Hôm nay,  

Tin Đồn Và Sư Thật Trong Hồ Sơ Cải Tổ Y Tế

11/03/201000:00:00(Xem: 11532)

Tin Đồn Và Sư Thật Trong Hồ Sơ Cải Tổ Y Tế

Vũ Anh Mai
Thời gian vừa qua, chúng ta đã được chứng kiến cảnh nước Mỹ bị chia rẽ với hình ảnh những cuộc cãi vả, mạt sát, và cả ẩu đả từ 2 phe ủng hộ và phản đối kế họach cải tổ y tế tại những cuộc họp town hall meeting-kỉểu họp tổ dân phố cấp phường ở Việt nam dưới thời cộng sản.  Trong số những người khơi ra những lý lẽ chỉ trích gây căng thẳng tại các buổi họp đó, không biết có bao nhiêu kẻ làm cò mồi cho phe chống nhưng trong số đó không ít những ngừơi nhiệt thành phản đối thật lòng cho lý lẽ của mình. 
Nghi vấn được đặt ra là:  Trong số những ngừơi đang đỏ mặt tía tai gân cổ gào thét cho quan điểm của mình thì thật sự có mấy ai đã đọc cả hơn một ngàn trang bản kế họach cải tổ y tế"  Ngoài ra, khi quan sát những ngừơi biểu tình đứng ngòai những hội trường và các cuộc biểu tình chống đối mang những biểu ngữ hoặc hình ảnh biếm họa tổng thống Obama đi kèm với hình búa liềm trên nền đỏ hay chữ thập ngoặc của phát xít và thậm chí những biểu hiệu kỳ thị chủng tộc, chúng ta dễ dàng nhận ra khí thế hừng hực kia mang đầy mùi cảm tính hơn là lý lẽ.
Hãy nhớ lại lịch sử nước Mỹ, vào thời Đại khủng hỏang vào thập niên 1930’, chính sách The New Deal chẳng những đã cứu nước Mỹ mà còn vực dậy nền kinh tế ra khỏi khủng hỏang, nhưng khi tổng thống Franklin D. Roosevelt đệ trình chính sách này thì người ta đã ồn ào lên án ông là cộng sản và phát xít.
Sinh sống và thừa nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai đã dung nạp người Việt tị nạn, chúng ta cần có sự bình tĩnh để đánh giá vấn đề cải tổ y tế hầu tỏ ra bản lĩnh của một cộng đồng trẻ nhưng có thái độ trưởng thành trong gia đình xã hội Mỹ.  Hơn nữa, cũng cần phải nhắc rằng hầu hết những thành viên trong cộng đồng Việt nam, từ những vị cao niên, những người thợ lẫn chủ trong kỷ nghệ làm nails, những người phục vụ và làm việc trong những thương mại phục vụ cộng đồng như nhà hàng, chợ và các ngành truyền thông thì bảo hiểm y tế với giá rẻ là một nhu cầu tối ưu để sống còn khi mức chi phí y tế luôn luôn là ám ảnh phá sản cho mỗi từng cá nhân.  Do đó, khi khảo sát những tin đồn và kiểm chứng sự thật sẽ rất thiết thực cho cuộc sống của chúng ta và của thế hệ con em sắp tới.
Trên vấn đề cải tổ y tế, đến giờ phút này, qua các cuộc khảo cứu của các hệ thống truyền thông, các tổ chức nghiên cứu độc lập (Factcheck.org, AARP, PolitFact…) đều truy ra các lý luận phản bác đã xách động dân chúng đều đến từ những email tạo tin đồn của những thế lực phản đối.
Thế lực nào thật sự đứng đằng sau những xách động này" 
Câu trả lời đơn giản là những tập đòan bị ảnh hưởng bất lợi vì sự cải tổ. 
Xin được nhắc lại thời Đại khủng hỏang 1930’, giới chủ nhân tư bản phản đối vì với cải tổ, The New Deal, họ phải trả cho bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp và an sinh xã hội cho cho nhân viên (và điều này cho đến ngày nay chúng ta, những người đi làm, đều được hưởng lợi và nhìn nhận đây là một tiêu chuẩn để có công bằng xã hội). 
Tương tự, hiện tại, không cần phải có bất kỳ một kiến thức cao siêu nào để nhận ra rằng các tập đòan tài phiệt đằng sau kỷ nghệ bảo hiểm y tế sẽ hết thời độc quyền sinh sát sinh mạng dân chúng khi kế họach cải tổ y tế được thông qua.
Các cơ quan truyền thông và tổ chức nghiên cứu bất vụ lợi đều công nhận các tin đồn đều được tạo ra bởi các đại cao thủ trong nghề xách động.  Rất nhiều tin đồn được gắn cho những xuất xứ có vẻ xác đáng, kiểu như là: “theo điều sô 143 trang số 256 của kế họach cải tổ thì….” nhưng khi đọc điều số đó ở trang số đó thì người ta khám phá là sự thật đã bị bẻ cong và ngụy biện.  Thí dụ: Trong những email tung tin đồn, có 1 tin là trong hồ sơ cải tổ đưa ra bởi hạ viện thì chánh quyền sẽ kiểm sóat tài khỏan ngân hàng của mọi cá nhân, nhưng thật ra, trong bản dự thảo của Hạ viện mọi chi phí trả cho bác sĩ và cơ sở y tế phải được chuyển khỏan trực tiếp từ tài khỏan của bảo hiểm công đến tài khỏan của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ bảo hiểm công (nhằm kiểm sóat tránh thất thóat và gian lận như chúng ta thường nghe nói về medicare và medical).  Điều trên không mảy may qui định gì đối với bệnh nhân và người nhận bảo phí công cả.  Đương nhiên, người Mỹ phát điên vì vốn tôn trọng quyền cá nhân và tư hữu với cái tin.. “vịt ảo” này.
Tin đồn 1.  “Death Panel”: Chính sách cải tổ y tế cưỡng bức và khuyến khích giải pháp cái chết với sự giúp đỡ y khoa với những bệnh nan y.
Từ “Death panel”, hội đồng thần chết, trở thành một danh từ nổi tiếng khi cựu Hoa Hậu ứng cử viên phó tổng thống, liên danh với thượng nghị sĩ McCain, kiêm thống đốc tiểu bang Alaska (lúc ấy), sáng tạo ra từ này trong trang Facebook của bà ngày 7 tháng 8 năm 2008.  Kể từ đó những nhóm biểu tình xử dụng từ này trong những nội dung chống đối của họ.
Một dẫn chứng sau đây cho thấy tác động rất lớn lên người dân với tin đồn “Death Panel”:  Khi tham dự một buổi họp về cải tổ y tế với các thành viên hội AAPR, một tổ chức tương trợ cho những người trên 50 tuổi, tổng thống Obama nhận được cú điện thoại từ một phụ nữ tên Mary ở Bắc Carolina, hỏi rằng: “Tôi được nghe rằng tất cả những người hưởng medicare sẽ được gọi để hỏi họ sẽ muốn chết kiểu nào.  Điều này ảnh hưởng tôi vô cùng, tôi xin tổng thống hứa với tôi đừng để điều này trong luật cải tổ”. 
Sự thật, chẳng có điều khỏan nào trong suốt hơn 1000 trang dự luật cải tổ y tế đòi hỏi người ta muốn chết kiểu nào, nhưng bà Mary đã bị trúng đòn tuyên truyền xuyên tạc bởi phe chống đối.
Thoạt đầu, tin đồn này được thổi lên bởi cựu phó thống đốc của bang New York, Betsy McCaughey, đảng Cộng hòa, trên một chương trình talkshow với Fred Thompson, một cựu ứng cử viên tổng thống thuộc đảng cộng hòa, vào ngày 16 tháng 7 năm 2008, bà nói rằng bà đã đọc bản dựư thảo (hơn 1,000 trang"""") này và ‘khám phá” ở trang 425 ra rằng:” Quốc hội (ý nói phe Dân chủ) muốn cưỡng chế điều này … mỗi 5 năm, mỗi người thụ hưởng chương trình medicare bị đòi hỏi tham dư một buổi tư vấn cung cấp thông tin giúp họ sẽ chết sớm hơn như thế nào, từ chối tiếp nhận dưỡng chất qua dịch truyền như thế nào, từ chối đi bệnh viện, … và nên làm như vậy vì lợi ích cho tòan xã hội  … và (làm như thế, cải tổ y tê) sẽ làm quí vị chết sớm”.
(Link:
http://fredthompsonshow.com/premiumstream"dispid=320&headerDest=L3BnL2pzcC9tZWRpYS9mbGFzaHdlbGNvbWUuanNwP3BpZD03MzUxJnBsYXlsaXN0PXRydWUmY2hhcnR0eXBlPWNoYXJ0JmNoYXJ0SUQ9MzIwJnBsYXlsaXN0U2l6ZT01)
Tương tự, bản tuyên bố của lãnh tụ đảng Cộng hòa tại hạ viện, dân biểu John Boehner và chủ tịch ủy ban chính sách của đảng Cộng hòa, Thaddeus McCotter được công bố ngày 23 tháng 7 năm 2008, viết:
(link: http://republicanleader.house.gov/News/DocumentSingle.aspx"DocumentID=139131)
“Điều khỏan 1233 của bản dư thảo khuyến khích những cơ sở cung cấp dịch vụ tế cho những người hưởng Medicare (những người già trên 65 mới được hưởng Medicare) những tư vấn trên sự sử dụng những công cụ nhân tạo để truyền chất dinh dưỡng và những liệu pháp nhằm chấm dứt sự sống và (như vậy) đặt các vị cao niên vào hòan cảnh bị sức ép phải ký vào hướng chấm dứt sự sống và không có sự lựa chọn nào khác.” …” Bản dự luật này sẽ kéo chúng ta đến con đường vô đạo lý là chánh quyền ủng hộ quyền được chết của bệnh sẽ trở thành luật.”
Sự thật:
Điều khỏan 1233 của bản dự luật cải tổ y tế của hạ viện lần đầu cho phép Medicare, mỗi 5 năm, được chi trả cho một buổi tư vấn đặc biệt trong trường hợp chính các cụ (người được thụ hưởng Medicare phải trên 65 tuổi) yêu cầu được một buổi tham vấn đặc biệt với bác sĩ của họ về những săn sóc trước khi chết cho họ như truyền dich, dưỡng chất và những gì họ muốn xảy ra cho họ lúc đó.  Như vậy, dự luật này mở rộng thêm phạm vi săn sóc của Medicare cho các cụ khi các cụ yêu cầu, không phải như các tin đồn thất thiệt của phe đối nghịch là cưỡng chế các cụ phải tham dự mỗi 5 năm một cuộc tư vấn để chết sớm.  Link:


http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z"c111:h.r.3200
Sự thật và lời đồn cũng đã được phơi bày khi giới truyền thông đã trao giải nhất cho bà Sarah Palin cùng với từ “Death Panel” do chính bà sang tạo, trong giải những lời nói dối nhất trong năm 2009.
Link:
http://www.politifact.com/truth-o-meter/article/2009/dec/18/politifact-lie-year-death-panels/
Tin Đồn 2: Người đang có bảo hiểm với các công ty bảo hiểm tư sẽ bị mất bảo hiểm và người đi bảo hiểm công không có quyền lựa chọn quyền lợi bảo hiểm.
Xuất xứ từ trang mạng blog.flecksoflife.com , trong ngày 19 tháng 7 năm 2008, phán rằng một viên chức chánh quyền sẽ quyết định cho từng người họ sẽ nhận bảo hiểm lọai gì. 
Sự thật:
Dự luật đề xuất danh sách những hạng mục bảo hiểm sẽ được cung cấp từ các hãng tư nhân và công để người mua so sánh.  Quan trọng hơn, dự luật đòi hỏi các hãng bảo hiểm tham gia chương trình bảo hiểm công không được từ chối bán bảo hiểm cho những người có tiền sử bệnh lý và phải bán chương trình bảo hiểm tối thiểu cho họ.
Tin Đồn 3:  Cải tổ y tế sẽ cắt Medicare.  Do đó, những người già bị ung thư không được chưã xạ trị(Chemo therapy) cũng như bị phân biệt đối xử theo tuổi tác và bệnh lý.
Dưa trên lời phát biểu của thượng nghị sĩ cộng hòa Mitch McConnell, trưởng khối thiểu số thượng viện, theo tường thuật của hãng thông tấn AP,” Một số người trong quốc hội chỉ muốn vội vã thông qua cải tổ y tế bất kỳ hình thức nào không nhất thiết phải làm cách nào cho đúng.  Do đó, họ tìm mọi chỗ để kiếm tiền để trả cho chi phí cải tổ, ngay cả phải cắt tiền Medicare cho người cao niên.”
Phụ họa với lý lẽ trên, dân biểu cộng hòa Mike Pence, chủ tịch đương nhiệm Nghị hội Cộng hòa, với phát biểu được trích trên the New York Times “đảng Dân Chủ sẽ cắt tiền Medicare và sẽ làm hàng triệu người cao niên sẽ không có bảo hiểm sức khỏe”.
Những lời trên, cũng tương tư xảo thuật diễn dịch xuyên tạc những đề xuất trong dự luật cải tổ y tế. 
Thực tế, chi phí cho Medicare theo cung cách hiện nay thì đến năm 2019 sẽ là $803 tỉ, hiện tại là $422 tỉ và con số đó sẽ càng tăng.  Bây giờ, nếu cải tổ thì sẽ tiết kiệm được 500 tỉ trong vòng 10 năm trên số tiền trả cho các công ty bảo hiểm theo chương trình hiện tại là Medicare Advantage Plans.  Chẳng những tiết kiệm được số tiền phải bao cấp cho các công ty bảo hiểm tham gia vào chương trình Medicare, dư luật còn cung cấp thêm 340 tỉ trong vòng 10 năm cho chương trình Medicare.
Theo trả lời của tổng thống Obama trong cuộc họp vơi tổ chức AAPR vào tháng 7, 2008, thì chúng ta được hiểu rằng, chương trình Medicare hiện tại được chính phủ ‘bao cấp” cho các công ty cung cấp dịch vụ y tế.  Nhưng với dự luật cải tổ, các công ty trên phải đấu thầu để nhận bao thầu làm dịch vụ trên chứ không còn dung tiền của người thọ thuế “bao cấp” cho các công ty bảo hiểm y tế nữa.
Như vậy, các công ty bảo hiểm sẽ mất bớt lợi nhuận trong dịch vụ Medicare chứ không phải những người cao niên nhưng phe Cộng hòa lại “uống” lưỡi (chứ không phải là uốn lưỡi trước khi nói) hô hoán là cải tổ y tế cắt tiền cho người cao niên hưởng Medicare.
Tương tự, căn cứ vào lá thư của chín thượng nghị sĩ cộng hòa họat động trong ủy ban sức khỏe công cộng gởi cho tổng thống vào tháng 6, 2008 viết rằng “ cải tổ y tế sẽ ép buộc thị trường tư nhân cạnh tranh với chương trình bảo hiểm của chính phủ trong vị thể không có công bằng cạnh tranh trong thị trường.” 
Lá thư trên có đưa dẫn chứng kết quả nghiên cứu của The Lewin Group, một công ty tư vấn và nghiên cứu trực thuộc tập đòan bảo hiểm y tế UnitedGroup, để cho rằng 119.1 triệu người Mỹ sẽ mất bảo hiểm tư.
Tuy nhiên,sự thật thì trong bản nghiên cứu của Lewin Group báo cáo rằng số tiền trả cho bảo hiểm công sẽ rẽ hơn 30% so với bảo hiểm tư do đó sẽ có khỏang 119.1 triệu người sẽ  bỏ bảo hiểm tư để đổi sang bảo hiểm công nếu bảo hiểm công mở ra cho tất cả mọi người.
Link:
http://www.lewin.com/News/Article/15/
Như vậy, bản báo cáo các hãng bảo hiểm tư sẽ mất 119.1 triệu khách hàng đã được các nhà chánh trị xuyên tạc thành 119.1 triệu người sẽ bị mất bảo hiểm.  Đương nhiên với độc chiêu tà thuật như vậy, phe Cộng hòa chống đối đã khuấy động tâm lý hỏang sợ lên dân chúng.
Tin Đồn 4:  Chính Phủ sẽ đặt mức lương cho giới y tế.
Tin này cũng được phát tán qua mạng blog.flecksoflife.com vào ngày 19 tháng 7 năm 2008.
Tuy nhiên, trên trang 127 của bản dự luật viết, “bác sĩ nào nhận bệnh nhân thuộc bảo hiểm công sẽ được trả nhiều hơn 5% mức trả của Medicare cho cùng một dịch vụ, bác sĩ có thể từ chối chữa trị bất kỳ bệnh nhân nào ngay cả bệnh nhân đó có bảo hiểm công…”
Tin Đồn 5:  Di dân lậu được bảo hiểm miễn phí.
Dư luật cải tổ không cho ai được miễn phí bảo hiểm cho cả công dân Mỹ và di dân hợp pháp.  Dụ luật nêu rõ:  Những ai vào nước Mỹ bất hợp pháp sẽ không đựơc trợ cấp y tế.
Tin đồn này được phát tán từ thất bại của một đề xuất được bảo trợ bởi dân biểu cộng hòa Dean Heller thì bất kỳ ai muốn tham dụ vào bảo hiểm công hoặc xin trợ cấp cho bảo hiểm tư đều phải minh xác tình trạng công dân.  Đề xuất này bị thất bại vì tạo ra một chuyện rất khó khăn cho ngay cả người Mỹ bản xứ vì có rất nhiều cảnh ngộ mà họ không thể tìm ra ngay cả giấy khai sanh của mình hay nhiều người cả đời không cần passport để xuất ngọai thì sẽ gây trở ngại cho những người này trong những trường hợp cấp cứu y tế.
Tin Đồn 6:  Dân Chúng Mỹ không thích cải tố y tế.
Đây cũng là một lối chơi chữ của các nhà chánh trị phản đối cải tổ.
Trên trang mạng của lãnh tụ khối thiểu số dân biểu cộng hòa John Boehner viết: “Người dân Mỹ muốn bảo hiểm y tế với giá rẻ chứ không muốn cả ngàn tỉ dollar chi phí cho bảo hiểm y tế do chánh phủ điều hành hất chân hệ thống bảo hiểm tư khiến cho tăng chi phí và để cho hệ thống thư lại quyết định thay vì bác sĩ và bệnh nhân.”
Sau khi đã xét nghiệm các tin đồn trước, đến đây, chúng ta thấy rõ các ông chính trị cứ nhập nhằng và mơ hô với các con chữ, khái niệm công tư lẫn lộn.  Đương nhiên, mọi người đều muốn giá rẻ cho cá nhân họ, nhưng ông lại dùng con số chi phí của cả quốc gia trong cùng một mệnh đề.  Riêng vế thứ 2 về việc đổ vấy kiểu “Death Panel”, thì cho đến đây chúng ta đều biết cái trò xuyên tạc chánh trị này rồi.
Theo thăm dò của CBS và New York Times thì 66% dân số Mỹ trả lời đồng ý cho câu hỏi bạn phản đối hay đồng ý một bảo hiểm công cạnh tranh với bảo hiểm tư.
Lời Kết:
Như đã đề cập ở phần trên, cải tổ y tế sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp xã hội nuớc Mỹ, mà cộng đồng Việt là một thành viên; cho nên, sự quan tâm của người Mỹ gốc Việt đến vấn đề cải tổ y tế là một điều đáng khích lệ.  Hơn nữa, năm nay, đặc biệt, là năm bầu cử giữa kỳ, riêng cho cộng đồng của chúng ta, cuộc đua vào các chức vị dân cử liên bang lần này hứa hẹn một cuộc đua rất sôi nổi quyết liệt.  Như chúng ta đều biết, trên chính trường Mỹ hiện nay, lằn ranh tranh chấp lưỡng đảng chưa bao giờ ngăn cách đến vậy vì hồ sơ cải tổ y tế.  Do đó, chúng ta là những cử tri nên cần phải biết nhiều hơn, rõ hơn nữa về chương trình cải tổ y tế để mà lựa chọn cho mình một dân biểu đại diện cho ý chí của cộng đồng.  Chúng ta có một Joseph Cao quang Ánh, đã bỏ phiếu vì lương tâm, vì quyền lợi của cử tri của đơn vị ông đại diện hy sinh tương lai chính trị cá nhân mình vì đã dám đi ngược chủ trương của đảng phái chính trị của ông.  Chúng ta sẽ đón chờ vị ứng cử viên nào có đủ bản lĩnh để đại diện cộng đồng gốc Việt trong vấn đề hóc búa này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.