Hôm nay,  

Quân Nhân Mỹ Việt: Thần Tượng Của Tôi

6/28/201000:00:00(View: 7566)

Quân Nhân Mỹ Việt: Thần Tượng của Tôi

Nathan Lam Dang
(LTS: Bài viết bằng Anh ngữ của cậu bé 10 tuổi Nathan Lam Dang, bản Việt ngữ do mẹ của bé dịch, phổ biến qua các diễn đàn, cho thấy ngọn lửa chiêán đấu và giữ gìn cho tự do không bao giờ tắt trong tim người Việt hải ngoại.)
Chủ đề tôi chọn ngày hôm nay cho bài luận của tôi là về những quân nhân người Mỹ gốc Việt đã hoặc đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ của chúng ta.  Một trong những nhân vật quan trọng chính đầu tiên mà tôi muốn viết về là Thiếu Tá Hải Quân Christopher Phan Vĩnh Chinh, mà tôi gọi ông với sự tôn trọng của tôi:  cậu Chris.  Cậu Chris là một trong những người bạn rất gần của Dì tôi.   Bản thân tôi chưa từng gặp cậu Chris ngoài đời, tôi chọn đề tài viết về cậu Chris bởi vì nền tảng và kinh nghiệm của cậu rất ấn tượng với tôi và cậu là một trong những thần tượng của tôi.
Cậu Chris sinh ra tại Vĩnh Long, Việt Nam. Cậu di cư đến Hoa Kỳ  khi cậu được chín tuổi.  Cậu định cư ở Carmel, Indiana với gia đình.  Cậu Chris vào học đại học Indiana University và tốt nghiệp luật tại trường đại học Southern Illinois University năm 1999.  Sau khi tốt nghiệp Trường Hải Quân Tư Pháp tại Newport, Rhode Island, cậu Chris về làm việc cho văn phòng Phục Vụ Pháp Lý Hải Quân tại tiểu bang New Jersey vào tháng 4, năm 2001, tiến trình đầu tiên cho nhiệm vụ của mình.  Cậu Chris sau đó được điều sang công tác tại văn phòng Trial Service Office, Yokosuka, Nhật, vào Tháng Bảy, 2003 với vai trò là một công tố viên.
 Cậu Chris cũng từng là cố vấn pháp luật cho Tư Lệnh Hải Quân Naval Special Warfare Group One từ tháng 5, 2005 đến tháng 5, 2007.   Trong thời gian này, cậu được điều động sang chiến trường Irag trong  thời gian 6 tháng để cộng tác với Lực  Lượng Hải Quân Đặc Biệt (Người Nhái).  Sau 5 năm thi hành công vụ, cậu gia nhập và phụ vụ bên Quân Pháp Hải Quân Hoa Kỳ,  cậu phục vụ trung bình 1 ngày cuối tuần cho mỗi tháng, và 2 tuần một năm trong đồng phục.  Công việc dân sự của cậu  là một luật sư trợ lý cho luật Sư đoàn của Hải Quân Hoa Kỳ.  Trong tháng 11/2008 vừa qua, cậu được thăng cấp Thiếu Tá Hải Quân Hòa Kỳ.
Bên cạnh những thành công mà cậu Chris gặt hái được trên con đường binh nghiệp, cậu cũng muốn sử dụng kiến thức của mình để phục vụ cộng đồng người Mỹ gốc Việt và giúp đỡ người khác. Với đầy đủ sự nhiệt tâm, một trong những hoài bão của cậu là thiết lập một hiệp hội để hỗ trợ tất cả các quân nhân người Mỹ gốc Việt đã từng phục vụ và hiện đang phục vụ trong lĩnh vực quân sự Hoa Kỳ và gia đình họ.
Ước mơ của cậu vẫn tiếp tục phát triển và đã thành sự thật khi cậu gặp được những người bạn khác cùng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, những người bạn cùng có chung chí hướng với cậu.  Mùa xuân năm 2007, trong khi triển khai cùng với Lực Lượng Hải Quân Đặc Biệt  tới Iraq, cậu Chris gặp Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ , cậu Thọ Nguyễn.  Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, cả hai chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm, mục tiêu và hoài bão của nhau, cả hai điều trải nghiệm sự nguy hiểm và những nổi cô đơn khi xa gia đình.
Ngày 23 tháng 8, năm 2008, cậu Chris với cậu Thọ cùng với Hạ Sĩ Lục Quân Hoa Kỳ, cậu Thảo Bùi, Đại Úy Lục Quân Hoa Kỳ, cậu Triết Bùi và Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ, cậu Hiển Vũ bắt đầu soạn thảo những nội quy và luật lệ để thành lập Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt đầu tiên và duy nhất (gọi tắt là VAAFA).  Ngày 15 tháng 9, năm 2008, hội chính thức được công nhận bởi tiểu bang California.  Hội tổ chức buổi tiệc ra mắt lần đầu tiên tại Quận Cam ngày 31 tháng 5, năm 2009.


Mục tiêu chính của sự thành lập Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt để thể hiện tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát triển mạng lưới chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm cho những thành viên quân nhân người Mỹ gốc Việt đã phục vụ hoặc đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ và hổ trợ cho gia đình họ.  Những hội viên hỗ trợ các thành viên bằng tham gia vào những chương trình gây quỹ, họ quyên góp tiền để cung cấp những thùng quà tình thương gởi đên những quân nhân gốc Việt đang phục vụ trên khắp thế giới cũng như hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.  Họ cũng chia xẽ  với cộng đồng Việt Nam về những kinh nghiệm trong cuộc sống, lợi ích và giá trị khi phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Hội đã thiết lập rất nhiều sự kiện quan trọng với sự hỗ trợ từ cộng đồng Việt Nam như chương trình gởi quà Tình Thương hàng năm từ hậu phương ra tiền tuyến, chương trình phân phối đồ chơi cho các trẻ em trong những dịp lễ, chương trình Món Quà Từ Trái Tim, bên cạnh việc hỗ trợ cho các thành viên của VAAFA, các  hội viên cũng tham gia vào sinh hoạt cộng đồng như thăm viếng các vị cao niên tại viện dưỡng lão Alta. Trong tháng sáu tới đây,  hội sẽ  thiết lập một chương trình gây quỹ học bổng Vinh Danh Các Anh Hùng Tử Sĩ để tưởng nhớ và vinh danh 12 vị quân nhân gốc Việt đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia, họ đã hy sinh vì Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.
Tôi quen biết cậu Chris và những thành viên của cậu trong một dịp tình cờ qua Dì Trân của tôi.  Tôi nhớ một đêm tôi thấy Dì tôi viết chi phiêu quyên tặng hội trong một chương trình quyên góp gởi quà Tình Thương cho các quân nhân ngoài tiền tuyến do hội tổ chức.  Lúc đó, tôi thường thắc mắc tại sao Dì tôi phải quyên tặng tiền cho những người Dì chưa từng gặp mặt trong đời nên tôi chạy đến va hỏi Dì, thay vì trả lời câu hỏi của tôi, Dì hỏi ngược lại tôi.  Tôi nhớ Dì hỏi rằng :  Nathan, tại sao những người đó hy sinh cuộc sống của họ để bảo vệ mình mặc dù họ chưa từng biết mình.  Dì nói khi nào tôi trả lời được câu hỏi của Dì, thì tôi sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi mà tôi hỏi Dì.
Tôi cảm thấy mắc cở và hổ thẹn với bản thân mình trước mặt Dì tôi trong đêm đó vì trong lúc tôi bận rộn để tìm câu trả lời cho câu hỏi của Dì tôi thì cô em gái 3 tuổi Ashley của tôi mang cái ống heo của nó đến bên Dì tôi, nó muốn quyên tặng $25 bằng những bạc cắc. 25 xu tiền bỏ ống heo của nó cho hội VAAFA cho chương trình gởi quà Tình Thương của họ.  Cô em gái bé bỏng của tôi liền quay qua và nói với tôi rằng:  Anh hai, chúng ta phải nói lời cảm ơn đến các quân nhân của mình.  Đó là một lời ám chỉ rất đơn giản cho câu trả lời của tôi.  Cảm ơn em gái bé bỏng của tôi, người đã dạy tôi giá trị của cuộc sống. 
Tôi chọn cậu Chris là thần tượng cho đề tại cho bài luận văn của tôi không chỉ vì xuất thân của cậu, bên cạnh sự thành công mà cậu đã gặt hái được, tôi rất ngưỡng mộ cậu về những gì cậu đã làm cho cộng đồng Việt Nam của chúng ta.  Tôi rất tự hào về mỗi thành viên của hội VAAFA mỗi khi  tôi nói về họ, đặc biệt riêng với cậu Chris, mặc dù chỉ biết cậu qua Dì tôi, người tích cực ủng hộ VAAFA, chúng tôi luôn luôn nói chuyện qua điện thư, nhưng trong trái tim tôi, cậu luôn là một vị anh hùng và là thần tượng của tôi.  Tôi ngưỡng mộ cậu về những sự phục vụ, lòng tốt của cậu, tính cách thân thiện và sự thành công của cậu.   Tôi muốn dành bài tiểu luận này như một món quà từ trái tim của tôi tặng đến cậu, người mà tôi chưa từng gặp mặt ngoài đời.   Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ dung những sự thành công của cậu như là một điển hình để tôi noi theo và trong tương lai tôi sẽ nối tiếp theo bước chân của cậu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.