Hôm nay,  

Thị Trường Chạy Trước Chính Trường

08/08/200900:00:00(Xem: 8920)

Thị Trường Chạy Trước Chính Trường

Nguyễn Xuân Nghĩa

Thị trường đã bị quật ngã và nay đang lồm cồm bò dậy...
Không Sớm Phục Hồi Sẽ Lại Bị Cấp Cứu.
Kinh tế Hoa Kỳ đã đụng đáy và bắt đầu phục hồi.
Người viết dự đoán như vậy từ... năm ngoái. Bây giờ thì thầm mong là kinh tế sẽ phục hồi khả quan một chút, kẻo các chính khách lại nhảy vào cấp cứu thì... họa to! Đây là một cuộc đua giữa thị trường và chính trường mà người dân chúng ta là trọng tài. Có khi trọng tài nghễnh ngãng sẽ bị móc túi oan uổng nếu không hiểu rõ cuộc đua và trò ngoắt ngoéo của chính trường.
***
Hãy nói về thị trường trước.
Nạn suy thoái kinh tế đã gây tai họa cho mọi người. Trong khu vực sinh hoạt của chúng ta, hãy nhìn bãi đậu xe hay các bảng hiệu "For Lease" thì rõ. Nếu chưa đủ tò mò, hãy cứ đếm các mục quảng cáo - giả và thật - trên báo chí của mình thì hiểu ra. Tình hình có thể là bết bát nhất kể từ vụ suy trầm năm 1981-1982, hoặc từ sau Thế chiến II, tùy cách nhìn, nhưng vẫn chưa là một vụ Tổng khủng hoảng như các thế hệ trước đã thấy vào thời 1929-1933.
Dù sao, một chu kỳ suy trầm - recession - khởi sự từ tháng 12 năm kia (2007) rồi bị chấn động thành suy thoái - depression - từ mùa Thu năm ngoái sau vụ sụp đổ của các tổ hợp tài chánh thì cũng không thể kéo dài mãi. Thị trường đã bị quật ngã và nay đang lồm cồm bò dậy.
Xin mạn phép lan man về vài yếu tố khiến chúng ta có thể tin tưởng như vậy.
Theo định nghĩa, suy trầm xảy ra khi đà tăng trưởng sản xuất bị giảm - có tăng, nhưng chậm hơn - trong hai quý liền, tức là trong sáu tháng liên tục. Suy thoái là khi không có tăng trưởng dù chậm hơn mà là đà tăng trưởng của nhiều ngành bị tuột xuống số âm trong khi thất nghiệp tăng vọt. Cũng theo định nghĩa, người ta chỉ có thể biết được tình hình sản xuất lên hay xuống trong một tháng - một quý, một tam cá nguyệt, một năm - sau khi thu thập thống kê của thời khoảng trước. Xong rồi còn phải điều chỉnh và cập nhật. Vì vậy, vẫn theo định nghĩa, ta chỉ biết là kinh tế sa sút hay không sau khi sự thể ấy đã xảy ra. Bài viết tuần trước trên cột báo này ("Thống kê và Thống khổ - Hiểu ra vài thống kê kinh tế") đã cố gắng trình bày chuyện rắc rối ấy nhưng khi in trên mặt báo thì lại đảo lộn thứ tự nên người viết xin được tạ lỗi ở đây.
Các chính trị gia thì nhanh mồm lẹ miệng hơn nên vừa thấy một vài chỉ dấu sa sút là tri hô báo động để có dịp xăn tay áo cứu giúp chúng ta. Trong lời báo động tất đã có gian ý, nhất là cận ngày bầu cử, hai năm lại có một lần. Vì vậy, nền dân chủ đòi hỏi sự cảnh giác. Muốn có tự do thì phải canh chừng chính trường. Cũng vì vậy mà dân chủ là một chế độ phiền phức.... Nếu chịu khó theo dõi thì ta hy vọng không bị các chính khách lừa mị bằng thủ thuật của họ - và tiền thuế của mình.
Thí dụ như tuần qua, ta được nghe nói rằng thống kê được điều chỉnh về sản lượng kinh tế cho thấy kinh tế Mỹ bị sa sút nặng hơn những thông tin trước đó, nặng nhất kể từ sau Thế chiến II. Các chính khách bám vào tin đó để cho thấy khả năng cấp cứu của họ khi Quốc hội tái nhóm. Nhưng trong khi ấy, nhiều tin tức khác đã cho thấy tình hình kinh tế đang khả quan hơn, và hơn hẳn những dự báo bi quan nhất.
Mà làm sao ta biết được khi tình hình kinh tế lên xuống ra sao và triển vọng về việc làm hay lợi tức của mọi người - doanh nghiệp và chúng ta - sẽ khá hơn hoặc tệ hơn" Giới kinh tế và kinh doanh phải theo dõi những chỉ dấu tiên báo (leading indicators), sau đó kiểm chứng bằng những chỉ dấu khác.
Một chỉ dấu tiên báo vừa được công bố là "Chỉ số Tiếp liệu" - Purchasing Managers' Index.
Đây là dữ kiện thống kê cho biết số lượng nguyên nhiên vật liệu mà doanh nghiệp mua vào hàng tháng. Doanh nghiệp chỉ mua vào khi muốn sản xuất ra, và mua nhiều hay ít là tùy theo dự tính sản xuất trong thời gian tới. Hàng tháng, người ta theo dõi chỉ số PMI này vì là kết quả khảo sát của khoảng 400 doanh nghiệp đủ loại, từ chế biến đến dịch vụ. Họ tổng hợp các dữ kiện thành số bách phân (%): chỉ số dưới 50% có nghĩa là tình hình sẽ sa sút, cao hơn 50% thì báo hiệu một tương lai sáng sủa hơn. Ngoài Hoa Kỳ, các trung tâm nghiên cứu kinh tế của các nước cũng đều có công trình thu thập như vậy hầu dự đoán tương lai của sản xuất.


Nếu nhìn trên toàn cảnh của cả thế giới từ đầu năm ngoái, thì chỉ số này đã sụt dưới 50%, nói chung đã đụng đáy - từ 30 đến 35% - vào cuối năm, tùy theo từng khối kinh tế. Rồi từ đó đã tăng đều và tăng mạnh. Riêng tại Hoa Kỳ, chỉ số PMI của Tháng Bảy vừa kết thúc cho thấy là tình hình tiếp tục khả quan hơn và sắp vượt ngưỡng 50% sau cả năm nằm dưới lằn ranh bấp bênh ấy. Nghĩa là kinh tế toàn cầu đã qua cơn khủng hoảng và đang hy vọng phục hồi.
Sau chỉ dấu tiên báo, ta mới nhìn qua các chỉ dấu hậu kiểm, kiểm chứng lại xem có đúng không. Những dữ kiện cần theo dõi là sản lượng kinh tế đã được điều chỉnh của quý hai - từ Tháng Tư đến tháng Sáu - hoặc chỉ số bán lẻ, hàng tồn kho, số nhà mới xây, lượng nhà vừa bán, v.v... Như trong quý hai (viết tắt là 2Q2009), sản lượng GDP đã giảm 1% nhưng qua quý ba lại có thể tăng mạnh và mạnh hơn mọi dự báo ban đầu. Hoặc sau bảy quý sa sút liên tục vì quá bi quan về tình hình mua bán, sản lượng xe hơi của Mỹ đã nhúc nhích: trong Tháng Bảy tăng gần 60% so với Tháng Sáu, tức là số xe ế (hàng tồn kho) đã giảm và các hãng đã quyết định sản xuất thêm. Rồi sẽ lại tái tuyển dụng nhân công cho việc đó, vì vậy đà gia tăng thất nghiệm cũng giảm dần: quy luật dễ hiểu vì sản xuất lên trước, thất nghiệp giảm sau.
Nói lại cho gọn thì nhiều thống kê đủ loại cho thấy là lượng hàng tồn kho đã bị cạo sát tận xương và nay đang lên lại. Nhà cửa hay xe cộ cũng thế. Trong khi ấy, vật giá tương đối còn ổn định - chỉ số hàng tiêu dùng vẫn giảm - nên nguy cơ lạm phát không đáng ngại khiến ngân hàng trung ương chưa vội điều chỉnh lãi suất: Kinh tế chưa lập tức sung mãn nhưng đã ra khỏi hấm tối.
Thị trường đang hồi sinh, nhưng điều đáng ngại nhất là chính trường sẽ mau mắn nhảy vào với liều thuốc đổ bệnh.
***
Từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới, với Hành pháp của Tổng thống Barack Obama và Quốc hội trong tay đảng Dân Chủ, chính trường Mỹ đã biểu diễn hàng loạt những vụ đám cưới chạy tang về kinh tế và xã hội, với những đạo luật ngàn trang mà không ai đọc hết, kể cả các chính khách đã sốt sắng ưu lo chuyện dân sinh. Từ đạo luật kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ đến các dự luật tài chánh (ngân sách) có mức bội chi kỷ lục làm nước Mỹ mắc nợ kỷ lục trong cả chục năm tới, hoặc việc cứu vãn các hãng xe Mỹ, hay kế hoạch giải trừ khí thải (cap and trade), v.v... những màn cấp cứu ấy là các liều thuốc đổ bệnh mà chưa ai thấy hết hậu quả.
Một chuyện cụ thể có vẻ thiết thực và hấp dẫn là chương trình trợ cấp từ 3.500 tới 4.500 đô la cho dân chúng mua xe mới, trên nguyên tắc là ít hao xăng hơn, để đi xe phải đạo, ít gây ô nhiễm. Chương trình "Cash for Clunkers" này hấp dẫn vì một tỷ đưa ra đã xài hết sạch trong mấy ngày thay vì mấy tháng (tới tháng 11 như dự trù). Hấp dẫn đến nỗi trước khi mãn khoá hè, Quốc hội lật đật châm thêm hai tỷ nữa để Tổng thống hoan hỷ ký ngay. Thêm một đám cưới chạy tang. Quốc hội hay Nhà nước không sản xuất ra tiền, tiền đó là tiền thuế của dân hoặc tiền đi vay rồi sau này dân sẽ trả, cả vốn lẫn lời. Chúng ta vừa bị móc túi và sẽ lại bị móc túi cho một chương trình đổi xe.
Lợi hay hại" Mà ai được lợi, ai bị thiệt hại"
Xin đi lại từ đầu: khi kinh tế bị đình đọng, chính quyền mà tăng chi để kích thích sản xuất, thỉ ta phải đo lường kết quả của biện pháp tăng chi ấy ở nguyên lý "có và không". Nếu không có tăng chi thì không có gia tăng sản xuất, rồi so sánh hai mức gia tăng ấy thì ta mới thấy là có lợi hay không và lợi cho ai. Chương trình Cash for Clunker không thúc đẩy sản xuất phụ trội mà chỉ thúc đẩy thời điểm đổi xe - bán xe cũ mua xe mới - cho sớm hơn. Lợi ích nếu có là cho người bán một số loại xe mới, chưa hẳn là cho các hãng sản xuất xe, vốn dĩ đã trù tính sẽ sản xuất thêm.
Một tổn thất bên dưới mà các nhà làm luật không tính ra là các xe cũ bị đổi sẽ bị tiêu hủy.
Dân nghèo đều biết rằng khi cần thay thế cơ phận xe hơi của mình, họ tìm vào hàng.... đồng nát hơn là vào "dealer". Những nơi này bán phụ tùng xe cũ với giá rất rẻ. Bây giờ, một số xe cũ ấy lại bị tiêu hủy! Đâm ra chương trình đổi xe lại gây tác dụng bất ngờ là giúp người có tiền sớm có xe mới nhưng làm dân nghèo khó tìm ra cơ phận xe cũ! Nghèo mà đi xe cũ thải khói quá nhiều là có tội nên bị trừng phạt bởi một biện pháp kích cầu xe hơi....
Chuyện cỏn con có vài ba tỷ như vậy có thể cho thấy khả năng suy tính kinh tế rất quái đản của các chính khách! Phải chi họ nghỉ hè lâu hơn và đừng vội lấy tiền thuế của dân để cấp cứu kinh tế. Kết luận: thị trường chỉ có thể chạy nhanh hơn và thoát nạn chính trường nếu người dân biết hãm đà láu cá của các chính khách.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.