Hôm nay,  

Tình Thương Và Hoa Mai Vàng

03/02/201000:00:00(Xem: 4721)

Tình Thương Và Hoa Mai Vàng

Tam Giang Hoàng Đình Báu
Cứ mỗi lần Tết đến hoa mai vàng lại tràn ngập phố chợ và cả trên sách báo Việt Nam làm tôi nghĩ tại sao dân tộc Việt Nam không lấy hoa mai vàng làm biểu tượng cho đất nước thân yêu của chúng ta.Hoa mai mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp xuân.Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai.Ngày Tết ở miền Nam nhà nào  cũng cố mua cho được một cành mai vàng tươi để chào đón mùa xuân. Trong thơ văn từ cổ chí kim đều ca tụng hoa  mai như người Nhật ca tụng hoa anh đào.Khi những cánh hoa mai hay những cánh hoa đào rơi còn nhắc nhở dòng thời gian qua nhanh như một kiếp người làm lòng người băn khoăn nuối tiếc.
Cách đây vài năm vào dịp Tết tôi nhận được một được một cánh thiệp có hinh hoa mai vàng.Tôi ngạc nhiên vì từ lâu tôi chẳng hề gửi thiệp chúc Tết và cũng không còn nhận thiệp chúcTết của bà con và bạn bè nữa. Tôi vội mở ra xem.Ngoài thiệp chúc Tết còn kèm theo một lá thư đại ý như sau:"Thưa ông, chắc ông ngạc nhiên khi nhận được bức thư nầy. Tôi là một người đã quen biết ông cách đây gần 50 năm.Tình cờ tôi biêt được ông qua một chương trình phỏng vấn trên đài SBTN. Tôi thấy ông còn khỏe mặc dù tóc đã bạc trắng.Hồi đó cứ mỗi lần  tàu ghé bến ông lại đến trường và chúng ta quen nhau từ đó.Ông cũng có đến nhà tôi vài lần. Một lần vào mùa thu và một lần vào ngày Tết và chúng ta đã nói chuyện dưới cây mai sau vườn nhà.Tết nào cây mai nhà tôi cũng  nở hoa vàng và ông đã bẻ một nhánh nhỏ tặng tôi làm tôi nhớ mãi. Kỷ niệm thật đẹp phải không ông"Hồi đó ông ngu ngơ lắm!Tôi chỉ nhăc sơ vậy thôi, bây giờ chúng ta không còn như xưa nữa, nhưng những kỷ niệm đã thôi thúc tôi viết bức thư nầy, mong rằng chúng ta sẽ là người bạn già trong những ngày còn lại. Nếu ông đồng ý, chúng ta sẽ liên lạc với nhau qua e-mail. Chúc ông mạnh khỏe và hưởng một cái Tết vui vẻ với gia đình.".
Nhận được thư của một người quen đã gần 50 năm làm sao không khỏi ngạc nhiên và bồi hồi. Tôi liền viết e-mail trả lời:"Thưa bà.Tôi cũng vô cùng xúc đông khi được tin tức về bà. Thời gian trôi nhanh thật!.Bà nói đúng, hồi đó tôi ngây thơ và khờ dại quá, chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì như thơ của Xuân Diệu.Nhưng chính nhờ ngu ngơ và khờ khạo mà  tôi mới được viết thư cho bà đây.Bà có mạnh khoẻ không"Tôi đã nghỉ làm việc từ lâu và đang ở trong một chung cư người già.Còn bà giờ nầy chắc cũng con đàn cháu đống phải không"
Vài ngày sau tôi nhận đưọc một e-mail dài như sau:"Thưa ông.Tại ông ngây ngô và khờ dại nên tôi phải đi lấy chồng và hiện tại tôi đã có một trai một gái và ba đứa cháu cả nội lẫn ngoại.Sau ngày 30-4-1975, chồng tôi phải đi tù cải tạo.Tôi phải nuôi chồng trong tù và tảo tần nuôi con ngoài tù.Mấy năm sau tôi lần lượt cho hai cháu đi vượt biên.Một đứa qua Canada và một đứa qua Mỹ. Khi chồng đi tù về tôi lại đưa đi vượt biên lần nữa và may mắn ông đã đến Pháp.Nhờ Trời Phật phù hộ, gia đình tôi được đến bến bờ tự do mà không gặp một tại nạn nào mặc dầu lúc đó mỗi người sống mỗi nơi.Hơn mười năm sau gia đình chúng tôi mới thật sự sum họp tại Hoa Kỳ.
 Nhân được điện thư tôi trả lời liền và khen bà là người có nhiều may mắn và hạnh phúc nhất trong số hằng triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi sau khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam.
Một tuần sau tôi lại nhận được một e-mail tiếp."Thưa ông, đó chỉ là phần đầu.Những năm sau sau khi đoàn tụ vợ chồng tôi lại chia nhau sống mỗi người một nơi.Tôi phải sống với gia đình đứa con gái để giữ đứa cháu ngoại mới sanh và ông nhà tôi sống với vợ chồng đứa con trai để đưa  đón hai đứa cháu nội đi học mỗi ngày. Chuyện quyết định sống xa nhau một thời gian là do chúng tôi quyết định để giúp các con, các cháu trong lúc khó khăn.Vì nhà chúng nó tuy ở cùng một thành phố nhưng khá xa nên thỉnh thoảng chúng tôi mới gặp nhau vào cuối tuần hay khi có lể lạt như sinh nhật các cháu hay các lẻ lớn trong năm.Chúng tôi chỉ gọi điện thoại cho nhau khi cần mà thôi.Nhưng có một buổi tối lúc đó cũng đã khuya rồi, chuông điện thoai của nhà tôi reo. Đứa con gái nhắc điện thoại nghe trong lúc tôi đang ngủ nên nó chần chừ rồi trả lời mẹ đang ngủ và xin bố ngày mai gọi lại.Sáng hôm sau đứa con trai gọi điện thoại báo cho tôi biết bố đã chết đêm qua trên tay vẫn còn cầm điện thoại. Tôi ân hận lắm!Các con tôi cũng vậy. Gia đình liền đưa ông vào bệnh viện. Tại đây người ta nói ông mất vì bị bệnh tim."
Đọc xong đoạn thư trên, tôi viết e-mail chịa buồn cùng bà. Một tháng sau, bà lại gửi một e-mail:như sau:
"Giờ nầy tôi vẫn còn thắc mắc không biết ông nhà tôi trước khi chết định nói với tôi điều gì. Có điều cái di chúc ông viết cho gia đình trước đó vài ngày là ông muốn thiêu sau khi chết và đám tro cốt còn lại xin được rãi ngoài biển, một điều nữa là ông xin đừng phủ kỳ lên quan tài của ông vì ông cảm nhận chưa làm điều gì có công đối với Tổ Quốc Việt Nam. Còn tôi, từ hơn ba năm nay, kể từ ngày nhà tôi mất không đêm nào tôi ngủ được 3 tiếng mà trong ba tiếng đó tôi cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê. Người ta một đêm phải ngủ ít nhất 6 tiếng, nếu thiếu ngủ một hai tiếng sẽ sinh bệnh nầy bệnh nọ.Còn tôi hơn ba năm rồi cứ như thế mà chẳng có bệnh gì. .Bác sĩ kê cho tôi bao thứ thuốc; kể cả thầy thuốc bắc cũng vậy. Bạn bè chỉ bảo tôi bao nhiêu cách ăn uống, cách tập thể dục thế mà đêm nào đến12 giờ tôi mới đi ngủ mà nằm mãi đến 3 giờ sáng mới thiếp đi một lúc rồi 5-6 giờ sáng lại thức dậy.Hằng ngày, tôi làm việc liên tục như lo ăn sáng các cháu, săn sóc vườn hoa nhỏ rồi 10 giờ phải ra tiệm phở phụ với các con.Ở tiệm phở thì khỏi nói.Tôi lo việc tính tiền nhưng nhiều lúc khách đông, tôi phải ra lấy 'order' và vui vẻ chuyện trò với khách hàng.Chiều về lại lo cơm nước, lo việc nhà xong mới tắm rữa là gần 11 giờ đêm mới vào computer đọc thư, gửi thư cho bạn bè.Có nhiều lúc mệt rã rời tôi tưởng rằng sẽ ngủ được, nhưng nằm xuống thì đêm nào cũng như đêm nấy chỉ ngủ được vài tiếng.Có người hỏi thiếu ngủ như vậy mà tinh thần và thể xác tôi cảm thấy thế nào.Tôi xin trả lời người tôi nhẹ hẳn đi vì trước khi nhà tôi mất tôi cân nặng 120 'pound,' nhưng bây giờ tôi nặng chỉ 100 'pound' thôi.Tôi không phải là người ăn chay nhưng thường ăn rau trái hơn là ăn thịt cá.Vì ăn ít, ngủ ít nên tôi gầy là phải. Còn thinh thần thì không có gì thay đổi và tôi rât vui và cảm thấy hạnh phúc khi phải bận rộn với công việc hằng ngày như vậy".
Đọc đoạn diễn tả cuộc sống của bà tôi vô cùng ngạc nhiên vì bình thường ai cũng phải ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm mới đủ sức làm việc 8 tiếng mỗi ngày.Tôi phục bà là con người kiên trì, nhân hậu và bao giờ cũng cố gắng hết sức để làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa.Riêng tôi đặt lưng xuông là thăng ngay, mỗi đêm chỉ thức dậy vài lần rồi lại ngủ tiếp cho đến sáng. Vì ăn được ngủ được  nên người tôi hơi tròn về phía trước.Vì vậy tôi gọi bà là Khô Mực và tôi là Củ Khoai.Chúng tôi chấp nhân hai"nick name" nầy và liên lạc với nhau thường xuyên hơn nhất là cuối tuần.Chúng tôi nghĩ bạn bè ở xa nhau ngàn dăm mà được nói chuyên vơi nhau như vậy thì không gì qúy bằng.Chúng tôi cũng không có nhu cầu gặp mặt nhau vì ai cũng gìà và còn bận rộn với gia đình.Hơn nữa vào cái tuổi nầy liên lạc với nhau qua e-mail tiện hơn là liên lạc với nhau qua điện thoại.Nói chuyện bằng điện thoại xa tốn kém mà không mềm mại, gọn ghẽ, thứ lớp bằng viết điện thư.Và qua internet còn giúp não bộ của người già hoạt động tốt, bớt lú lẫn.


Cuối tuần tôi nhận  e-mail của KM và chúng tôi nói chuyện với nhau như trên điện thoại mà bây giờ người ta gọi là "chat":
-Ông có khoẻ không" Ông có phân biệt được tình thương và tình yêu không"
Tôi trả lời:
-Theo tôi tình thương và tình yêu đều giống nhau, nhưng khi thương nhiều sẽ thành yêu.Có phải vậy không"
KM trả lời:
-Tình yêu được ca tụng là tình yêu đôi lứa, giữa người nam và người nữ. Còn những người quá tuổi thanh xuân như chúng ta cần được hâm nóng thì khác với tình yêu lúc còn trẻ mà nó giống như tình thương gia đình, tình huynh đệ. Đó là tình thương của lý trí hơn con tim.Tình thương giữa hai người lúc đó cũng như tình gia đình, tình mẹ con trên phương diện tâm sự để chia sẽ niềm vui buồn mà không có điều kiện nào ràng buộc.
-KM giảng bài hay quá.Tôi xin hỏi:"Hai người khác phái có thể là bạn nhau được không""
-Được chứ, như ông và tôi.Chúng ta hiểu nhau, quan tâm đến nhau, chia xẻ mọi ước vọng, buồn vui của nhau. KM đang hát bài"Áo lụa Hà Đông" cho ông nge đây. Cuối tuần bạn bè thường đến nhà KM chơi rồi hat karaoke đến khuya mới về. KM hát không hay nhưng lại thích hát.Ngày xưa ông thích bài hát nầy phải không".
-Đúng.Tại sao KM nhớ lâu vậy"
-Vậy ông có nhớ sinh nhật của KM là ngày nào"
-Không nhớ ngày nhưng nhớ sinh nhật KM vào tháng 9 mùa thu.Ngày xưa bà đẹp lắm.Tôi còn nhớ cả cái răng khểnh của bà nữa kìa.Ngày xưa người cho răng khẻnh đẹp nhưng bây giờ thì khác nghe bà.
-Thưa ông.Ngày xưa tôi không đẹp nhưng có duyên thì đúng hơn.
-Hồi đó bà ăn nói ngọt ngào không ai mà không muốn nghe.Bà còn có đôi mắt cuốn hút người ta vào trong vũng mắt của bà. Bà có cái dịu dàng đằm thắm thêm vào đôi chân dài và thẳng nên mỗi khi mặc 'jupe' không ai mà không muốn nhìn. Từ đằng sau nhìn bà đang đi không người đàn ông nào mà chịu được.Còn lúc măc áo dài thì dáng bà thướt tha mềm mại muốn ôm trọn cả không gian quanh bà.
-Tại sao"
-Bà không biết được đàn ông đâu mà hỏi và tôi cũng khó trả lời lắm.Đúng như người ta thường nói người phụ nử không phải là sóng nổi dậy mà sao dể làm chìm đắm con người.
-Nhưng tất cả đã nằm lại trong quá khứ. Ông trời cho đã lấy lại hết.Còn chăng một chút hương xưa bên thềm của buổi hoàng hôn.
-Có sao đâu. Bà như người thiếu nử bước ra khỏi bức tranh huyền hoặc.
-Bây giờ ông cứ ngồi đó mà tưởng tượng cho vơi đi tuổi già.Có một điều nữa xin nói thêm,.KM sinh vao tháng 9 mùa thu khi rừng cây xanh đã đổi màu vàng để chờ gió thu đến mà rụng. Hồi gia đình KM còn ở tiểu ban Colorado, mùa thu đẹp không sao tả hết. KM đi giữa mùa thu mà tưởng như mình đi giữa trời vàng để nghe lòng mình thổn thức hoà nhịp với hơi thở của vạn vật chung quanh. Nếu cuộc đời mình là mùa thu, KM sẽ biến mất trong mùa thu. Tâm hồn KM lãng mạn quá phải không ông"
-Con người là vậy đó, có vui có buồn.Tháng nầy tôi có hai người bạn thân vừa mới ra đi. Một người vì ung thư máu. một người vì bệnh ung thư gan.
-Ông thấy đó.Thời gian đang đến từng nhà để hỏi thăm chúng ta, không chừa một ai. Thôi thì hảy ráng mà thương nhau nhiều hơn, ráng mà sống cho có ý nghĩa với cuộc đời mà mình đang sống.
-Vậy thì KM có tin ở kiếp sau không"
-Tôi tin có kiếp sau và KM đã từng nói với mọi người rằng không mơ mình sẽ lên niết bàn hay thiên đương mà chỉ mơ về trần thế sống như đã sống kiếp nầy, vui buồn khổ đau không thiếu một thứ gì. Nhưng mơ được hạnh phúc không phải dể dàng đâu.Cứ sống như thế nầy, làm người như thế nầy cũng được lắm rồi còn đòi hỏi gì nữa.Có sinh vật nào bằng loài người không" Nếu  tái sinh, có ai muốn thành con trâu, còn bò hay con ếch con nhái đâu.Như vậy được làm người là điều đáng trân qúy. Đừng mong làm chi cho xa lắc xa lơ. Kiếp nầy là đủ rồi. Kiếp nào xong kiếp đó. Hãy vui lên!
-Vậy hiện chúng ta đang ở đâu"
-Chúng mình đang ở trong cái môi trường rất đổi nên thơ và lãng mạn nằm ngoài sự luyến ái bình thường của cuộc đời nhưng nằm trong đám mây của hạnh phúc, rất cao ít ai với được. Nó treo lơ lửng mà không thể nào níu xuống. Nó có thể nằm trong cái nôi của hạnh phúc với muôn vàn sự rộn ràng quấn quít, rộn ràng quay quắt, rộn ràng đợi chờ với bao nổi lo âu, bao nổi sung sướng, rộn ràng khi nghĩ đến nhau.
    Bây giơ chúng tôi trở thành bạn thân nên chúng tôi trao đổi với nhau đủ mọi vấn đề một cách thoải mái trên thế giới ảo nầy. Tôi liền hỏi:
-Bà biết rằng internet ngày nay rất phổ biến đến nổi không có nó không biết thế giới nầy sẽ đi về đâu. Vậy KM vào cái thế giới ảo nầy từ lúc nào"
-Vào năm 1999, mỗi lần liện lạc với các con ở xa qua điện thoại rất khó khăn và tốn kém.Các con mới mua cho tôi một cái computer và chỉ cách liên lạc với chúng qua e-mail. Loay hoay một thời gian, tôi liên lạc được với các con và bạn bè một cách nhanh chóng, từ đó computer là  công cụ không thể thiếu trong gia đình.Qua computer tôi đã tìm lại được bạn bè trong đo co vài bạn thân.Đúng như người ta thường nói:"Không bạn bè, thế giới chỉ là một nơi hoang vắng"
-Chúng ta là bạn trong cái thế giới ảo nầy. Vậy tình bạn bây giờ có khác gì tình yêu và tình vợ chồng không"
-Tình bạn của chúng ta rất trong sáng, rõ ràng, minh định một cách có biên giới, không vụ lợi, chia xẻ vui buồn có nhau khi cần dù chỉ trên không gian mờ ảo nhưng hiểu thấu lòng nhau. Tình thương len lỏi một cách êm đềm giữa tình bạn chân thành. Sự len lỏi êm đềm như một cái suối nhỏ len lỏi qua những khe đất thấm vào lòng núi cho cây cối được sống xanh tươi để vun đầy thành một khu rừng cho bốn mùa xuân hạ thu đông.Bốn mùa ôm trọn những vui buồn, hạnh phúc, khổ đau. Tình thương của tuổi già không như sấm chớp mà như tiếng sóng vỗ vào bờ để ru ta, mời gọi ta dù không một lời.Có lúc trên e-mail, ông nói vài lời, tôi nói vài lời mà chúng ta cùng hiểu. Đó chính là sự rung động và nguồn cảm xúc tuyệt vời, là sự lãng đãng của gió mây cùng với những sợi tơ trời kết hợp trong ánh nắng vàng óng ánh cho chúng ta chui vào đó và lang thang mà không muốn quay ra vời đời. Cho nên hảy gìn giữ tình bạn nầy như giữ một trái tim không ngừng đập.
Một hôm KM lại cảm xúc tâm sư:
-Hôm qua khi hoàng hôn xuống ngoài của kính của tiệm phở là tôi muốn ứa nước mắt vì nổi nhớ quê hương nơi mà tôi sinh ra và lớn lên ở một cái làng nhỏ.Hồi đó mới16 tuổi, cái tuổi bắt đầu yêu. Lúc đó tôi được nghe bàihát "Histoire d'un Amour" lần đầu tiên vào một buổi trưa hè qua gió chuyển từ nhà hàng xóm trước mặt.Từ dó tôi bắt chước hát theo và hát khá hay bài nầy cho đến nay dù bây giờ cái tuổi sắp tri thiên mệnh. Nhạc Việt Nam thì tôi thích nhất vẫn luôn là"Tà Áo Xanh" của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, rồi đến bài"Nổi Lòng" của Nguyễn Văn Khanh.
 Thưa qúy vị, Đời sống của những người già trên mạng internet cụng lắm đều kỳ lạ và độc đáo lắm. Những người như Khô Mực và Củ Khoai quen nhau thời còn xuân xanh mà nay tuy không thấy mặt nhau đã gần 50 năm vẫn còn những háo hức với những vui buổn lẩm cẩm nhưng nhờ mạng internet đã làm thăng hoa cuộc sống tuổi già. Mõi ngày trươc khi đi ngủ chúng tôi tìm thấy nhau qua mạng để quên đi những gì mà thời gian đang chờ đợi.
Xuân Canh Dần 2010 sắp đến, KM yêu cầu tôi hảy gửi qua mạng một cành mai vàng tặng bà. Tôi biết bà yêu mùa thu, yêu rừng thu tràn ngập lá vàng, yêu nắng vàng óng ả trên từng mây nên màu vàng là biểu tượng của tình thương mà bà đã ấp ủ suốt cuộc đời. Vì vậy tôi sẽ không gửi cho bà cành mai vàng mà gửi cho bà cả một rừng mai vàng tươi.Chắc bà sung sướng và mĩm cười.
Tam Giang Hoàng Đình Báu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.