Hôm nay,  

Câu Chuyện Vị Tướng Tư Lệnh

6/29/201000:00:00(View: 11548)

Câu Chuyện Vị Tướng Tư Lệnh
Vũ Linh

...rút quân về chỉ là để ngỏ cánh cửa vào Nữu Ước cho Al Qaeda...

Tuần qua, TT Obama quyết định cách chức tướng Stanley McChrystal, tư lệnh chiến trường Afghanistan. Chính thức thì tướng McChrystal xin từ chức và được tổng thống chấp nhận. Tướng bốn sao McChrystal được chính TT Obama lựa chọn và bổ nhiệm cách đây hơn một năm để thực thi chiến lược mới của tổng thống, đại khái là đánh mạnh rút mau, tăng quân, nhưng phải rút lui trong năm 2011 (trước khi TT Obama trực diện với cử tri để tranh cử tổng thống năm 2012).
Với quá trình là tướng chỉ huy các công tác quân sự đặc biệt có tính cách chống phiến loạn (counterinsurgency, gọi tắt là COIN) khác với các cuộc chiến cổ điển giữa các đại đơn vị, tướng McChrystal là quân nhân tác chiến đúng nghĩa, chủ trương đánh mạnh. Đồng thời ông cũng chủ trương phải lấy lòng dân, tránh những tổn thất quá đáng cho dân. Mỗi lần quân đồng minh bắn nhầm giết dân quá đáng, ông đích thân đến gặp TT Karzai xin lỗi. Có lẽ Mỹ đã học được bài học của cuộc chiến tại Việt Nam khi quân đội Mỹ thả bom từ B-52, bắn đại bác ào ạt, mà rất ít chú tâm đến tác hại tâm lý. Với chủ trương này, ông đã chứng tỏ là một viên tướng hữu hiệu, đạt được thành tích lớn lao trong cuộc chiến, vừa trên mặt quân sự vừa trên phương diện chính trị vì rất được lòng của các lãnh tụ bộ lạc Afghanistan.
Ông cũng là một viên tướng tiêu biểu cho thế hệ tướng lãnh mới của Mỹ: một tướng trí thức, theo học Harvard, và là chuyên gia về chiến tranh chống phiến loạn. Ông cũng hiểu được mãnh lực của truyền thông và không ngần ngại dùng phương tiện này để cổ súy cho quan điểm của ông. Khác với lớp tướng cổ điển như tướng Westmoreland tại Việt Nam im lặng tuân lệnh cho đến khi về hưu mới viết hồi ký than vãn.
Ngay sau khi được bổ nhiệm tư lệnh chiến trường, ông đã bay qua Luân Đôn họp báo, tìm hậu thuẫn cho yêu cầu đôn quân của ông. TT Obama bất mãn, gọi ông đến Hoà Lan để gặp tổng thống tại đây. Ông bị TT Obama chính thức cảnh cáo về việc dùng báo chí để làm áp lực lên tổng thống và quốc hội.
Ông đúng là một quân nhân kiểu võ biền bộc trực, không chút tế nhị nào trong chính trị. Ông công khai tuyên bố thán phục và yểm trợ TT Obama và xác nhận đã bỏ phiếu bầu cho Obama. Nhưng đồng thời, ông cũng không hề giấu diếm thái độ khinh thường đối với phần lớn các cộng sự viên của tổng thống, kể cả PTT Biden. Dưới con mắt của ông, những người này chỉ là chính khách, mà lời nói và hành động bị chi phối bởi nhu cầu chính trị cá nhân trong khi không quan tâm đúng mức nhu cầu quân sự quốc gia.
Mùa hè vừa rồi, ông cho tập san Rolling Stones làm thiên phóng sự đặc biệt. Đi theo ông và các phụ tá một thời gian để viết một bài dài về cuộc chiến tại Afghanistan. Đây là một tạp chí thiên tả, phản chiến mạnh, dĩ nhiên viết bài có tính cách chống cuộc chiến, nên cố tình ghi lại những chuyện hay lời tuyên bố bất lợi cho cuộc chiến.
Trong bài báo đó, chính ông đã công khai coi thường PTT Biden. Khi được hỏi về PTT Biden, ông hỏi lại “ai vậy"” (who’s that"). Thật ra ông nói không nhiều. Phần lớn bài báo trích dẫn những lời tuyên bố của các sĩ quan phụ tá của ông. Đều là những lời tuyên bố nặng nề chống báng cấp lãnh đạo tại Hoa Thịnh Đốn, chẳng hạn như gọi ông Jim Jones, Cố Vấn An Ninh của tổng thống là “hề’ (clown), hay chỉ trích đại sứ Mỹ là chỉ lo rào đón cho cá nhân để nếu có thất bại, cũng không bị đổ lỗi. Một vị tướng phụ tá khác còn nói thẳng thừng là cuộc gặp gỡ giữa tướng McChrystal và TT Obama tại Hòa Lan đã là một thất vọng lớn khi tổng thống có vẻ “không chuẩn bị kỹ càng cho cuộc gặp gỡ”, nôm na ra là tổng thống hết sức mù mờ chẳng biết mình đang nói gì và cũng chẳng có lập trường gì trong vấn đề giải quyết chiến tranh Afghanistan.
Tờ báo chưa phát hành thì bài phỏng vấn đã bị lộ ra ngoài.
Phản ứng của Hoa Thịnh Đốn không có gì lạ, hoàn toàn bất lợi cho tướng McChrystal. Ông bị chỉ trích nặng nề là vô kỷ luật. Ngay cả Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà “diều hâu” John McCain cũng phải lên tiếng chỉ trích tướng McChrystal đã đi quá xa. Tướng McChrystal ý thức mình đã sai lầm, để sơ hở quá lớn cho Rolling Stones khai thác, vội vàng công khai xin lỗi, nhận trách nhiệm đã hành xử thiếu chính chắn, cũng như cho phép sĩ quan thuộc hạ nói những lời bất kính với thượng cấp.
TT Obama được mô tả là giận dữ, gọi ông tướng đến trình diện để cho ông cơ hội giải thích. Ngay sau đó, tướng McChrystal đệ đơn từ chức và được TT Obama chấp nhận, và tướng Petraeus được chỉ định thay thế ngay. Việc bổ nhiệm tân tư lệnh sau vài tiếng đồng hồ chứng tỏ cuộc nói chuyện của TT Obama với tướng McChrystal chỉ là chuyện làm cho có trong khi tổng thống đã có người thay thế rồi.
Công bình mà nói, TT Obama không có lựa chọn nào khác, và bị bắt buộc phải lấy quyết định đúng là cách chức tướng McChrystal. Nước Mỹ là nước dân chủ pháp trị, trong đó vị lãnh đạo được dân bầu làm tổng thống cũng là Tổng Tư Lệnh quân đội, và mọi hành động hay lời nói chống lại ông đều có thể bị coi là vô kỷ luật không tha thứ được, và vị Tổng Tư Lệnh có toàn quyền cách chức để duy trì quân kỷ không thể không có.
Năm xưa, thời chiến tranh Cao Ly, tướng McArthur bất đồng ý kiến với TT Truman, công khai chống đối và bị tổng thống cách chức. Thật ra hai vụ cách chức khác nhau khá xa.
Tướng McArthur khác biệt ý kiến với TT Truman về vấn đề chiến lược, đại khái ông chủ trương đánh mạnh, chiếm Bắc Hàn rồi băng qua biên giới Trung Cộng luôn, trong khi TT Truman chủ trương chiếm ưu thế quân sự rồi điều đình để tái lập hoà bình chứ không muốn đại chiến thứ ba với khối cộng sản Nga-Tầu.


Tướng McChrystal thì đồng ý với chiến lược của TT Obama, chỉ khác biệt về chiến thuật và các lệnh hành quân ông coi là yếu đuối, do quyết định của các phụ tá của tổng thống. Điển hình là lệnh cho các quân nhân chỉ có thể tuần tiễu tại những khu vực tương đối an toàn mà tính mạng không bị đe dọa (“Patrol only in areas that you are reasonably certain that you will not have to defend yourselves with lethal force,”). Tướng McChrystal công khai bày tỏ sự lo lắng của ông là đánh nhau kiểu này sẽ chỉ làm chết lính mà không đạt được thành quả gì.
Câu chuyện trên làm người ta nhớ lại lời than phiền của tướng Westmoreland là ông như là một võ sĩ được đưa lên đài với một tay bị các chính khách trói quặt sau lưng.
Nhưng điểm quan trọng nhất trong thái độ của tướng McChrystal là cá nhân ông và các sĩ quan chiến trường Afghanistan hiển nhiên đã ăn nói phạm thượng, chứng tỏ đã coi thường, bất phục tổng thống và cấp lãnh đạo chính trị tại Hoa Thịnh Đốn. Có thể là quá bực dọc vì bị trói tay. Dù sao đây dĩ nhiên là cái tội nặng nhất không tha thứ được.
Trên căn bản, lấy quyết định cất chức tướng McChrystal có vẻ dễ dàng vì hành động thiếu kỷ luật của vị tướng, nhưng trên thực tế không dễ chút nào. Tướng McChrystal mặc dù có những hành động và lời lẽ bất kính đối với cấp lãnh đạo, nhưng quan điểm của ông trên thực tế lại phản ánh một sự xung khắc lớn trong chiến lược chiến thuật tại Afghanistan giữa cấp lãnh đạo Mỹ, mà cũng giữa Mỹ và các đồng minh.
Trong nội bộ chính quyền Mỹ, lập trường tương đối cứng rắn của tướng McChrystal được hậu thuẫn mạnh của bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates và bộ trưởng Ngoại Giao bà Hillary Clinton. Trái lại, PTT Biden, Cố Vấn An Ninh Jim Jones, Đặc Sứ Richard Holbrooke, và Đại Sứ Karl Eikenberry thì chủ trương tránh đụng chạm, câu giờ chờ ngày rút quân. Mâu thuẫn này không phải mới có bây giờ mà đã âm ỉ từ lâu, và đã là lý do chính khiến TT Obama trước đây chần chừ suy tính cả ba tháng trời mới có được quyết định đôn quân theo yêu cầu của tướng McChrystal.
Vấn đề cũng gặp khó khăn với đồng minh.
Ngay sau khi bài báo trên Rolling Stones bị lộ, TT Karzai của Afghanistan mau mắn ca tụng tướng McChrystal là vị tướng hữu hiệu, xuất sắc nhất từ trước đến giờ. Một số lãnh tụ bộ lạc cũng lên tiếng ca ngợi tướng McChrystal và e ngại việc cất chức của ông sẽ ảnh hưởng tai hại đến cuộc bình định Afghanistan. Phát ngôn viên của Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ngay cả Ngoại Trưởng Đức cũng đều lên tiếng ủng hộ tướng McChrystal ngay.
Những sự kiện này  phơi bầy ra ánh sáng sự phức tạp của vấn đề Afghanistan với những khác biệt quan điểm căn bản ở cấp lãnh đạo cao nhất.
TT Obama sau khi cách chức tướng McChrystal, đã xác nhận không có gì thay đổi trong chiến lược chiến tranh. Tân tư lệnh, tướng Petraeus trước đây là tư lệnh chiến trường Iraq, đã thi hành hữu hiệu chính sách đôn quân đưa đến một tình trạng tương đối ổn định tại đây. Cuộc chiến tại Iraq tuy vẫn còn lai rai với những tấn công bằng bom tự sát rỉ rả của quân khủng bố, nhưng trên tổng quát, được coi như đã thành công, giúp cho TT Obama thực hiện lời hứa rút hết quân Mỹ trong năm tới.
Tướng Petraeus coi như bị xuống cấp vì ông hiện đang làm tư lệnh cả mặt trận vùng Vịnh, nhưng TT Obama không có lựa chọn nào khác vì cần tướng có khả năng nhất. Tướng Petraeus chẳng những xuất sắc về quân sự, mà cũng khéo léo về chính trị hơn tướng McChrystal nhiều.
Trong câu chuyện này, qua việc cho tướng McChrystal từ chức cũng như sự bổ nhiệm tướng Petraeus, TT Obama đã được nhìn nhận như đã lấy những quyết định đúng đắn. Vấn đề là những quyết định đúng đắn đó chỉ là những quyết định cục bộ trong một bức tranh vĩ đại: có giải quyết ổn thoả cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan được hay không. Cuộc chiến tại đây, “chính danh” hơn cuộc chiến tại Iraq, còn là cuộc chiến sinh tử của Mỹ chống Taliban và nhóm khủng bố Al Qaeda.
Bỏ dở cuộc chiến để rút về đúng hạn kỳ của TT Obama ấn định - bắt đầu từ giữa năm 2011- sẽ có nghĩa là quân khủng bố Al Qaeda và Taliban có thể sẽ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, và sẽ có cơ hội tiếp tục đánh nhau với quân của TT Karzai sau khi lính Mỹ đã về nước hết (trong khoảng thời gian “coi cho được =decent interval”") Nếu chẳng may, TT Karzai thất bại, quân Taliban chiến thắng, chiếm lại được chính quyền (30-4 thứ hai") thì tình trạng sẽ trở về nguyên trạng của trước 9/11 năm 2001. Nói cách khác, cuộc chiến trong gần tám năm qua trở thành một cuộc chiến hoàn toàn vô ích mặc dù tốn kém cả trăm tỷ, cả trăm ngàn quân và dân chết. Nguy hại hơn nữa là Afghanistan sẽ lại trở thành căn cứ địa và “quân trường” của quân khủng bố.
Tại Việt Nam, Mỹ rút về là hết chuyện. CSVN không có ý định cũng như khả năng đuổi theo đánh tới Nữu Ước. Tại Afghanistan, rút quân về chỉ là để ngỏ cánh cửa vào Nữu Ước cho Al Qaeda. Ai bảo đảm được một 9/11 nữa sẽ không xẩy ra"
Tướng Petraeus chỉ còn hạn kỳ hơn một năm để tiêu diệt khủng bố tại Afghanistan, hay gây dựng quân đội Afghanistan thành một lực lượng quân sự đủ mạnh để tiêu diệt hay ít nhất cầm chân khủng bố, để tám năm chinh chiến khỏi trở thành công cốc, và để bảo vệ nước Mỹ trong lâu dài. Có làm được không, đó mới là vấn đề.
Tuần trước, tướng Petraeus đang điều trần trước quốc hội thì bị xỉu tại bàn. Phát ngôn viên của Taliban đã nhận định việc bổ nhiệm một ông tướng đã kiệt sức vì tám năm thử lửa tại Iraq và Afghanistan sẽ không cứu vãn được tình thế. Đây chỉ là luận điệu tuyên truyền bôi bác, nhưng dù sao thì gánh nặng trên vai tướng Petraeus không nhỏ, nhất là lại bị giới hạn thời gian tính vì nhu cầu tái tranh cử của TT Obama năm 2012. Thôi thì chúng ta chờ xem. (27-06-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”? Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?
30 tháng Tư. Đó là ngày nhắc nhở chúng ta cần có dự tính cho tương lai. Vào năm 1975, ai có thể ngờ rằng sẽ có gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp một cách đáng kể cho xã hội? Ai ngờ được rằng hiện đã có thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba, thứ tư?
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giáo lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng.
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Làm người, không có gì hào sảng hơn, là được sinh tử với những gì mình hằng mong sinh tử cùng. Làm phóng viên, không có gì cảm hứng hơn là được thành nhân chứng của những nhân chứng và sự kiện. Cả hai nguyện ước, đời và nghề, đã làm nên một miền hoa cỏ có tên gọi là Kiều Mỹ Duyên.
Bạn có bao giờ ôm giấc mơ đặt chân lên cát nóng sa mạc và đứng đối mặt cùng một Kim Tự Tháp vĩ đại, khi học sử về Ai Cập Cổ Đại ngày còn bé thơ chưa? Bạn có từng ước ao được thấy bức tượng Nhân Sư tận mắt hơn là xem hình ảnh trên mạng hay phim ảnh không?
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.