đầy đủ để nhìn chúng nó lần cuối cùng. Tên anh là Võ Đình Dược – Bút danh là Đôn Võ. Trước khi nằm xuống, anh cũng đã được bạn bè và bà con cùng Thi Văn Hữu khắp nơi tổ chức một đêm nhạc hội “tình thương” tại Paracel Seafood Restaurant trên đường Brookhurst, Cali. Cuộc sống ngắn ngủi của vợ anh, của anh với căn bệnh ngặt ngheò đã làm cho toàn thể bạn bè, bà con và các Văn Thi Hữu khắp nơi thương cảm. Giờ đây tương lai của ba đứa con của anh sẽ ra sao trong một biển đời vô cùng phúc tạp nầy!
Letamanh
26-6-2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt
Người ĐẠT ĐẠO phải trong sạch trong tư tưởng ảnh hưởng đến lời nói và việc làm. Cần phải gạt bỏ ngay hạt nhân xấu vừa nảy mầm
Dân chúng Mỹ lại một lần nữa tưng chào mừng Ngày Sinh Nhật thứ 231 năm của quốc gia trẻ trung Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 32 năm dưới chế độ CS, người dân Việt Nam trong nước vẫn chưa được hưởng
Phim ảnh Việt Nam thời gian này ra nhiều về số lượng cũng như về chất lượng
Sau 1954 ba tôi rời nơi chôn nhau cắt rún, tạm xa gia đình vì sinh kế.
Bài viết này được đúc kết bởi cảm xúc có được sau hai ngày tham dự Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt (HNQTVTV) do Viện Việt Học (1) tổ chức
Công cuộc cứu trợ nạn nhân Sóng Thần ở Nam Á là một nỗ lực quốc tế lớn lao, chưa từng thấy trên thế giới. Nó cũng làm nổi bật một điểm rất đặc biệt
Có thể nói cuộc biểu tình của đồng bào Mỹ tho ở Saigon là một cuộc biểu tình lớn nhứt và lâu nhứt của đồng bào Miền Tây đòi hỏi đất đai
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.