Hôm nay,  

Nhật Bản Tháng Tư, Hoa Đào Và Cá Sống… (2)

10/05/200900:00:00(Xem: 7156)

Nhật Bản Tháng Tư, Hoa Đào và Cá Sống… (2)<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Nguyễn Q.

(Phần 2, hếtø)

 

Sáng nay đi Hakone, tới ga sớm để đổi mấy cái Japan Rails pass. Nhật Bản thống trị thế giới với xe hơi và đồ điện tử, bị Mỹ chiếm đóng từ sau thế chiến thứ hai – mấy ai biết sushi trở thành thịnh hành là vì những người lính GI Mỹ ở Nhật - nhưng không phải ai cũng nói tiếng Anh. Một ngườì làm việc trong tiệm bán máy ảnh Nikon rất lớn ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Ginzakhông thèm trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh. Họ duy trì truyền thống của mình đến độ kinh ngạc. Japan Rails pass mua chỉ một tuần, hôm nay là ngày đầu tiên sử dụng, họ ghi xuống ngày hết hạn là 6 tháng 4 năm 21. Nói đuà với người bạn đi cùng là mình mua có một tuần mà họ ghi lộn ngày cho đi tới năm 2021, chắc phải qua lại nhiều lần nữa để đi cho đáng tiền. Thật ra, đó là năm riêng của Nhật, tính từ lúc vị vua hiện tại Akihito lên ngôi năm 1989, đến nay đã 21 năm.  Đứng nhìn họ làm việc mới cảm phục tinh thần tập thể của họ. Không ai ngồi yên trong khi người khác làm, cho dù đã làm xong công việc của mình. Có phải vì thế mà có câu nói là Một người Viêt Nambằng ba người Nhật, nhưng ba người Việt Namthì không bằng một người Nhật đó chăng. Họ kiên nhẫn và lễ độ, sự lễ độ làm mình phải ngượng ngùng khi nhận lãnh. Đưa gì cũng đưa hai tay,  câu nói nào cũng chấm dứt bằng chữ Arigato! 

Từ Shijuku đi Hokane phải đổi qua bốn chuyến xe lửa. Chuyến thứ nhất, Chuo line, mười lăm phút từ đây về Tokyo station, đổi qua chuyến bullet train về Odawara chạy hơn một tiếng, rồi từ đó thêm hai chuyến tàu chợ về ga Gora, và cuối cùng là năm  phút taxi về hotel. Nghe thì nhiêu khê quá nhưng hết sức thú vị vì học hỏi được rất nhiều. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà! Tàu chạy nhanh và đúng tới từng phút một, như những bài quảng cáo về du lịch nói là có thể dùng để chỉnh đồng hồ. Đứng ngay trước chỗ lên xuống toa xe của mình chờ chuyến 12 giờ 14 phút, lấy thí dụ, đừng bước lên chuyến xe dừng lại lúc 12 giờ 10 phút, sẽ nhầm. Đó chưa phải là chuyến của mình. Chuyến của mình sẽ dừng lúc 12 giờ 13 phút và chạy lúc 12 giờ 14 phút. Nơi đến cũng thế thôi. Nếu trên vé ghi giờ đến là 2 giờ 16 phút thì cứ việc ngồi cho tới 2 giờ 14 phút, rồi đứng dậy lấy đồ đạc và đi tới cửa trong vòng hai phút để bước ra khỏi xe. Không cần phải lo lắng nhìn quanh để biết chắc đây là nơi mình muốn tới, chỉ cần nhìn đồng hồ thì biết mình ở đâu. Mỗi ga xe lửa là một siêu thị, với đủ mọi thứ trên đời. Mỗi lần chờ xe, những người bạn chia nhau chạy mua một đống bánh tây: croissant, tart, bánh mì thường, bánh mì ngọt, bánh mì có ít trái cây và dĩ nhiên là có thêm mấy hộp xôi rất đẹp, để đem theo lên tàu ăn sáng, ăn trưa. Ăn tối đã có sushi …

Hai chuyến tàu chợ từ Odawara đi Hakone chạy chậm băng qua những khu rừng thưa êm đềm, đó đây với những cây đào đang nở hoa, sà cành vướng cả đường đi. Xa xa là những dãy núi thấp trùng điệp, với vài ba căn nhà rải rác ẩn hiện thanh bình như cảnh trong tranh. Xe có thể chạy thể chạy vài ba giờ nữa mà mắt vẫn muốn nhìn ra cửa sổ không biết mỏi.

Khách sạn ở Hokane do bà Nhật ở sở giữ dùm chỉ có mười mấy phòng, đúng là dành cho người Nhật:  giá phòng tính theo đầu người, chỉ nhận tiền mặt, bỏ giày ra ở lobby và không có phòng tắm riêng. Không biết tại sao có nhiều người làm big deal về những nhà tắm chung ở vùng nầy. Những ai đi tập gym đều biết trong phòng thay đồ - dĩ nhiên là đang nói chuyện phía bên đàn ông thôi – đèn đuốc sáng trưng, các ông trần truồng đi lại hiên ngang mà chẳng ai dòm ngó để ý tới ai. Đủ cỡ, đủ màu sắc, đủ hình dáng, đủ trạng thái, đủ khuynh hướng chinh trị - thiên tả hay thiên hữu - rồi còn tới đứng trước kính ngắm nghía soi mình, cạo râu, cạo lông ngực lông tay, thoải mái như đang… ở nhà. Ở đây, phòng tắm chung kín đáo hơn nhiều. Đèn thì mờ, dưới những vòi nước thấp là những cái đòn ngồi để kỳ cọ trước khi bước xuống ngồi với nhau trong hồ, nước ngang tới ngực. Có nhiều người vừa ngồi ngâm nước suối nóng vừa lâm râm đọc kinh cầu nguyện. Đôi nơi, khách sạn còn phát cho mỗi người một cái khăn tay nhỏ trước khi vào nhà tắm. Đối với đàn ông một cái khăn như thế là đủ rồi. Đối với đàn bà thì làm sao đây" Che trên thì hở dưới, che dưới thì hở trên. Có người bày thôi thì …che mặt vậy.

***

Buổi sang khách sạn ở Hakone cho ăn sáng, có cơm và cá nục đút lò thật tuyệt vời . Họ không đem kịp cá ra cho mọi người trong nhóm. Chắc những gia đình Nhật ngồi bên cạnh nhìn qua tự hỏi không biết những người nầy ở đâu tới mà ăn uống phàm phu, như chưa bao giờ biết đến con cá nục trong đời. Trở về Odawara cũng bằng hai chuyến tàu chợ rồi chia tay nhau ở đâỵ Hai người bạn phải về lại Tokyorồi về lại Mỹ vào buổi chiều cùng ngày. Họ đổi vé lại lấy chuyến tàu sớm hơn để có thì giờ ghé lại quán sushi nọ trước khi ra phi trường -Thật là thú vị, buổi sáng thức dậy gần núi Phú-sĩ, thong thả ăn sáng cơm với cá nục, đi hai chuyến tàu chợ chậm rãi về Odawara, đổi chuyến tàu tốc hành về Tokyo, ghé khách sạn lấy đồ, ngồi quán sushi ăn trưa, ghé tiệm bánh Tây mua mang theo ăn cho đỡ buồn và đem về Mỹ cho con, mất hai tiếng trên xe bus ra phi truờng, chờ máy bay, bay ngang Thái-Bình-Dương hơn mười tiếng và về tới Los Angeles đúng buổi trưa … cùng ngày!

Những người còn lại đổi bullet train đi Kyoto, cách chừng hai tiếng.

Tàu sắp dừng ở Osaka, ngạc nhiên khi có một em bé gái chừng bốn năm tuổi, má đỏ hồng, vai mang backpack nhổm dậy từ hàng ghế sau chuẩn bị xuống xe, theo sau em là một em bé trai chắc chỉ lớn hơn chừng hai tuổi, đội mũ, tay xách nách mang. Thế mà trong suốt cả hai tiếng tàu chạy cứ tưởng hàng ghế đó trống vì hai em bé nhỏ quá ngồi lõm trong lòng ghế . Đang cầm sẵn cái Iphone trên tay nên chụp được tấm hình cuả hai em đang đi về phía cưả. Chút sau nhìn ra cưả sổ, một người đàn bà đang âu yếm cầm tay hai em vừa đi vừa cúi xuống nói chuyện về phía cửa ra ga . Hệ thống xe lưả ở đây an toàn như thế đó. Cha mẹ có thể yên tâm để các em đi cả mấy trăm cây số từ thành phố nầy đến thành phố kia . Đây còn là hai anh em, nhiều em bé chỉ đi một mình.

***

Buổi trưa ở đảo Miyajima, đang ngồi trong quán ăn thì bỗng dưng nghe có tiếng Việt Nam, giọng Bắc kỳ 75. Một gia đình đang bước vào ngồi ở bàn bên cạnh. Tự nhiên thấy không ưa. Lòng căm phẫn vẫn còn âm ỉ hơn ba mươi năm qua, nay thêm những điều tệ hại tai nghe mắt thấy ở quê nhà làm lòng mình thiên lệch, thành kiến ngay với cả những người chưa hề quen biết. Người thanh niên trẻ đang nói chuyện qua cell phone, lặp đi lặp lại mấy lần, ồ đang đưa mẹ đi ăn phở. Phở" Không nói được chữ udon hay sao, hay ít nhất cũng nói là ăn mì Nhật cho nó gần hơn" Người đàn ông mặc còm lê, đội mũ, chắc là một nhà ngoại giao của Việt Namđây. Tướng tá như thế mà lãnh đạo đất nước hơn tám mươi triệu dân ở thế kỷ 21 nầy sao"  Thế mà, sau câu hỏi mở đầu của ngươì đàn ông mấy giờ rồi bác, câu chuyện qua lại mỗi lúc mỗi dễ dàng gần gũi hơn và hố ngăn cách lấp đi lúc nào không hay. Ông hỏi quê quán ở đâu. Người Việt gặp nhau hay hỏi quê quán. Sinh sống ở đâu bây giờ không quan trọng, quê quán ở đâu mới là điều đáng hỏi, biết đâu chẳng bà con gần thì cũng bà con xa. Cây có cội, nước có nguồn. Thành công đến mấy mà không ở quê quán thì cũng là… số tha phương cầu thực! Ông Trần Lãng Minh có bài hát rất hay, Khách Tha Hương. Người tha hương tựa như cánh diều, bay lên cao được là nhờ có giây - sợi giây quê hương - ghì xuống đất. Khi giây đứt thì diều cũng rớt xuống tan hoang. 

Hỏi quê tôi ở đâu" Quê tôi ở hai mùa nắng mưa khắc nghiệt, nhưng có sông có núi, có tiếng chuông chùa ngân nga mỗi tối, có con đường làng đẫm ánh trăng rằm. Nhưng quê tôi bây giờ" Không thanh bình như ở đây, không có những đàn nai quanh quẩn bên chân mình ăn những cánh hoa đào rụng. Vẫn còn những em bé bỏ học chạy lượm banh trên đôi chân trần nuôi sống cả gia đình, có bà cụ già suốt ngày còng lưng gánh bán mấy tấm giấy ép chưa chắc mua được một bát cơm cho ngày mai, có những anh đạp xích lô sẽ đạp cho tới cuối đời mình. Muốn trả lời ông bằng một câu thơ cuả Bùi Giáng, Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa.

 Người đàn ông nầy từ Hà Nội đã về hưu rất lâu, mới cùng vợ từ VN qua Hiroshimahôm qua để thăm hai người con học ở đây. Ông nói, thấy mấy bác, chưa nghe nói đã biết ngay là người Việt Nammừng quá, đúng là cho vàng không bằng ra ngõ gặp người làng. Chụp cho gia đình họ mấy tấm hình bên cạnh những cây đào đang nở bông tận ngọn, rồi thêm vài tấm nữa trước Torii Shrine gate. Xin e-mail của em sinh viên và hứa sẽ gởi hình khi về Tokyo. Tự nhắc mình ngày mai về lại Tokyonhớ in mấy tấm hình có cô sinh viên VN để ghé lại đưa cho cô.

***

Từ Miyajima về Hiroshima, còn hơn một giờ nữa để đợi tàu về Kyoto. Đủ để đón chiếc xe bus tới thăm Hiroshima Peace Memorial (A-Bom Dome). Khuôn viên Peace Memorial yên lặng êm đềm trong một buổi chiều đã hơi lạnh và nhạt nắng. Dọc bờ sông, vài người Nhật đang ngồi chuyện trò trên những chiếc ghế đá, dưới chân dãy hoa đào. Chỉ còn vài ba du khách tản bộ chung quanh cái sườn Genbaku Dome vẫn còn sót lại, với không biết bao nhiêu là mảnh tường vụn đổ nát ngổn ngang chung quanh. Không thấy có hàng chữ nào lên án nguyền rủa đế quốc Mỹ và lên án chiến tranh. Quang cảnh thanh lặng không khơi dậy hận thù, mà làm lòng mình lắng đọng bùi ngùi thương xót những người đã chết vì trái bom nguyên tử đầu tiên thả xuống ngay đây vào buổi sáng ngày 6 tháng 8, 1945, và ghê sợ oán ghét chiến tranh, với tội ác mà các phía tham dự, trong đó có cả nước Nhật, đã gây ra cho con người... Người Nhật đã dứt khoát quay lưng với quá khứ, gác qua một bên lòng tủi nhục của người thua trận, chuyển lòng hận thù thành quyết tâm xây dựng lại đất nước. Và vì thế mà chỉ trong vòng mấy mươi năm ngắn ngủi…     

***

Về lại Tokyo ngày thứ bảy, e-mail cho em sinh viên gặp ở Hiroshima mấy tấm hình và nhận được e-mail trả lời của em, lời lẽ chân thành, mộc mạc: hello Chu Q, chau  rat vui khi gap duoc chu va cac co va da duoc noi chuyen va duoc chu chup anh cho gia dinh chau va cac ban .Chau thay mat Bo Me va cac ban cam on co chu ,va chuc chu va cac co co nhung ngay nghi o NHAT that y nghia va day niem vui .Di lai gap may gap man a.  Chau da nhan duoc anh roi a .

Cái e-mail mộc mạc của em sinh-viên và câu nói ngắn, giản dị mà chân thành của người đàn ông Cho vàng không bằng ra ngõ gặp người làng đeo đuổi mình trên đường đi.  Tự xấu hổ với sự chật hẹp của lòng mình!

Khách sạn Tokyo Hilton giao một phong bì dán kín cẩn thận của người bạn cùng đi đã về trước mấy hôm. Cũng hơi lo, chắc có chuyện quan trọng chi đây, té ra là một cái note của người bạn dặn mấy bác nếu trở lại tiệm sushi có cô sinh viên Việt Nam làm việc nhớ ăn abalone, chỉ 150 yen một phần thôi. Bạn bè hiểu nhau và lo cho nhau đến thế thì thôi!

Chị bạn đi cùng muốn ăn Kobebeef, khách sạn giới thiệu vài chỗ gíá khoảng 15000 yen cho mỗi người, bằng 3 bữa sushi cho cả nhóm nên thôi. Có người sushi chef quen ở quận Cam viết tên của một tiệm ăn ở trong Ueno Park, với lời nhắn you have to be there to watch and to eat, không quá đắt nhưng cũng không rẻ.  Nhờ khách sạn làm reservation rồi phải bỏ vì không chắc tới được đúng giờ. Thôi thì trở lại tiệm sushi quen biết vậy, vừa ngon, vưà rẻ lại vừa vui.

Trước khi tới tiệm sushi ghé lại một kiosk ở góc đường in mấy tấm hình cho cô sinh viên Việt Nam. Nhân công ở đây mắc mỏ, nên ở đâu cũng có máy móc làm thế. Những máy sang hình nầy “hiểu” được bảy tám thứ tiếng, đọc được hầu hết các loại memory card. Chỉ cần bỏ memory card vào máy, chọn những tấm hình mình muốn in, cỡ nào, bao nhiêu tấm rồi nó sẽ tính cho mình biết cần bao nhiêu tiền. Bỏ tiền vào, tấm nút Print và chờ vài ba phút là có hình. Những tấm hình in ra đẹp không thua gì ở Costco, lại không cần phải chờ hơn cả giờ, đi quanh, tốn vài ba trăm mua như những thứ để chật nhà mà không biết bao giờ mới rớ tới.

Cô sinh viên đồng hương đón chào niềm nở, rồi xếp cho mấy chỗ trong góc. Hôm nay chỉ còn một miếng mang cá yellowtail, nhưng cô sẽ nhờ nhà bếp nướng lên, và nấu cho mỗi người một tô miso soup với cá vụn: yellowtail, salmon, red snapper…chỉ 200 yen mỗi tô. Sợ chướng với nhà hàng, chứ chỉ cần một tô xúp nầy với vài miếng toro, mấy ly trà xanh, chưa tới 10 đô-la, là thoả mãn lắm rồi. Dặn nhau nên ăn xúp sau cùng, ăn ngay rồi no không ăn được sushi nhiều, phí đi! Tô xúp ngon quá vì cá tươi, có điều đáng tiếc là họ nấu chưa đủ lâu, phía trong mấy miếng cá lớn vẫn còn hơi lạnh.

Kể với cô sinh viên về gia đình Viêt Namgặp ở Hiroshima. Cô nói ở vùng Hiroshimacó nhiều người Việt sinh sống, có gia đình đã ở rất lâu, nhưng người địa phương ghét lắm, vì họ trộm cắp rau mùa của người ta, bị bắt giữ đã nhiều lần… Lần nầy quen biết hơn, cô cho biết bạn trai của cô là người Nhật, làm ở một hãng xưởng nào đó lương tháng được ba ngàn đô. Nghe cách kể chắc họ đang chung sống hoà bình với nhau.

Tối hôm sau Chúa Nhật lại quay trở lại tiệm sushi nầy, sau một ngày đi bộ, leo dốc ở Nikko. Cô sinh viên Việt Namvẫn lảnh lót mời khách trước cửa tiệm. Cá vẫn tươi, sushi vẫn ngon nhưng một người bạn mệt mỏi quá với sushi rồi, tách riêng đi ăn steak một mình ở góc đường thấy để giá 1200 yen. Hôm nay cô cho biết thêm chút đời tư, tháng chín nầy cô về Việt Namlàm đám cưới và hy vọng sẽ mở trường dạy tiếng Nhật trong tương lai. Mới đầu tuần cô nói đã có bạn trai đang còn chờ duyên số, hôm qua bạn trai cô là người Nhật và hôm nay họ sẽ về Việt Namvào tháng chín để làm đám cưới. Chiều mai ra phi trường về, vẫn còn đủ thì giờ ghé lại đây ăn thêm một bụng sushi nữa vào lúc trưa nhưng sẽ không gặp cô, sẽ không biết thêm gì mới. Khi ra quầy trả tiền, dúi vào tay cô ít tiền để cám ơn, cô nhất định không nhận, nói cám ơn các cô chú nhưng con đã đi làm có tiền sống thong thả rồi .

***    

Nhật Bản dĩ nhiên không phải là một xã hội toàn hảo, nhưng không cần phải ở Nhật thật lâu mới tìm ra những điều đáng học từ đất nước và con người xứ nầy. Những điều đáng học ở khắp mọi nơi, mọi lúc, trong những việc hằng ngày bình thưòng nhất, trong quán sushi, ngoài công viên, trên xe lửa, ở nhà ga, trong khách sạn, ngoài đường phố. Điều kiện sinh sống hằng ngày nẩy sinh sáng tạo. Nhà cửa chật hẹp, họ khôn khéo sử dụng mọi chỗ trống. Cửa kéo thay vì mở ra đóng vào. Những bồn nước nhà cầu làm hình tam gíác để có thể đặt sát trong góc, phía trên lại có vòi nước rửa tay, rồi nước đó chạy vào trong bồn chứa nước xả cầu để tiết kiệm nước. Vật gíá đồ dùng đắt đỏ, ngay cả những đồ điện tử sản xuất bên Nhật tưởng là cây nhà lá vườn thì phải rẻ, mà không, đắt hơn bên Mỹ tới ba, bốn mươi phần trăm. Máy ảnh, computer, memory card… Nhưng không phải vì đắt đỏ mà họ không tạo ra những sản phẩm mới phục vụ nhu cầu hằng ngày. Nhà cầu có vòi nước ấm giúp người sử dụng thu dọn hầu như có ở khắp mọi nơi: khách sạn, quán ăn... vẫn còn rất đắt và hiếm thấy ở Mỹ.

Steve Lopez của LA Times, qua Nhật lần đầu theo lời mời của những người phát hành phim “The Soloist”, viết một bài có tựa đề “Tokyo's life lessons for LA” kể những điều ông học được trong một tuần ở Tokyo: thành phố sạch nhất chưa bao giờ thấy và người Nhật hãnh diện vì điều đó; một hệ thống xe lửa hiện đại và hữu hiệu, nhưng đường dành riêng cho xe đạp không thiếu; một hệ thống taxi bậc nhất với những người tài xế mang găng tay trắng, giữ xe trong ngoài bóng loáng. Ngườì bạn đi cùng còn tinh tế hơn ông Lopez, chỉ cho thấy những đường gạch đặc biệt lót trên khắp các đường đi bộ để những người khiếm thị nương theo đó mà đi. Những đường gạch nầy dẫn lên xuống mọi bậc thang, tới chân cầu thang máy trong các nhà ga, tới ngay đến trước bước lên của mỗi một toa tàu.

Ở đây, người ta đối xử nhau với sự kính trọng, gặp nhau là cúi gập người chào. Ông Lopez kể có lần vợ ông thấy một “miracle” xảy ra trên xe lửa. Có cậu bé nói chuyện cell phone lớn tiếng ồn ào, một bà cụ phía trước quay lại chỉ lấy tay khua nhẹ thế là cậu bé ngoan ngoãn ngừng ngay. May cho bà cụ, ở một xứ khác thì cha mẹ của cậu bé đã kiện bà tới sạt nghiệp vì hurt feeling của cậu bé và xâm phạm thô bạo tới quyền tự do cá nhân thiêng liêng của cậu rồi.

***

Tìm thấy một quán café có Internet ở phi trường Narita trong khi chờ máy bay về lại. Gởi e-mail cho người sinh viên VN cám ơn về những lời chúc, rồi e-mail cho hai đứa nhỏ ở New YorkHouston, dặn cố gắng dàn xếp để gặp nhau ở Nhật khoảng tháng mười muà thu sang năm. Để nhìn lá vàng, ngồi quán sushi, và cùng học hỏi với nhau …Cho vui vậy mà, nói như Bùi Giáng.

(Hết)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.