Hôm nay,  

Đạo Luật Nhân Quyền Cho Vn: Đòi Db Sanchez Tăng Áp Lực

18/02/201000:00:00(Xem: 5753)

Đạo Luật Nhân Quyền Cho VN: Đòi DB Sanchez Tăng Áp Lực

Phái đoàn người Việt vận động DB Howard Berman, Hạ Viện Hoa Kỳ, 3/12/09.


Ts. Nguyễn Đình Thắng


(LTS: Bài viết này của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng phổ biến qua Mạch Sống machsong.org phân tích rằng cộng đồng Việt cần tăng áp lực để yêu cầu dân biểu Loretta Sanchez thúc đẩy dự luật nhân quyền cho VN, vì Đảng Dân Chủ hiện nắm đa số lưỡng viện. Nhan đề bài viết đã được VB sửa lại.)
Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hiện nằm hoàn toàn trong tay của Đảng Dân Chủ. Hai vị Chủ Tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao tại Hạ Viện và Thượng Viện chưa chịu đưa đạo luật này ra để biểu quyết. Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ và đại diện cho khối cử tri người Việt đông nhất ở Hoa Kỳ, có thể chứng minh mối quan tâm đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và thực lực của mình ở Quốc Hội qua việc thúc đẩy cho đạo luật này được thông qua ở Hạ Viện và Thượng Viện.
Ngày 2 tháng 4, 2009 DB Christopher Smith, Đảng Cộng Hoà, New Jersey, đưa vào Hạ Viện đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam với danh số H.R. 1969. Một tháng rưỡi sau đó, TNS Barbara Boxer, Đảng Dân Chủ, California, đưa đạo luật này vào Thượng Viện với danh số S. 1159. Tuy nhiên đến nay, cả hai dự thảo luật này đều bị “dìm”, không được đưa ra ở mỗi viện để được biểu quyết.
Theo thể thức trong Quốc Hội, một dự thảo luật phải được thông qua ở cấp tiểu ban, rồi lên đến uỷ ban, rồi ra toàn viện, ở Hạ Viện cũng như ở Thượng Viên. Một khi vị chủ tịch uỷ ban đồng ý thì lúc đó vị chủ tịch của tiểu ban dưới uỷ ban mới được “bật đèn xanh” để đưa đạo luật ra tiểu ban để biểu quyết. Đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam thuộc lãnh vực ngoại giao cho nên sẽ phải đi qua Uỷ Ban Ngoại Giao, và tiểu ban về Á Châu hay Đông Á, ở mỗi viện.
Vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở lưỡng viện nên tất cả các chức chủ tịch đều thuộc đảng này. Họ là người quyết định có đưa đạo luật ra biểu quyết hay không. Nếu như vào cuối năm nay, đạo luật vẫn không được đưa ra biểu quyết thì nó sẽ tự động “chết” một cách âm thầm.
Vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là Dân Biểu Howard Berman, Đảng Dân Chủ, California, Địa Hạt Cử Tri số 28. bao gồm Pacoima, Arleta, Panorama City, Sylmar, North Hollywood, Encino, Sherman Oaks, Van Nuys, Studio City và Santa Monica Mountains. Vị chủ tịch của Tiểu Ban Á Châu, Thái Bình Dương, và Môi Sinh Toàn Cầu, thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện, là Đại Biểu Eni Faleomavaega, Đảng Dân Chủ, đại diện cho American Samoa. Ông ta là người hướng dẫn phái đoàn đi Việt Nam tháng 12 vừa qua, với sự tham dự của DB Cao Quang Ánh và DB Mike Honda.
Ở Thượng Viện, vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao là TNS John Kerry, Đảng Dân Chủ, Massachusetts và vị chủ tịch của Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Vụ là TNS Jim Webb, Đảng Dân Chủ, Virginia. Cả hai vị Thượng Nghị Sĩ này đều không ủng hộ Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vì điều khoản chế tài.


Ngày 3 tháng 12, 2009, DB Cao Quang Ánh cùng với hai vị tu sĩ Phật Giáo, Hoà Thượng Thích Vân Đàm và Hoà Thượng Thích Nguyên Trí, và tôi đã gặp Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là DB Howard Berman để vận động đưa đao luật ra biểu quyết. Theo tôi nhận xét, Ông Berman, một người không xa lạ và đã từng hỗ trợ cho nỗ lực cứu vớt thuyền nhân khỏi thảm cảnh cưỡng bức hồi hương trong những năm giữa thập niên 1990, không nắm vững tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nghĩa là trước đó, chưa một ai tiếp xúc để giải thích cho DB Berman về tình trạng vi phạm nhân quyền đang trở nên trầm trọng ở Việt Nam và do đó cần thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Nhận xét thứ hai của tôi là DB Cao Quang Ánh dù quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhưng thuộc Đảng Cộng Hoà nên có rất ít ảnh hưởng đối với Đảng Dân Chủ đang nắm đa số và nắm quyền quyết định có đưa một đạo luật ra biểu quyết hay không.
Trước tình hình đó, cộng đồng Việt nếu muốn thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua trong năm nay thì nhất thiết phải vận động các vị dân cử Đảng Dân Chủ. Và cộng đồng Việt ở California, đặc biệt ở Quận Cam, đóng vai trò then chốt.
Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ, đại diện cho số cử tri người Việt đông đảo nhất trong tất cả các địa hạt dân cử ở Hoa Kỳ. Bà ta lại thuộc phái đoàn dân cử liên bang của tiểu bang California, trong đó có DB Howard Berman và TNS Barbara Boxer. Cộng đồng Việt cần yêu cầu Nữ DB Sanchez thuyết phục DB Berman đồng ý đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra Uỷ Ban Ngoại Giao.
Đồng thời Nữ DB Sanchez cũng cần nói chuyện trực tiếp với TNS Boxer để yêu cầu bà ta vận động tưong tự với vị Chủ Tịch Thượng Viện. TNS Boxer năm nay phải tái tranh cử và sẽ rất cần lá phiếu của cử tri người Mỹ gốc Việt vì mức ủng hộ của cử tri người Mỹ dành cho bà ta đã bị giảm sút trong thời gian gần đây. Bà ta cần vận động trực tiếp với vị Chủ Tich Thượng Viện Harry Reid, yêu cầu tạo áp lực với TNS John Kerry để đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra biểu quyết, nếu không phải vì quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam thì cũng vì tương lai của người bạn đồng viện đồng đảng là TNS Boxer.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần chính thức yêu cầu DB Sanchez thực hiện hai công việc trên và nắm ngọn cờ thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua ở Quốc Hội, và phải làm cấp tốc. Chúng ta chỉ còn thời gian 6 tháng tới đây để vận động - năm nay Quốc Hội sẽ bãi khoá sớm để các vị dân cử đi vận động tranh cử.
Việc làm này của DB Sanchez sẽ thiết thực hơn rất nhiều so với những buổi họp báo, các chuyến viếng thăm Việt Nam, những lời tuyên bố, những thông cáo báo chí, hay những nghị quyết không có giá trị chấp pháp. Đây là cách để DB Sanchez biểu dương mối quan tâm đối với tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam và chứng minh tầm ảnh hưởng của Bà tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần nêu vấn đề này một cách gấp rút.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WTO, APEC, WTO, APEC... nghe như những âm thanh tuyệt diệu. Nói theo kiểu thơ mộng thơ Đường ngày xưa là những âm thanh naỳ nghe như những viên ngọc rơi trên mâm vàng...
Người Pháp có câu: “Pouvoir pourrit.” (quyền hành đưa đến thối nát), và người Anglo Saxon nói “Absolute power, absolute corruption”
Sau 12 năm thương thuyết, đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam đã được đại diện các nước hội viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới chấp thuận vào ngày 7-11-2006 tại Geneva. Đó là vấn đề giữa
James Baker là một phù thủy chính trị, bạn thân của ông Bush từ nhiều thập niên và đã đảm nhiệm rất nhiều chức vụ then chốt trong các chính quyền Ronald Reagan và Bush 41. Nhưng
“Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật”, nhưng thứ pháp luật nhà nước buộc dân phải tuân theo không bảo vệ quyền lợi cấp thiết của người lao động mà chỉ nhằm
Rõ ràng thấy tôi tỏ ra dễ dãi, không cãi vã, khiêu khích công an và quan thầy của họ nữa nên sự dễ dãi đã nuôi dưỡng
Nó đã từng biết nhiều đám tang nhưng chưa thấy đám tang nào đông như của bố nó. Cả khu tập thể và các cơ quan lân cận - nơi gia đình nó sinh sống đều đổ ra đường. Người nào cũng
Việc cử tri Hoa Kỳ trừng phạt chính quyền Bush và đảng Cộng hoà là điều ai cũng có thể đoán ra. Phân vân nếu có là ở mức độ trừng phạt và khả năng tử thủ của từng ứng viên.
Tất cả những tín đồ người Việt nam theo đạo Islam đã không đồng ý với những bài viết đăng trên các tờ báo ấy vì lý do là nó vừa thiếu trung thực vừa
Là một người cộng tác của tuần báo Việt Nam - US Today, người viết bài này hân hạnh được tác giả là Bà Vũ Thùy Nhân tặng cho tập thơ Thơ Am Vang Cuộc Sống (tập 2) và được biết
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.