Hôm nay,  

Đi “Săn” Nguyễn Tấn Dũng

06/10/200700:00:00(Xem: 9089)

 

Cộng đồng vận động tới cả Liên Hiệp Quốc.

Chuyến đi New York của Nguyễn Tấn Dũng để vận động cho nhà nước CHXHCN Việt Nam vào ghế uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 vừa qua đã tạo nên làn sóng biểu tình sôi nổi của cộng đồng VN hải ngoại. Phái đoàn chính thức của Nguyễn Tấn Dũng lần này hầu như không có một lịch trình hoạt động công khai nào như hai phái đoàn của Phan Văn Khải và Nguyễn Minh Triết trước đây.

Cuộc biểu tình của cộng đồng Việt Nam ngoài sắc thái văn hóa đặc thù “thái kỳ phi vũ, nhân đầu tán động” – cờ sắc bay lượn, đầu người nhấp nhô – (chữ của một tác giả Trung Quốc khi diễn tả những cuộc biểu tình của Việt Nam), còn là những khát vọng to lớn về nhân quyền và là cơ hội trưng bày các hình ảnh đầy xúc động về các người bất đồng chính kiến đang bị đàn áp và cô lập.

Những hình ảnh đầy gai góc này đã áp đảo sự kiện chuyến đi của Nguyễn Tấn Dũng. Báo chí ngoại quốc đưa tin mấy ngày đầu thì chỉ thấy cảnh người Việt Nam hải ngoại biểu tình.

Nguyễn Tấn Dũng đi những đâu" “Chú đi tìm tăm hơi dữ lắm con ơi, nhưng mà coi bộ họ ở riết hơi lâu trong mấy tòa nhà LHQ trong trỏng; họ không chịu ra ngoài đâu.” Đó là lời ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại New York – người tổ chức các cuộc biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng – trả lời qua các cuộc điện thoại.

Cộng đồng Việt Nam không những tổ chức biểu tình ở bên ngoài mà còn tập hợp các phái đoàn nhỏ gặp các phái bộ ngoại giao các nước để tố cáo nhà cầm quyền CSVN đang vi phạm nhân quyền và đàn áp các công dân bất đồng chính kiến. Ông Tánh và những người cầm đầu phái đoàn đều cho biết đại diện phái bộ ngoại giao các quốc đều hòa nhã tiếp đón và hiểu rõ ý nguyện của cộng đồng Việt Nam.

Thông thường thì đại diện các phái bộ này yêu cầu không ghi âm lời nói và không trả lời báo chí. Họ trình bày do các vấn đề ngoại giao rất nhạy cảm cho nên nếu ghi âm thì họ buộc lòng phải nói những luận điệu khô khan và làm mọi người không thể hài lòng. Trong cuộc gặp mặt với phái đoàn Hoa Kỳ và Cao Uỷ Nhân Quyền (mà người viết có mặt), họ cũng có yêu cầu tương tự.

Thái độ của cộng đồng Việt Nam nói chung rất dứt khoát. Tuy biết rằng CSVN có cơ hội, có lẽ là 100%, sẽ được chọn làm uỷ viên không thường trực (nhiệm kỳ 2 năm 2008-2009) nhưng cộng đồng cũng có yêu cầu các quốc gia hoặc lên án chỉ trích, hoặc bỏ phiếu trắng cảnh cáo, thậm chí là dùng quyền phủ quyết (đối với phái đoàn Pháp, Mỹ…) cho tới khi nào nhà nước Cộng sản Việt Nam thả linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, cùng những người bất đồng chính kiến khác… và thỏa mãn những cam kết về nhân quyền.

Theo tình hình thì phía CSVN muốn không có chân không thường trực cũng khó vì cơ chế bầu chọn là do các nước khu vực quyết định. Khu vực Đông Nam Á năm nay đưa ra một chân ứng cử viên duy nhất cho nên CSVN có thể coi như là được thế “ddộc chiếm chuồng chim” không có đối thủ của khối Đông Nam Á. Nhiều người đi biểu tình mới vỡ lẽ ra rằng là diễn đàn mà Nguyễn Tấn Dũng vận động chẳng qua là diễn đàn chỉ cần cấp bộ trưởng hoặc phó thủ tướng là đủ. Nhưng vì nhằm gây thanh thế, tuyên truyền trong nước cho nên đương thân thủ tướng phải đến LHQ để vận động mất mấy ngày.

Đàm đàm đạo và hồ nghi; thế rồi ai cũng nhận rõ rằng là khi CSVN đã biết chắc chắn mình sẽ được vào chân uỷ viên không thường trực, Nguyễn Tấn Dũng mới đi vận động thêm để nắm chắc phần uy tín trong ngoài. Do đẳng cấp vận động của diễn đàn như thế mới có việc là lịch trình đọc diễn văn của chức danh thủ tướng Việt Nam cứ bị đôn lên đôn xuống – cho tới 6 giờ chiều ngày 27 tháng 9, 2007.

Lịch trình hoạt động của Việt Nam dao động có lẽ theo cách sắp xếp của lịch trình Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, phía Việt Nam cũng sắp xếp gặp gỡ các doanh nghiệp và chính giới các nước vào buổi tối vào một nơi nào đó mà không ai biết. Các thiệp mời lọt ra ngoài đều không ghi địa chỉ mà yêu cầu khách mời liên lạc xác định mật mã ám số.

Nhưng thật bất ngờ! ngay lúc cộng đồng gặp phái đoàn Mỹ, trong khi trao đổi giấy tờ qua lại thì một người trong phái đoàn tinh ý thấy ngay tên khách sạn InterContinental mà phái đoàn Việt Nam sẽ tổ chức chiêu đãi. Tin tức lọt ra ngoài rất nhanh. Có thể coi đây là cơ hội “ddụng hàng” duy nhất của cộng đồng với phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Cuộc biểu tình do ông Tánh cầm đầu được tổ chức nhanh chóng vào chiều 26 tháng 9, 2007 dù không có đăng ký trước với cảnh sát. Tuy trời đã về đêm, đèn điện New York tỏa sáng, đoàn người biểu tình cũng không mệt mỏi. Qua diễn đàn Paltalk truyền hình trực tiếp, cũng cảnh “cờ sắc bay lượn, đầu người nhấp nhô” với những khẩu hiệu hô vang phản đối sự hiện diện của nhà cầm quyền CSVN tại New York. Ông Tánh cho biết, vì gấp quá nên không gài ai vào được bên trong săn vài tấm hình cho mọi người thấy rõ chuyến công du vận động ăn uống ra làm sao.

Cộng đồng chạm mặt trực tiếp với phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng chỉ chừng đấy.

Các hoạt động bên ngoài cũng theo một quy phạm nhất định. Ngay trong khách sạn Carter của ông Trần Đình Trường, các nhân vật đi theo phái đoàn CSVN cũng có thuê phòng và đụng chạm ít nhiều với các biểu tình viên. Nhưng mọi người đều chỉ dừng lại mức “tranh luận”, “cảm thông” và “bày tỏ”.

Phái đoàn ông Nguyễn Tấn Dũng tuy khôn hơn và rào hàng quá kín, nhưng cả chuyến đi thật nhạt. Không như các ông Phan Văn Khải và Nguyễn Minh Triết bị những nhân vận như Trần Diệu Chân, Huỳnh Quốc Bình, Jerry Kiley đảo lộn tôn nghiêm tại hiện trường mà lộ ngay phong cách ứng xử quê mùa làm thiên hạ trong ngoài đàm tiếu rất lâu. Và đó cũng là những dịp hay để quốc dân Việt Nam thấy rõ bản lai diện mục của các nhà lãnh đạo đương thời.

New York là phố thị rất sinh động. Nguyễn Tấn Dũng đến New York ở mấy ngày mà kín bưng như thế thì phải đến để làm gì nhỉ"

© DCVOnline

(Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả Trần Đông Đức đã gửi trực tiếp bài trên.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.