Hôm nay,  

VIẾT CHO NGÀY LỄ NHẬT-KỲ (FLAG’S DAY 2008)

06/06/200800:00:00(Xem: 6830)
Quốc-kỳ của Hoa-Kỳ là lá cờ lâu đời đứng hàng thứ ba trên thế-giới.  Xưa hơn cả quốc-kỳ “Union-Jack” của Anh-Quốc và lá cờ “Tam-Tài” của nước Pháp.  Lá cờ Hoa-Kỳ được quốc-hội chính thức chuẩn y vào ngày 14 tháng 6 năm 1777. Cùng ngày này toàn nước Mỹ cũng đã cử hành Lễ chào quốc-kỳ. 

Bài quốc-ca của Hoa-Kỳ nguồn gốc được lấy từ bài thơ của một luật-sư mang tên Francis Scott Key.

Lúc ban đầu, luật lệ đặt ra rằng mỗi tiểu-bang sẽ được tượng trưng bằng một ngôi sao và một đường sọc.  Vì vậy mà có mười ba ngôi sao đi cùng mười ba sọc đỏ và trắng, tượng trưng cho mười ba thuộc-địa nguyên thủy của Hoa-Kỳ.

Màu của lá cờ được giải-thích như sau: màu đỏ là màu của dũng-cảm, chính-nghĩa, nhiệt thành.  Màu trắng là màu của hy-vọng, trinh-nguyên, trong lành của đời sống.  Màu xanh là màu biểu tượng của Thiên-Đàng, lòng mến yêu Thượng-Đế, trung-thành, trân trọng, bình đẳng và tôn trọng sự thật.
Ngôi sao:  đây là một biểu tượng cổ của văn-minh Ấn-Độ, Ai-Cập và Ả-Rập.  Tượng trưng cho chủ quyền và toàn năng cũng như kỳ vọng của dân-tộc.

Giải Ngân-Hà của các ngôi sao trong Hiệp-Chủng-Quốc được giải thích là: mỗi ngôi sao cho một tiểu-bang là biểu tượng của hiến-pháp Hoa-Kỳ, dành quyền tự-trị cho mỗi tiểu-bang, do sự ủy thác của Chính-quyền liên-bang. 

Đến năm 1791&1792, khi hai tiểu-bang Vermont (ngày 4 tháng 3, năm 1791) và tiểu-bang Kentucky (ngày 1 tháng 6, năm 1792) được gia nhập Liên-Bang Hoa-Kỳ, thì số ngôi sao và hàng sọc gia tăng lên con số mười lăm.  Khi số tiều-bang  gia-nhập liên-bang Hoa-Kỳ này ngày càng lên cao.  Người ta nhận thức rằng trên lá cờ sẽ có quá nhiều hàng sọc.  Cho nên đến năm 1818, quốc-hội Hoa-Kỳ thông qua luật giảm con số hàng sọc đỏ, trắng và chỉ giữ là mười ba hàng.  Tượng trưng cho mười ba tiểu-bang nguyên-thủy mà thôi! Nếu tiểu-bang nào gia-nhập liên-bang, sẽ có thêm một ngôi sao trên một lá cờ.

Quốc-Kỳ Hoa-Kỳ được mang ra trận lần đầu tại “Brandywine” vào ngày 11, tháng 9-1777.  Lá cờ Hoa-Kỳ tung bay trên lãnh địa nước ngoài vào ngày 28, tháng 1, năm 1778 tại “Na-Sao” (là đảo-quốc của Bahamas).  Thành “Na-Sao” do quân Hoa-Kỳ chiếm giữ trong cuộc chiến dành độc-lập.
Ngày 21 tháng 8, năm 1959.  Hawaii được chấp thuận là một tiểu-bang gia nhập liên-bang Hoa-Kỳ và sau đó, vào ngày 4 tháng 7, năm 1960 ngôi sao thứ năm mươi (Hawaii) được cộng thêm vào lá cờ này.

Hiện nay lá cờ Hoa-Kỳ có tất cả năm mươi ngôi sao cùng mười ba hàng sọc đỏ và trắng, tượng trưng cho mười ba thuộc địa nguyên thủy của Hoa-Kỳ (Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Georgia, Connecticut, Massachusetts, Maryland, South Carolina, New Hampshire, Virginia, New York, North Carolina, Rhode Island).

Lá cờ Hoa-Kỳ mang một ý-nghĩa đặc biệt, sâu xa, biểu dương thông-điệp của sự tự chủ đối với một quốc-gia chủ quyền cho tự-do cá-nhân, cho lý-tưởng và cho lòng ái-quốc.

Thế còn lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu của người Việt-Nam chúng ta thì sao"

Theo những tài liệu của cố giáo-sư Nguyễn-Ngọc-Huy thì lá cờ vàng đã do họa-sĩ: Lê-Văn-Đệ (thời Đệ Nhị Thế-Chiến) vẽ ra rồi trình cho Cựu Hoàng Bảo-Đại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau tại một cuộc họp ở Hồng-Kông năm 1948.

Tuy nhiên, một số tài-liệu khác cho thấy không phải ngẫu-nhiên mà Cựu Hoàng Bảo-Đại chọn lá cờ này, cũng không phải vì đẹp hoặc vì ý nghĩa: màu vàng tượng trưng cho người Việt-Nam da vàng, màu đỏ ba sọc ngang tượng trưng cho ba giòng máu đỏ Bắc,Trung, Nam. 

Nguyên do chính là vì họa-sĩ họ Lê đã vẽ lại một lá quốc-kỳ từng hiện hữu trên quê-hương Việt-Nam từ năm mươi năm về trước.  Đó là thời kỳ hai vị vua ái-quốc: Thành-Thái và  Duy-Tân còn tại vị. Cờ vàng ba sọc đỏ được dùng làm quốc-kỳ lần đầu tiên là ở trong triều đại của hai vị vua ái-quốc này.  Cả hai vị Thành-Thái và Duy-Tân dều là linh-hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc-lập vào thế-kỷ thứ 20.  Giai-đoạn này đã xảy ra những vụ xừ-tử các vị thủ-lãnh Quang-Phục-Hội như là anh-hùng Thái-Phiên, Trần-Cao-Vân (1916). Biến cố về án lưu đày đi Phi-Châu của Hoàng-Tử Vĩnh-San (tức là Cựu Hoàng: Duy-Tân), người đã bị tử nạn máy bay tại Trung-Phi vào ngày 26 tháng 12, năm 1945.

Cũng chính vì nguồn gốc kháng Pháp hào-hùng của cờ vàng ba sọc đỏ, mà đến năm 1955 Thủ-Tướng Ngô-đình-Diệm đã tổ chức một cuộc “Trung Cầu Dân Ý”, lập ra chế-độ “Đệ- Nhất-Việt-Nam-Cộng-Hòa”.  Quốc-Hội vẫn giữ nguyên quốc-kỳ của một chế độ đã cáo chung. Đến khi có cuộc đảo-chánh năm 1963, chấm dứt nền “Đệ-Nhất-Cộng-Hòa”, lập nên “Đệ-Nhị-Cộng-Hòa”, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn được giữ nguyên là quốc-kỳ của Việt-Nam Cộng-Hòa cho đến ngày nay.

Tưởng cũng nên nhắc lại sơ qua về những lá cờ Việt-Nam từ đầu thế-kỷ thứ 19 đến nay:

Lá cờ thứ nhất: “Long-Tinh-Kỳ” (1802-1885): là quốc-kỳ nguyên-thủy của triều-đại nhà Nguyễn.  Đây là tiếng Hán (Long: nghĩa là Rồng, Kỳ: nghĩa là Cờ, Tinh: là ngôi sao trên Trời, cũng có nghĩa là màu đỏ, tượng trưng cho phương Nam và cho lòng nhiệt tình).

Lá cờ thứ hai: “Đại-Nam-Quốc-Kỳ” (1885-1890): vào năm 1885, vì  “Long-Tinh-Kỳ” theo vua Hàm-nghi vào bưng kháng Pháp nên người Pháp không chấp nhận cho vua Đồng-Khánh dùng “Long-Tinh-Kỳ” làm quốc-kỳ nữa.  Triều-đại Đồng-Khánh phải chế ra lá cờ mới với nền vàng, trên nền đỏ có hai chữ:  “Đại-Nam”, mang tên quốc-hiệu nước ta lúc bấy giờ.  Đó là: “Đại-Nam-Quốc-Kỳ”.

Lá cờ thứ ba:  “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” (1890-1920): dưới hai triều-đại kháng Pháp của vua Thành-Thái và Duy-Tân như đã nói trên.

Lá cờ thứ tư: “Long-Tinh-Kỳ” ( tính từ 1920 đến ngày 10 tháng 3, năm 1945): cờ có nền vàng, một sọc đỏ lớn nằm ngang chia lá cờ làm hai phần, biểu tượng cho Bắc và Trung-Kỳ mà thôi. 

Cũng giai đoạn lịch-sử này lá cờ thứ năm xuất hiện.

Lá cờ thứ năm: “Nam-Kỳ- Thuộc-Địa” (tính từ 1923 cũng đến ngày 10 tháng 3, năm 1945): đây chính là ngày cáo chung của chế-độ do người Pháp bảo hộ.  Tên cờ mang ý nghĩa miền Nam Việt-Nam là thuộc-địa của Pháp. Có nền màu vàng, góc bên trái là cờ “Tam Tài” của Pháp màu xanh, trắng, đỏ.

Lá cờ thứ sáu: “Long-Tinh-Đế-Kỳ” (thời kỳ Nhật chiếm Đông-Dương, từ ngày 11 tháng 3 năm 1945, cũng là ngày vua Bảo-Đại tuyên bố Việt-Nam độc-lập đến ngày 30 tháng 8 năm 1945 là ngày vua Bảo-Đại thoái-vị): Cờ này có nền màu vàng, có sọc ngang màu đỏ lớn bằng một phần ba lá cờ.

Cũng trong giai-đoạn lịch-sử này nước Việt-Nam có thêm:

Lá cờ thứ bảy mang tên: “Quẻ Li” (từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 5 tháng 9, năm 1945 trong thời kỳ Nhật chiếm Đông-Dương, đặt dưới chính-phủ Trần-Trọng-Kim): cờ cũng có nền vàng, ba sọc đỏ.  Nhưng sọc đỏ ở giữa đứt khoảng hơi giống hình quẻ-li.

Lá cờ thứ tám: “Nam-Kỳ-Cộng-Hòa-Quốc”: mang màu vàng sọc xanh của chính-phủ lâm thời, tính từ giai-đoạn ngày 1 tháng 6, năm 1946 đến ngày 2 tháng 6, năm 1948.  Đây cũng là ngày mà Cựu Hoàng Bảo-Đại lập quốc-gia Việt-Nam trong Liên-Hiệp Pháp thống nhất ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Và cuối cùng là: “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của Việt-Nam-Quốc và Việt-Nam-Cộng-Hòa:  Trong giai đoạn này, tại Hà-Nội sau khi Việt-Minh rút vào Bưng kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ thì nền hành-chánh nước ta tại miền Bắc và miền Trung tạm thời rơi vào tay người Pháp.  Kế đó, Cựu Hoàng Bảo-Đại được các đảng phái cách-mạng cũng như người Pháp mời ra điều khiển đất nước với tư-cách Quốc-Trưởng.  Ông đòi hỏi Pháp phải công nhận cho Việt-Nam được quyền độc lập và thống nhất ba miền, rồi thành-lập chính-phủ “Trung-Ương-Lâm-Thời-Việt-Nam”, cử tướng Nguyễn-Văn-Xuân làm Thủ-Tướng để điều hành đất nước và thương thảo với người Pháp.  Tiếp theo đó “Hội-Đồng-Đại-Biểu- Nam-Việt-Nam” của “Nam-Kỳ-Cộng-Hòa-Quốc” gởi kiến nghị tán thành chính-phủ trung-ương, chấp nhận sự độc lập và thống nhất thật sự của ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy, đến ngày 2 tháng 6, năm 1948, chính-phủ Nguyễn-Văn-Xuân công bố quốc-kỳ và quốc ca Việt-Nam trong Liên-Hiệp Pháp.  Áp dụng cho cả ba miền Việt-Nam.

Lá quốc-kỳ này giống lá cờ trong thời gian 1890 đến 1920 của hai vua Thành-Thái và Duy-Tân, nhưng đây là lần đầu “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” đuợc chính thức dùng cho quốc-gia Việt-Nam, một chế độ không còn thuộc đế-chế của triều Nguyễn nữa.

***

Trải qua bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu thời-đại hưng-vong trong lịch-sử, chúng tôi luôn cảm nhận rằng lá “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” vẫn là lá quốc-kỳ chính thống của Tổ-Quốc Việt-Nam.  Thể hiện tinh-thần bất khuất, yêu chuộng độc-lập, tự-do và dân chủ của người dân nước Việt.  Đã từng được biểu dương trong thời chiến đấu chống lại chính sách thuộc-địa của thực-dân Pháp.  Tinh-thần đó cao quý hơn tất cả sự hiện hữu của bất cứ chế độ nào.

Sắp đến ngày kỷ-niệm Lễ Nhật-Kỳ (Flag’s Day), cũng là để chuẩn bị cho ngày “Vinh Danh Bố” (Father’s Day).  Chúng tôi xin phép được mượn lời nhạc của một bài hát để xin thưa cùng các bậc Tiền-Bối, những bậc Cha-Ông rằng:

“Vẫn còn đây các con của Mẹ, vẫn còn đây các con của Cha”.  Những người con yêu Việt-Nam, quyết gìn giữ và vinh-danh lá cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ-Quốc thân yêu Việt-Nam./.

Chân Quê: sưu tầm và biên soạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
Trung Quốc sẽ vĩnh viễn cắm cờ ở Trường Sa" Một trang web chuyên bán các loại tiền lạ cho người sưu tập toàn cầu
Năm 2007 sắp trôi qua, trong năm 2007 các hoạt động tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam diễn ra sôi động khắp nơi ở trong nước và trên thế giới
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.