Hôm nay,  

Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Của An Độ (i)

11/02/201000:00:00(Xem: 9233)

Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Của An Độ (I) 
   
Đào Như                                                     
Đất Nước ViệtNam của chúng ta có một thời có tên là Bán Đảo Ấn Trung. Chúng ta hấp thụ cả hai nền văn hóa cỗ kính của nhân loại: Ấn Độ (ÂĐ) và Trung Quốc(TQ). ÂĐ đã nắm bắt sự chú ý của thế giới nhờ sự Tăng trưởng Kinh tế của ÂĐ trong những năm gần đây! Chúng ta cố gắng thử nhìn lại quá trình Đi Lên của ÂĐ trong 25 năm qua. Chắc chắn chúng ta sẽ khâm phục khi thấy những cố gắng vượt bực, những vận dụng trí tuệ cân não, của hơn một tỷ con người quyết tâm xây dựng đất nước họ thành một cường quốc kinh tế như hôm nay. Chúng ta kiêu hãnh là một quốc gia láng giềng của ÂĐ đã từng hấp thụ cũng như chia sẻ nền văn hóa của họ.
Trong lúc trình bày mô hình phát triển kinh tế của ÂĐ nếu có dịp tôi sẽ so sánh với mô hình phát triển kinh tế của TQ, để chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm xây dựng kinh tế của hai quốc gia này. ÂĐ phát triển kinh tế theo một quá trình hòa bình, trong khi đó TQ phát triển kinh tế theo một quá trình có nhiều va siết với thế giới bên ngòai! TQ đã va chạm với Việt Nam, với Nhật bản trên biển Nam hải và Đông hải, ngay cả với Mỹ trên thương trường năng lượng và dầu hỏa. ÂĐ phát triển kinh tế đi lên như một trầm hùng. TQ phát triển kinh tế đi lên như một gian hùng!
 Thiết nghĩ viết về phát triển kinh tế của ÂĐ, đất nước của hơn một tỷ người ít ra một nhóm chuyên gia phát triển kinh tế về ÂĐ viết mới là phải. Tôi mạo muội viết bài này xin quí độc giả   xem như một gợi ý.
Kính
Đào Như
Aug-2006
ĐƯỜNG DÀI HƠN NỬA THẾ KỶ: 1950- 2006
Năm 1947 nhờ vào ý chí và triết lý đấu tranh sâu sắc của Thánh Gandhi, Bất-bạo-động, ÂĐ phục hối lại nền độc lập của mình! Ba mươi năm sau ngày giải phóng đất nước 1950-1980 sự tăng trưởng kinh tế của ÂĐ rất thấp và chậm chạp, thế giới thường gọi là “The Hindu Rate of Growth”! Dĩ nhiên sự tệ hại này không có liên quan gì đến Ấn Giáo (Hinduism), nhưng có nhiều liên quan mật thiết với cố Thủ Tướng Jawaharlal Nehru và ái nữ của ông, cố Thủ Tướng Indira Gandhi! Thời ấy, Thủ Tướng Nerhu cũng như những năm sau ông, Thủ Tướng Indira Gandhị, lãnh đạo kinh tế ÂĐ theo chính sách “ Fabian Socialist Policies”, một đường lối phát triển kinh tế theo mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa phi Marx (non Marxist evolutionary Socialism). Theo Gurcharan Das, Thủ Tướng Nerhu và ái nữ của ông, thủ tướng Indira Gandhi đã vô tình trói buộc (shackle) khả năng phát triển kinh tế của người dân ÂĐ khi hai cha con ông cố gắng đưa nền kinh tế ÂĐ đi lên bằng cách phối hợp hai nguồn lý thuyết Tư Bản Chủ nghĩa và Xã Hội Chủ nghĩa phi Marx! Mô hình kinh tế này chú trọng thị trường nội địa, không nhập cảng đồ ngọai quốc, họ không chịu nhìn ra thế giời bên ngòai, không khuyến khích xuất khẩu, không khuyến khích đầu tư từ nước ngòai, một chính sách gần như “bế quan”, chối bỏ không chịu hợp tác cùng thế giới trong việc chia sẻ sự phồn vinh, những lợi nhuận về tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại sau Đại Chiến lần thứ Hai!
     Đến những năm 1980’s, nhờ đường lối và chính sách chấn hưng kinh tế của Thủ Tướng Rajiv Gandhi: giảm thuế (taxes), hạ thấp rào cản xuất nhập cảng bằng cách hạ thấp thuế của khu vực    này (tariff), mở ra lối thoát cho các nhà sản xuất, doanh nhân, do đó kinh tế được tăng trưởng 5.6%. Nhưng chính sách kinh tế trên quá cởi mở xa hoa (profligate) đã đưa ÂĐ đến bên vực của khủng hoàng tài chánh vào những năm đầu của 1990’s! May thay, đây cũng là cuộc khủng hoảng chung của tòan thế giới (Global Economy). Học tập kinh nghiệm để chấn hưng kinh tế giai đoạn này đã trở thành sức đẩy căn bản cho sự bùng nổ kinh tế của ÂĐ hôm nay! Kiến trúc sư của công cuộc chấn hưng này là Manmohan Singh, Bộ Trưởng bộ Tài Chánh đương thời (1991), và cũng là Thủ Tướng ÂĐ hiện tại (2006)! Manmohan Singh hạ thuế quan (tariff) và tháo gỡ dần dần những rào cản về mậu dịch, cho phép xây dựng cơ sở công nghệ dể dàng (scraped Industrial Licensing), giảm thuế (taxes) giảm giá đồng rupee (tiền của ÂĐ), kêu gọi đầu tư ngoại quốc. v..v…Do đó kinh tế lấy lại đà tăng trưởng và tăng cao và nhanh hơn trước đó, lạm phát giảm, xuất khẩu tăng. Sự tăng trưởng kinh tế của ÂĐ từ 2002 - 2006 là 7.5%! Da dĩ vào đó, sự tăng dân số từ 2.2 mỗi năm (1980’s), hôm nay 2006 chỉ còn 1.7!
    Chúng ta vừa lướt qua 3 thời kỳ tăng trưởng kinh tế của ÂĐ:
       - 1950-1980 kinh tế ÂĐ tăng trưởng chậm và thấp (meager progress) vì đã sai lầm đi theo mô hình ‘ Fabian Socialist Policies’.( Ở Anh, 1884, Beatrice & Sidney Webb, Bernard Shaw & H.G.Well )             
        - 1980 - 2002 tăng trưởng kinh tế của ÂĐ là 6.0
        - 2002 - 2006 tăng trưởng kinh tế ÂĐ là 7.5!
Trong 25 năm sau cùng chúng ta thấy phong cảnh tăng trưởng kinh tế của ÂĐ rất ngoạn mục! Hiện tại ÂĐ là một trong những quốc gia có độ tăng trưởng kinh tế vững chắc nhất, và cao nhất! Theo Gurcharan Das, hiện nay ÂĐ hạng thứ 4(") của thế giới về khối lượng kinh tế. ÂĐ trong tương lai rất gần sẽ vượt Nhật bản, đứng hàng thứ 3 trên thế giới!
    Cũng trong chừng ấy khỏang thời gian từ năm 1980- 2005 thì sự tăng trưởng kinh tế của TQ là 9.4%. Monmohan Singh thật sự bắt tay vào việc cải tổ kinh tế của ÂĐ từ năm 1991. Như thế chúng ta thấy sự cải tổ kinh tế của ÂĐ sau TQ ít nhất là 11năm (thật sự TQ bắt đầu cải tổ Kinh tế vào năm 1978). Do đó TQ thu hút đầu tư ngoại quốc nhiều và mạnh hơn cho nên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của TQ cao hơn.
HƯỚNG ĐI LÊN ĐẶC THÙ CỦA KINH TẾ / ÂĐ
Bất kỳ một cá nhân, hay một tập thể, mỗi khi chọn lựa mô hình phát triển kinh tế cho tổ quốc luôn luôn chịu trách nhiệm nặng nề với dân tộc, với đất nước! Hơn thế nữa sự chọn lựa mô hình phát triển kinh tế cho tổ quốc là sự thách đố với tương lai của dân tộc. Sự chọn lựa này, không thể nào là sự chọn lựa một sớm một chiều, sự cao hứng của một cá nhân hay một Đảng phái, phe phái chính trị nào, sự học đòi hay bắt chước theo khuông mẫu mô hình của người khác. Mỗi dân tộc có một bản sắc kinh tế riêng, một số vốn xã hội riêng để phát triển kinh tế. Muốn chọn lựa mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho đất nước và thời đại, chắc chắn chúng ta phải đầu tư một số thời gian và công sức nhất định để nghiên cứu học hỏi! Chúng tôi tin chắc rằng Monmohan Singh, nhà kiến trúc cho sự bùng nổ kinh tế ÂĐ hôm nay, và tập thể Doanh nhân ÂĐ, cũng phải đi theo qui luật này! Họ đã chọn lựa mốt lộ trình riêng và vô cùng đặc thù của ẤĐ: Thay vì theo đuổi chính sách xây dựng kinh tế theo thể thức các nước Á châu khác, như TQ: Xuất khẩu lao động bằng cách sản xuất và bán thật nhiều các sản phẩm của mình với giá rẻ qua các nước Tây phương, chủ yếu ‘bán lao động’! ÂD trái lại quan tâm vào :
    - Thị trường nội địa của chính mình hơn là xuất cảng! (domestic markets more than Exports)
    - Thoả mãn nhu của giới tiêu thụ hơn là đầu tư kinh tế (Consumption more than Investment)
    - Phát triển những ‘Kỹ thuật cao’ và “xuất khẩu tại chỗ ” các dịch vụ chuyên môn như: Ngân hàng, Tín học, thư ký, kế toán, phục vụ khách hàng, tiếp thị…(Development of Service Economy  more than Industrial Economy))
    Chúng ta thấy hai mô hình phát triển kinh tế ÂĐ và TQ khác nhau:
       - TQ dành ưu tiên cho phát triển Kinh tế Công nghiệp (Industrial Economy): TQ là một nhà máy sản xuất, lấp ráp, chế tạo hàng loạt, cung cấp đồ tiêu dùng cho các nước giàu.


     - ÂĐ thì quan tâm vào phát triển Kinh tế Dịch vụ (Service Economy): ‘xuất khẩu tại chỗ’ các dịch vụ chuyên môn. ẤĐ có lợi thế các sinh viên và nhất là những nhân viên làm việc trong những cở sở thuộc dịch vụ đều nói và viết tiếng Anh thông thạo. Do đó nhiều công ty của Âu châu và của Mỹ đang chuyển công việc qua ÂĐ để tận dụng khả năng của các chuyên viên dịch vụ của ÂĐ như Kế toán, tiếp thị, tín học…
    Thoáng nhìn chúng ta thấy chính sách phát triển kinh tế của hai nước khác nhau, nhưng nhìn kỹ thì hai chính sách đó lại bổ túc cho nhau như ‘âm’ với ‘dương’. Ta hãy nhìn vào sự đầu tư ngoại quốc vào hai quốc gia đó ta có thể thấy ngay có một sự phân công nào đó giữa hai quốc gia: Hơn 40% các nhu liệu (softwares) dùng trong điện thoại di động của hảng Motorola được sáng chế tại cơ sở nghiên cứu dịch vụ Bangalore, ÂĐ. Nhưng việc lấp ráp các máy điện thoại di động đó lại được thực hiện tại TQ trước khi mang ra bán cùng khắp thế giới. Do đó chúng ta thấy khối lượng xuất khẩu của TQ lớn hơn nhiều, nhưng hơn 55% số hàng được bán ra do nhiều công ty ngoại quốc đầu tư, và bộ phận lấp ráp nhập cảng từ ngoài. Do đó người dân ÂĐ thấy khối lượng đầu tư nước ngòai vào TQ to lớn hơn ÂĐ, điều đó trở thành mối băn khuăn của người dân ÂĐ. Họ sợ những nhà phát triển kinh tế ÂĐ có thể vượt hay bỏ quên giai đoạn phát triển Kinh tế Công nghiệp!
Cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới ẤĐ, TQ có ba nền kinh tế cơ bản:
Kinh tế Nông nghiệp (Agricultural economy)
 Kinh tế Công nghiệp (Industrial economy)
Kinh tế Dịch vụ (Service economy)
Trong lịch trình phát triển kinh tế, lý tưởng nhất là làm sao phát triển cả ba nền kinh tế ấy cùng chung một nhịp độ, cùng chung một tỉ lệ tăng trưởng. Nhưng không có một quốc gia nào trước khi phát triển kinh tế mà cả 3 nền kinh tế sẳn có một tỷ lệ suýt soát như nhau. Có cái mạnh, có cái yếu. Có cái hợp với nhu cầu hiện tại cao hơn, có cái thấp hơn. Cho nên khi phát triển kinh tế tùy theo nhu cầu và khả năng của mỗi quốc gia mà họ chọn lựa chú trọng cũng như ưu tiên phát triển cho mỗi nền kinh tế khác nhau. Như chúng ta thấy TQ dành ưu tiên cho phát triển Kinh tế Công nhiệp và ÂĐ dành ưu tiên cho Kinh tế Dịch vụ. Chúng ta theo dõi bảng thống kê sau đây để thấy tỷ lệ phát triển trong cùng một khoảng thời gian 1990- 2003:
       1) Tỷ lệ Dịch vụ trong GDP của ÂĐ từ 40% tăng lên đến 50%, nhưng tỷ lệ Công nghiệp chỉ 27% và tỷ lệ Nông nghiệp 23%.
       2) Tỷ lệ Công Nghiệp trong GDP của TQ từ 41% tăng lên 52%, nhưng tỷ lệ Dịch vụ chỉ 31-32% và Nông ngiệp 17-18%.
   Để trấn an quần chúng, cũng như để nêu lên ưu điểm của ÂĐ trong việc dành ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ, Gurcharan Das viết: “Phát triển và sản xuất những kỹ thuật cao đó là những gì mà ÂĐ chứng minh cho thế giới thấy những ưu điểm của ÂĐ trong địa hạt này trong quá khứ và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Có thể trong thập niên tới sự khác biệt giữa ÂĐ và TQ không còn nữa: TQ sẽ bắt kịp nền kinh tế dịch vụ của ÂĐ; và ÂĐ sẽ bắt kịp nền kinh tế Công nghiệp củ TQ!...”( Meanwhile, high tech-manufacturing, a sector where India is already demons- trating considerable strength, will also begin to expand. Perhaps in a decade, the distinction be- tween China as”the world’s workshops ” and India as the world’s back-offices” will slowly fade as India’s Manufacturing and China’s Services catch up.”
Cũng theo Gurcharan Das, một điều cần chú ý nữa là phát triển kinh tế ÂĐ: thay vì trông nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ như ở các quốc gia đang phát triển, (hay nói cách khác chính quyền điều khiển phát triển kinh tế theo hệ thống quốc doanh hay hợp doanh) nhưng ở ÂĐ có nhiều thành phần kinh tế phát triển nhanh và cao mà không hề nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ! Những nhà tư doanh của ÂĐ là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành, phát triển của nền kinh tế ÂĐ! Sức mạnh của nền kinh tế ÂĐ là các xí nghiệp tư doanh bành trướng nhanh. Các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa chuyển cho tư nhân điều khiển, cũng ăn nên làm ra không kém! Trong khi Chính phủ TQ lo phát triển hạ tầng cơ sở như đường xá, phi trường và hải cảng thì ÂĐ lo củng cố luật pháp thị trường, một cơ sở đã thiết lập lâu đời tại ÂĐ. Do đó hệ thống tài chánh và Ngân hàng của ÂĐ hoạt động rất hữu hiệu hơn TQ. Các ngân hàng tư doanh của ÂĐ, buộc các xí nghiệp sử dụng vốn phải dùng tiền với có kết quả tốt, hiệu năng sử dụng vốn phải cao! Thị trường chứng khoán Mumbai(Bombay) trong những năm qua đã lên rất cao và vũng chắc Trong khi đó Thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyên của TQ khi tăng, khi giảm. Hiện tại Thi trường chưng khoán của TQ đang trên đà suy giảm! 
     Những năm đầu của 90’s đã có hơn 100 Tổ hợp Công nghiệp của người ÂĐ có số vốn hơn cả tỷ đô la! Doanh nhân ngoại quốc đầu tư vào hơn 1000 công ty ÂĐ qua Thị trường Chứng khoán! Những trung tâm thương mại, kinh tế, dịch vụ, kỹ nghê tầm cỡ quốc tế của ÂĐ: Bharat Forge, Jet Airways, Infosys Technologies, Reliance Infocomm, Tata Motors, Wipro Technologies...bắt đầu đi vào cạnh tranh gay gắt với toàn cầu. Những phát triển trên đều dựa vào hệ thống ngân hàng của ÂĐ, do đó hệ thống ngân hàng tại ÂĐ bắt buộc phải được quản trị tốt, phân minh, và rất qui luật trong điều hành! Thống kê cho thấy những sự cho vây trái phép hay bất hợp lệ (Bad Loans) hiện nay tại ÂĐ dưới 2% trong khi đó tại TQ là 20%! Hiện nay tại ÂĐ, doanh nhân đạt 80% số tiền cho vay từ các ngân hàng. Do đó những kỹ nghệ đang được phát triển tại ÂĐ phần nhiều thuộc về các doanh nhân (tư doanh). Công ty Hàng không Jet Airways là một điển hình: công ty này từ năm 1992 là một công ty hàng không lớn nhất và có uy tín nhất của ÂĐ với tòan thế giới, một công ty hàng không chế ngự bầu trời ÂĐ hơn cả thập niên qua! Trong khi đó hảng hàng không tư doanh đầu tiên của TQ, Okay Airway, mới thật sự cất cánh vào tháng 2 năm 2005!
     ÂĐ đã phát hiện xung lực cho sự phát triển kinh tế của họ bằng cách xây dựng Kinh tế Dịch vụ (service economy). Doanh nhân ÂĐ đầu tư một số vốn và một số thời gian rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển ngành Kinh tế Dịch vụ nhất là về Khoán ngoài (Outsourcing) Tín học và Nhu liệu của máy điện Tử (Softwares). Chính giai cấp Trung lưu của ÂĐ, giai cấp nói và viết tiếng Anh thông thạo, đã đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng nền Kinh tế Dịch vụ này. Họ phát triển ngành Khóan ngoài- Business Process Outsourcing, (BPO). BPO của ÂĐ trong nhiều năm qua đã là nhu cầu căn bản cho những cơ sở kỷ thuật cao của Mỹ: Google, IBM, Microsoft. ÂĐ còn là quốc gia xuất khẩu một khối lượng lớn về kỹ thuật nghiên cứu và phát triển tài chánh. Những đối tác quan trọng của ÂĐ trong kinh tế Dịch vụ là Mỹ, TQ,Vuong quốc Anh, Singapore, Hong kong, các quốc gia Arab thống nhất, Thụy sĩ, Bỉ…Khối lượng xuất khẩu của ngành dịch vụ của ÂĐ thật là kỳ diệu từ ‘số không’ trong quá khứ, hiện nay (2006) số lượng xuất khẩu là 20 tỷ đô la, chắc chắn năm 2008 sẽ là 35 tỷ và năm 2012 sẽ là 56 tỷ đô la mỗi năm! Sự phát triển kinh tế dịch vụ đã mở cho đất nước ÂĐ cánh cửa nhìn vào thế giới rất xa: Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, đã đến ÂĐ cuối năm 2005 quyết định đầu tư vào ÂĐ gẩn 2 tỷ đô la trong 4 năm sắp đến. Các công ty Cisco (làm trang bị vi tính), Intel (làm Chips điện tử) đều quyết định đầu tư vào ÂĐ mỗi công ty cả tỷ đô la. Microsoft có kế hoạch tuyển mộ 5000 chuyên viên tín học tại ÂĐ, Morgan Chase dư định tăng nhân viên từ 5000 lên đến 9000 tại ÂĐ.Các nhân viên mới này chẳng những làm những công việc kế toán, thư ký, mà sẽ phân tích Thị trường chứng khoán thay thế các chuyên viên tài chánh ở New York!
     Chúng ta phải công nhận tính chất “Cập Nhật Hóa” của người ÂĐ rất cao khi họ quyết định chú trọng phát triển ngành Dịch vụ ngay từ lúc khởi đầu trong quá trình phát triển kinh tế của ÂĐ. Đó là sự chọn lựa tuyệt vời! Họ đã thành công to! Một tấm gương để chúng ta cùng soi chung! Đầu tư phát triển đất nước, đầu tư to lớn nhất vẫn là đầu tư chất xám, đầu tư trí tuệ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.