Hôm nay,  

Hội Nhập Trong Và Ngoài

8/1/200700:00:00(View: 9395)

...cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh...

Sau khi là hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đang hội nhập vào luồng trao đổi kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, tình trạng phát triển thiếu bình đẳng và nạn bất công xã hội lan rộng có thể là mặt trái của những thành tựu đang được ngợi ca. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về vấn đề này và về những giải pháp cải sửa cho tương lai qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, qua chương trình tuần trước, ông trình bày mô thức phát triển kinh tế Việt Nam với cách diễn giải về sự vận hành tài nguyên và quyền lực phần nào giải thích nhiều bất công và bất ổn như ta có thể đã thấy trên thị trường cổ phiếu và vụ cả ngàn người dân biểu tình khiếu kiện trong gần tháng trời trước khi bị dẹp.

Như đã hẹn từ kỳ trước, tuần này ta sẽ cùng tìm hiểu về những chọn lựa hay giải pháp của Việt Nam. Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, vì sao Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng được nhiều nước khen ngợi mà vẫn gặp những vấn đề xã hội như chúng ta vừa thấy"

Nếu có thể trả lời ngắn gọn, tôi xin được nói là Việt Nam muốn hội nhập vào cộng đồng kinh tế của thế giới mà lại không hội nhập được cộng đồng dân tộc vào một nỗ lực chung, nên vẫn có những người bị bỏ rơi bên ngoài. Lý do có thể xuất phát từ chọn lựa chính trị của giới lãnh đạo, y như họ muốn bình thường hóa quan hệ mọi mặt với Hoa Kỳ mà lại không bình thường hoá quan hệ với chính người dân.

Sự chọn lựa chính trị ấy mới dẫn tới chiến lược kinh tế xã hội với nhiều vấn đề sẽ ngày một gay gắt hơn. Xin nói thêm, và nói lại, rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không có gì là kỳ diệu như người ta nghĩ vì nhiều xứ khác cũng đã trải qua giai đoạn khởi phát ngoạn mục ấy, mà sau đó kinh tế vẫn có thể bị suy trầm, thậm chí suy thoái, và xã hội bị khủng hoảng.

Hỏi: Ông giải thích là sự chọn lựa chính trị như nguyên do của sự chọn lựa về chiến lược hay sách lược phát triển kinh tế. Ông có thể trình bày sự việc ấy cho rõ hơn được không"

Chúng ta cần ngược dòng thời gian về hai chục năm trước, khi lãnh đạo Việt Nam thời đó thấy ra sự bế tắc, và hậu quả khủng hoảng kinh tế, của đường lối tập trung kế hoạch theo lý luận kinh tế chính trị học Mác-Lênin. Thời ấy, họ đã biết thế là sai, nhưng thật ra vẫn chưa rõ thế nào là đúng, và mất nhiều năm dọ dẫm trong khi thực tế của đời sống dân cư đã tự phát bung khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Sau gần năm năm, nhất là khi khối Xô viết đã tan rã, người ta mới tìm cách hệ thống hoá những hiểu biết hay kiểm nghiệm về thực tế để tìm ra một giải pháp cho kinh tế với một định đề về chính trị là "đảng vẫn phải giữ quyền lãnh đạo". Sự chọn lựa chính trị đã quyết định về sự chọn lựa kinh tế theo ý đó, và thường xuyên bị thực tế kinh tế thách đố nên cứ lùi dần và dẫn tới tình trạng ngày nay.

Hỏi: Ông nói "cứ lùi dần" có lẽ là trong ý nghĩa lãnh đạo chính trị cứ lùi dần trước sức ép của thực tế kinh tế, nhưng có những sự kiện gì khả dĩ minh diễn điều ấy không"

Tôi trộm nghĩ rằng tư duy kinh tế của lãnh đạo Việt Nam là sự sáng tạo theo lối kiến cơ nhi tác, tùy cơ ứng biến, nôm na là mỗi năm lại sáng ra một chút. Sự kiện minh họa là lý luận "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ xuất hiện gần 10 năm sau khủng hoảng; trước đó chưa thấy nói tới, ta hãy xem các văn kiện của Đại hội đảng khóa VI và khoá VII thì rõ. Ví dụ khác là qua tiến trình đổi mới từ dưới lên một cách tự phát và nhất là ở trong Nam, rồi hệ thống hóa từ trên xuống, nhất là từ Hà Nội ra cả nước, người ta mới dần dần tìm ra vai trò chủ yếu của khu vực nhà nước, nói theo xưa là của "các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa", vẫn giữ vị trí thống trị trên các thành phần kinh tế khác. Nhưng sau khi được phép tồn tại rồi, chính là các thành phần kinh tế này đã kéo cả nước ra khỏi khủng hoảng. Mà công lao đó của người dân lại được gọi là công lao đổi mới của đảng.

Cho nên, phải nói là ngay từ đầu đã là một sự mù mờ thật ra dễ hiểu về tư duy kinh tế.

Hỏi: Nhưng, điều ông gọi là "sự mù mờ về tư duy kinh tế" này đã được điều chỉnh dần dần theo thực tế nên tình hình dù sao cũng khả quan hơn ngày xưa chứ"

Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta không quên một đặc tính của Việt Nam ngày nay là đảng tự cho mình cái quyền suy nghĩ thay cho dân để quyết định về mọi chuyện đúng sai hay xấu tốt. Khi đảng lãnh đạo lại mù mờ và lúng túng về tư duy kinh tế thì bộ máy đảng cũng bị lúng túng trong áp dụng vì lằn ranh đúng-sai không thể được phân định cho rõ.

Sau đây là vài thí dụ minh diễn việc thể hiện tư duy mù mờ ấy. Thế nào là "cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", hay "xã hội hoá hệ thống giáo dục", có phải là tư nhân hoá công ty quốc doanh hay các trường học từ dưới lên trên không" Vì mù mờ nên Việt Nam đã cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh, hay khu kinh tế trọng điểm. Và cũng vì mù mờ nên Việt Nam mới bị khủng hoảng về giáo dục và đào tạo. Một thí dụ khác là vai trò của kế hoạch trong kinh tế thị trường và sự thiếu mạch lạc giữa nghị quyết đảng với các chiến lược kinh tế xã hội mà nhà nước phải áp dụng theo sự khuyến nghị của quốc tế.


Hậu quả chung cuộc là làm sao dung hoà được đòi hỏi kinh tế - tức là người dân phải có quyền tự do chọn lựa - với đòi hỏi chính trị là đảng quyết định về những chọn lựa chiến lược nhất" Trong hoàn cảnh mập mờ ấy, ai có quyền là người có lý và từ đó kiếm tiền dễ hơn người khác. Một lý do của nạn tham nhũng, tước đoạt đất đai và bất công xã hội có thể thấy ngay trong tư duy kinh tế tôi gọi là mù mờ này.

Hỏi: Nhưng dù sao, Việt Nam cũng là một nước nghèo và kém phát triển cho nên nếu có phải lần bước tìm ra con đường đúng đắn cho mình sau nhiều năm thử nghiệm cũng là điều có thể hiểu và được thông cảm chứ, ông nghĩ sao"

Quả như vậy, nếu mình ý thức được điều ấy mà đừng chủ quan tự mãn và trở thành người duy nhất tin vào sự tuyên truyền hay quảng cáo của chính mình về chính mình.

Ta hãy nói đến vài chi tiết cụ thể sau đây để mình khỏi tự mê hoặc. Kể về kim ngạch, tức là ngạch số tuyệt đối, Việt Nam là quốc gia nhận được viện trợ kinh tế nhiều nhất trên thế giới, sau hai nước đang có chiến tranh là Iraq và Afghanistan. Tính ra cũng gần bốn tỷ Mỹ kim một năm, mà tiêu chưa hết phân nửa vì không biết cách xài cho đúng. Ngoài ra, và chính thức thì Việt Nam còn nhận được hàng năm hơn bốn tỷ đô la của hải ngoại gửi về giúp thân nhân, chưa nói đến đầu tư của nước ngoài, tương đương với 4% tổng sản lượng GDP. Với sức đẩy từ ngoài như vậy, nếu đạt tốc độ tăng trưởng cỡ 8% thì cũng đừng nên coi đó là công lao hàng đầu của đảng nhờ đổi mới. Và cũng nhờ sức đẩy này mà đảng viên cán bộ mới thành triệu phú gửi tiền ra ngoài.

Hỏi: Bây giờ, ta bước qua phần thứ hai là về các giải pháp. Như ông nói hồi nãy, làm sao để không ai bị bỏ rơi bên ngoài, làm sao hội nhập người dân vào công cuộc phát triển quốc gia"

Kỳ trước, ta nói đến sự kiện xuất khẩu chiếm hơn 60% của sản lượng kinh tế Việt Nam khi mới chỉ chừng hơn 40% vào năm 2000 hay chừng 25% vào 10 năm trước. Đấy là chỉ dấu cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập vào kinh tế thế giới, với khu vực ta tạm gọi là "hướng ngoại" nay là đầu máy kinh tế. Nhưng, sự hội nhập bề ngoài ấy cho thấy Việt Nam chỉ làm gia công cho thế giới, nhờ các ngành nghề thâm dụng tư bản và kỹ thuật nhờ thiết bị nhập khẩu.

Trong khi ấy, các ngành nghề thâm dụng lao động, là dùng nhiều lao động để sản xuất ra cùng một lượng sản phẩm, lại bị lãng quên. Khi lãng quên là đương nhiên bỏ rơi nhiều người không tiếp cận với xuất khẩu và lợi tức của họ không gia tăng thì thị trường nội địa không thể quân bình được với thị trường xuất nhập khẩu.

Hỏi: Ông cho rằng Việt Nam nên hạn chế tỷ trọng xuất khẩu để san xẻ lợi tức với các thành phần khác ở nông thôn"
Thưa vấn đề không là hạn chế xuất khẩu mà là tạo điều kiện cho nhiều người cùng có khả năng tham gia sản xuất và chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa.

Một thí dụ rất nóng về thời sự mà liên hệ đến hiện tượng ấy là việc phân bố đất lâm nghiệp tại các tỉnh cao nguyên, nơi sinh hoạt chủ yếu của đồng bào thiểu số, có đầy bất công và mang tính bóc lột rõ rệt. Thành phần sắc tộc bị bỏ rơi và không hưởng lợi ích gì của sự hội nhập vào thế giới bên ngoài, trong từng gói trà hay hạt cà phê xuất khẩu ra ngoài. Họ cũng là người Việt Nam và bị ức hiếp như nông dân bị cướp đất và đang khiếu kiện từ cả chục năm nay.

Chiến lược kinh tế hiện hành dẫn đến nạn bóc lột lẫn nhau để xuất khẩu cho rẻ và tiếp cận cho rộng với thị trường bên ngoài, và được thế giới ngợi khen. Nhưng, bên trong thì Việt Nam càng hội nhập theo lối làm thuê cho thiên hạ như vậy lại càng gây bất công và bị bất ổn.

Hỏi: Nhưng đâu là những điều kiện để có thể áp dụng giải pháp quân bình ấy, và cái giá phải trả sẽ là thế nào vì như ông thường trình bày, quyết định kinh tế nào cũng có những phí tổn tiềm ẩn của nó chứ"

Thưa Việt Nam có thể sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn một chút vì hiệu năng sản xuất kém với các ngành nghệ thâm dụng nhân công hơn là tư bản trong khu vực ta tạm gọi là hướng nội, nhưng với phẩm chất cao hơn về xã hội. Nói tóm tắt thì nên nghĩ đến việc tái phân lại lợi tức và ngân sách giữa các tỉnh và các khu vực sản xuất để khỏi giàng sự thịnh vượng quốc gia vào riêng một lãnh vực xuất khẩu mà bỏ quên các thành phần khác.

Hỏi: Đó là về những phí tổn nhất thời, chứ về điều kiện thì đâu là những việc phải làm"

Về các điều kiện thì tôi thiển nghĩ là nhiều người cũng đã thấy và đã nói tới, kể cả ở trong nước. Từ chuyện xa thì phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục và đào tạo để mọi người cùng có cơ hội thăng tiến và học được tay nghề thiết thực. Tới chuyện gần là phải đẩy mạnh hơn việc cải cách hành chính để xây dựng được bộ máy công quyền vô tư và có hiệu năng, từ cấp trung ương, từ các bộ, cho tới các địa phương hay ngành nghề sản xuất để có khả năng quản lý ngân sách minh bạch và có lợi hơn về xã hội.

Và trên cùng, trước hết, phải tách đảng ra khỏi bộ máy nhà nước, để xây dựng pháp quyền nhà nước có khả năng quyết định thực sự chứ không bị chi phối bởi đảng quyền từ trung ương tới từng địa phương. Chính là vì đảng quyền quá mạnh, tham nhũng mới dễ xảy ra mà vì là công cụ của đảng, Quốc hội hay Chính phủ không thể ngăn ngừa được và mô hình bất công hiện nay vẫn cứ được duy trì.

Nói cho gọn thì phải quan niệm lại ưu tiên chiến lược, là nên chọn lựa sự thịnh vượng cho đại đa số hay chọn lựa bảo vệ đặc quyền và đặc lợi cho một thiểu số đang phát triển chế độ làm thuê trên cả nước" Từ ưu tiên ấy ta mới có thể định lại các ưu tiên khác về sung dụng tài nguyên quốc gia, sử dụng viện trợ, cải tổ luật pháp và nói chung là phát triển kinh tế có phẩm chất. Chúng ta còn nhiều cơ hội trở lại sự chọn lựa chiến lược này khi so sánh với các xứ khác.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 22 tháng 6 năm 2020, dự luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông được đưa ra tại quốc hội của Đảng Cộng Sản Trung Hoa để thông qua, và đêm 30 tháng 6 rạng sáng ngày 1 tháng 7, 2020, sau một phiên họp kín của Ủy Ban Thường Vụ Đại Biểu Nhân Dân (mà thế giới gọi là quốc hội bù nhìn tại Bắc Kinh) dự luật này đã trở thành luật. Ngày mà Luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông này ra đời cũng trùng ngày mà Hồng Kông được trao trả lại cho China 23 năm trước 01-07-1997 theo thể chế “một nước hai chế độ” (one country two systems). Theo đó Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị trong 50 năm từ 1997 đến 2047, và trên lý thuyết Hồng Kông chỉ lệ thuộc vào Bắc Kinh về quân sự và ngoại giao mà thôi.
“Ngày 11/07/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.” Với quyết định lịch sử này, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản đã ghi dấu “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” được 25 năm vào ngày 11/07/2020. Nhưng thời gian ¼ Thế kỷ bang giao Mỹ-Việt đã đem lại những bài học nào cho hai nước cựu thù, hay Mỹ và Việt Nam Cộng sản vẫn còn những cách biệt không hàn gắn được ?
Trước 1975, ở bùng binh ngã Sáu (kế góc đường Gia Long và Lê Văn Duyệt) có cái biển nhỏ xíu xiu: Sài Gòn – Nam Vang 280 KM. Mỗi lần đi ngang qua đây, tôi đều nhớ đến cái câu ca dao mà mình được nghe từ thưở ấu thơ: Nam Vang đi dễ khó về… Bây giờ thì đi hay về từ Cambodia đều dễ ợt nhưng gần như không còn ma nào muốn hẻo lánh tới cái Xứ Chùa Tháp nghèo nàn này nữa. Cũng nhếch nhác ngột ngạt thấy bà luôn, ai mà tới đó làm chi… cho má nó khi. Thời buổi này phải đi Sing mới đã, dù qua đây rất khó và về thì cũng vậy – cũng chả dễ dàng gì.
Càng gần ngày tranh cử, càng nhiều người biểu lộ yêu mến Tổng thống Donald Trump và ngược lại cũng lắm người bày tỏ chán ghét ông Trump. Có những người ghét ông chỉ vì họ yêu chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa vô chính phủ, lợi dụng cơ hội ông George Floyd bị cảnh sát đè cổ chết đã chiếm khu Capitol Hill, nội đô Seattle, tiểu bang Washington, trong suốt ba tuần trước khi bị giải tán. Nhân 244 năm người Mỹ giành được độc lập từ Anh Quốc, và sau biến cố George Floyd, thử xem nền dân chủ và chính trị Hoa Kỳ sẽ chuyển đổi ra sao?
Tôi có dịp sống qua nhiều nơi và nhận thấy là không nơi đâu mà những từ ngữ “tổ quốc,” “quê hương,” “dân tộc” … được nhắc đến thường xuyên – như ở xứ sở của mình: tổ quốc trên hết, tổ quốc muôn năm, tổ quốc anh hùng, tổ quốc thiêng liêng, tổ quốc bất diệt, tổ quốc muôn đời, tổ quốc thân yêu, tổ quốc trong tim … “Quê hương” và “dân tộc” cũng thế, cũng: vùng dậy, quật khởi, anh dũng, kiên cường, bất khuất, thiêng liêng, hùng tráng, yêu dấu, mến thương …
Nhà xuất bản sách của Bolton, chắc sẽ nhận được khoản thu nhập lớn. Riêng Bolton, chưa chắc đã giữ được hai triệu đô la nhuận bút, nếu bị thua kiện vì đã không tôn trọng một số hạn chế trong quy định dành cho viên chức chính quyền viết sách sau khi rời chức vụ. Điều này đã có nhiều tiền lệ. Là một luật gia, chắc chắn Bolton phải biết. Quyết định làm một việc hệ trọng, có ảnh hưởng tới đại sự, mà không nắm chắc về kết quả tài chính, không phải là người hành động vì tiền. Hơn nữa, nếu hồi ký của Bolton có thể giúp nhiều người tỉnh ngộ, nhìn ra sự thật trước tình hình đất nước nhiễu nhương, thì cũng có thể coi việc làm của ông là thái độ can đảm, được thúc đẩy bởi lòng yêu nước. Không nên vội vàng lên án Bolton, khi ông từ chối ra làm chứng trước Hạ Viện, nếu không bị bắt buộc. Nếu có lệnh triệu tập, ông đã tuân theo. Không có lệnh, ông không ra, vì thừa biết, với thành phần nghị sĩ Cộng Hòa hiện tại, dù ra làm chứng, ông cũng chẳng thay đổi được gì. Dân Biểu Schiff nói: “John Bolton,
Thưở sinh thời – khi vui miệng – có lần soạn giả Nguyễn Phương đã kể lại lúc đưa đám cô Năm Phỉ, và chuyện ông Chín Trích đập vỡ cây đàn: “Ngày cô Năm Phỉ mất, người đến viếng tang nghe nhạc sĩ Chín Trích đàn ròng rã mấy ngày liên tiếp bên quan tài… Ông vừa đờn vừa khóc. Đến lúc động quan, trước khi đạo tỳ đến làm lễ di quan, nhạc sĩ Chín Trích đến lậy lần chót, ông khóc lớn:’ Cô Năm đã mất rồi, từ nay Chín Trích sẽ không còn đờn cho ai ca nữa…’ Nói xong ông đập vỡ cây đờn trước quan tài người quá cố. “Việc xảy quá đột ngột và trong hoàn cảnh bi thương của kẻ còn đang khóc thương người mất, mọi người im lặng chia sẻ nỗi đau của gia đình người quá cố và của nhạc sĩ Chín Trích. Khi hạ huyệt thì người nhà của cô Năm Phỉ chôn luôn cây đàn gãy của nhạc sĩ Chín Trích xuống mộ phần của cô Năm Phỉ.” (Thời Báo USA, số 321, 18/02/2011, trang 67)
Đai sứ Mỹ, Daniel Krintenbrink, phát biểu chiều ngày 2/7 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 25 năm binh thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ: “Washington sẽ triển khai các hoạt động ngoại giao, hàng hải, và quân sự để bảo đảm hòa bình, ổn định Biển Đông”. Đại Sứ Kritenbrink cho hay, Mỹ sẽ triển khai các hoạt động theo 3 hướng: 1- Tăng hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN. 2- Hỗ trợ các nước tăng cường hàng hải, để bảo vệ lợi ích của mình. 3- Phát triển năng lực quân sự Mỹ, trong đó có các hoạt động bảo vệ hàng hải.
Theo các hãng thông tấn và truyền hình lớn của Hoa Kỳ, vào ngày 27/6/2020, Đảng Dân Chủ Quận Hạt Orange đã thông qua nghị quyết khẩn cấp yêu cầu Ban Giám Sát Quận Hạt đổi tên Phi Trường John Wayne (tài tử đóng phim cao-bồi Miền Tây) vì ông này theo chủ nghĩa Da Trắng Là Thượng Đẳng và những tuyên bố mù quáng (bigot). Sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người. Bởi vì đối với các kịch sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, văn-thi-sĩ, họa sĩ, nhất là các tài tử điện ảnh…họ đều có cuộc sống cởi mở, đôi khi phóng túng, buông thả và ít liên hệ tới chính trị. Và nếu có bộc lộ khuynh hướng chính trị thì thường là cấp tiến (Liberal). Vậy tại sao John Wayne lại “dính” vào một vụ tai tiếng như thế này?
Hơn 10 năm trước, chính xác là vào hôm 28 tháng 6 năm 2009, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có tâm sự (đôi điều) nghe hơi buồn bã: “Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể: ‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng.’ Bạn có choáng váng khi mỗi tháng, một người trong mỗi gia đình nông dân chỉ có 40.000 đồng để chi tiêu tất cả những gì họ cần không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.