Hôm nay,  

Từ Quang Mùa An Cư 2008

27/03/200900:00:00(Xem: 3758)
Từ Quang Mùa An Cư 2008
Thích Nữ Chân Liễu
Truyền thống an cư có từ thời Đức Phật, đem lại lợi ích cho chúng sanh theo nhiều phương diện. Sau những tháng năm du phương hành đạo, tùy theo hoàn cảnh, trong nếp sống và sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân, không sao tránh khỏi những giây phút bị phiền não chi phối, tâm bị buông lung. Lại nữa, trong mùa mưa côn trùng thường sinh sôi nẩy nở, cho nên để thúc liễm thân tâm, trưởng dưỡng tâm từ bi, tránh sự giẫm đạp lên sinh mạng côn trùng, chư tăng cần vân tập về một nơi để tịnh tu.
Sau này tứ chúng đồng tu, mùa an cư trở thành rất quan trọng cho việc trau giồi, thăng tiến về hai mặt: từ bi và trí tuệ. Đây là cơ hội tứ chúng được thầy tổ và các bậc tôn túc, nhắc nhở lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống tu hành hàng ngày.
Trải qua bao thăng trầm, từ trong nước ra đến hải ngoại, chiến tranh, pháp nạn, quốc nạn, lưu vong, Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tổ Đình Từ Quang trong phong thái hoan hỷ, dung mạo trang nghiêm, lời nói hiền dịu, tấm lòng từ bi, vẫn là ngọn hải đăng chiếu sáng, vẫn là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Giáo Hội, của Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới. Tuổi hạc tuy cao, tài đức và sự sáng suốt của Ngài luôn luôn là tấm gương sáng cho tứ chúng noi theo.
*
Hằng năm, vào mùa an cư, Tổ Đình Từ Quang (Montréal, Canada) đều có tổ chức khóa Nghiên Tu An Cư dành cho tứ chúng khắp nơi vân tập về nghiên tầm kinh điển, tu học Phật pháp, thụ thanh văn giới, cùng bồ tát giới, sinh hoạt Phật sự, thiết lễ trai tăng, sửa soạn trai nghi, bố thí cúng dường, niệm Phật tọa thiền, tụng kinh bái sám. Cũng như mọi năm, năm nay được đủ phước duyên, chúng tôi về tham dự khóa nghiên tu an cư tại Tổ Đình Từ Quang, cảm nhận được sự lợi lạc vô cùng, nhờ ân triêm công đức của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng cùng chư Tôn đức, cũng như sự phát tâm đóng góp, công quả, cúng dường vật lực, tài lực và sức lực của tứ chúng qui tụ về nơi đây, xin thực lòng hoan hỷ ghi lại để chia sẻ và cầu mong mọi người hữu duyên cùng tham dự các khóa sang năm để thêm phần lợi ích trên bước đường tu học.
Thời gian 2 tuần của khóa nghiên tu an cư tuy rất ngắn, với các kỷ luật tự giác như: không nói chuyện nhiều, giữ tâm thanh tịnh, thời khóa đúng giờ, đã đem lại cho tứ chúng niềm hỷ lạc vô biên, cảm nhận được sự tu tập hành trì có phần tiến bộ hơn trước rất nhiều. Mọi người được sống trong sự tự do đúng nghĩa của người tu. Những ràng buộc, những chướng ngại, những khổ đau, những phiền não, từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, từ lâu không buông bỏ được, nay như được giải tỏa.
Trong thế giới hiện nay, có quá nhiều phương tiện vật chất, con người gần như thỏa mãn  được các nhu cầu và tham vọng.  Nhưng có mấy ai thấy được sự tự do thực sự đâu" Tâm trí con người thế gian luôn bị trói buộc, quấy nhiểu và chi phối bởi sự ham muốn và ích kỷ. Chỉ có chánh đạo là con đường giải thoát, giúp con người vượt qua được tất cả phiền não và khổ đau.
Nơi sinh hoạt chính của khóa nghiên tu an cư tại Tổ Đình Từ Quang là Chánh điện, được thiết kế rất mỹ quan, ánh sáng dịu dàng trong mát, trần cao sáng sủa, không gian rộng rãi, thanh tịnh, trầm hùng và uy nghiêm. Tôn tượng của Đức Phật Thích Ca trong tư thế hành thiền, mắt khép lại, mỉm nụ cười thanh thoát, là biểu tượng rõ ràng nhất của sự giác ngộ và giải thoát. Hai bên có tôn tượng của Bồ Tát Quán Âm và Bồ Tát Địa Tạng rất đơn giản và trang nghiêm.
Mỗi buổi sáng, chúng tôi thức dậy thật sớm, nhẹ nhàng từng bước chân yên lặng lên chánh điện, ngồi vào chỗ của mình, xếp chân và hành thiền trong tỉnh lặng. Ba mươi phút tọa thiền, trước khóa công phu sáng tụng chú Thủ Lăng Nghiêm, giúp cho người tu trở về với bản tâm thanh tịnh, tránh những giây phút căng thẳng, ồn ào, phiền muộn, cảm nhận được sự thoải mái, hạnh phúc trong nội tâm.
Chư Tổ có dạy:
Tỉnh tọa thường tư kỷ quá.
Nhàn đàm bất luận nhân phi.
Ngồi yên lặng để suy tư, nhận ra những lỗi lầm của mình. Lúc nhàn rỗi không luận bàn cái sai, cái dở của thế nhân. Tịnh tọa hay thiền tọa giúp cho người tu đạt được niềm an lạc hạnh phúc vô biên, can đảm nhìn thấy sự thô tháo, sai quấy của bản thân và phát huy được sức mạnh của nội tâm, tinh tấn khắc phục được sự giải đãi, tăng niềm tự tin trong cuộc sống, thấy được các pháp thế gian là tạm bợ, là vô thường, biến đổi trong từng sát na, từng giây phút, từng hơi thở vào ra.
Các thời khóa tụng chú Thủ Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa hay các khóa bái sám, giúp người tụng đọc cũng như người ngồi nghe lắng lòng tiếp thu những lời dạy quí báu của Đức Thế Tôn và đem áp dụng ngay trong đời sống hằng ngày, nhất là các ngày tu tập trong khóa nghiên tu an cư tại Tổ đình Từ Quang. Không khí trang nghiêm thanh tịnh của các buổi tụng kinh bái sám tăng thêm tín tâm của người con Phật nơi con đường trung đạo đã được chư Phật chỉ bày, chư Tổ dẫn dắt và chư hiện tiền Tôn đức Tăng Ni thực hành hàng ngày trong cuộc sống tu hành. Không có những khóa nghiên tu an cư như thế này, chắc giáo pháp không được truyền tụng cho đến ngày nay.
Đời sống tu tập trong một tập thể đông người, chư Tôn đức và các bạn đồng tu thường xuyên nhắc nhở mọi người, tâm luôn cảnh giác, luôn tỉnh thức, không để các vọng tâm vọng niệm có nhân duyên khởi lên trong tâm trí và hết thảy phải an trú trong hiện tại. Muốn được như vậy, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả phải bàng bạc khắp chốn, khắp nơi trong suốt khóa nghiên tu an cư, tâm không sân hận, không cố chấp, không hơn thua, không thị phi, không nhìn lỗi người, không ganh tị đố kỵ nhỏ nhoi, đừng làm mất đi giá trị tích cực của người tu.
Đức Phật Thích Ca là bậc thiên nhơn sư, bậc toàn giác đạo hạnh viên mãn, đã chứng đạt thông suốt, chỉ dạy con đường tu giác ngộ và giải thoát cho tứ chúng một cách đồng đều và bình đẳng. Bổn phận chúng ta phải sống thế nào, hành trì thế nào, giữ gìn giáo pháp thế nào để đạt được mục đích cứu cánh của đạo Phật, để xứng đáng là người con Phật, dù tại gia hay xuất gia.
Con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, kiếp sống thật là ngắn ngủi, hết kiếp này tái sanh kiếp khác tùy theo nghiệp lực của từng người. Con người thường không thích nhìn nhận sự thật đó, muốn lãng quên sự thật, để được sống trong mơ, có được ảo giác đời sống sung sướng an nhàn, tìm pháp môn dễ tu dễ chứng, dễ lên cõi sung sướng khác, để tiếp tục được hưởng thụ! Cho nên, dù là người tu tại gia hay xuất gia, con người thường quên rằng mình là hành giả, phải tỉnh thức, phải tự cất bước, tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên ngọn đuốc chánh pháp, để soi sáng con đường chánh đạo, không để rơi vào tà đạo do sự dễ duôi của chính bản thân mình!
Con người còn sống là còn động, còn sinh hoạt là còn phiền não, còn ưu tư, lo lắng. Hãy nhìn vào thực tế bằng tâm tỉnh thức, không chấp trước, chuyện gì rồi cũng qua, hãy để cho qua luôn, đừng dính mắc, con người sẽ tháo gỡ được bao nhiêu là muộn phiền, khổ đau! Trong khung cảnh thanh tịnh của khóa nghiên tu an cư, mọi người rồi sẽ tìm được pháp môn tu thích hợp cho căn cơ trình độ hay hoàn cảnh của riêng mình, đừng phí phạm thời gian quí báu này!

Đức Phật dạy:
"Nhơn thân nan đắc. Diệu đạo nan cầu".
Thân người khó được. Chánh pháp khó gặp.
Kiếp này đã được thân người, được gặp bạn đồng tu, lại gặp chánh pháp trong khóa nghiên tu an cư này, mọi người đều quyết tâm tu tiến, không chờ đợi gì nữa, quyết trừ sạch các tâm ô nhiễm ganh tỵ đố kị, tham lam, sân hận, si mê.
*
Sau thời khóa công phu sáng, mọi người được thưởng thức tách trà đậm đà hương vị hay ly cà phê nóng. Có người kinh hành niệm Phật chung quanh tôn tượng Bồ Tát Quán Âm lộ thiên trong sân Tổ đình Từ Quang. Có người tham dự lớp tập thể dục hay lớp tập khí công. Những người có trách nhiệm trai soạn và hành đường chuẩn bị dọn buổi điểm tâm cho đại chúng. Ban trai soạn phải lo chuẩn bị các thứ sẵn sàng từ đêm hôm trước. Sáng ra, các cụ bà trong ban trai soạn thức dậy thực sớm, khoảng 4 giờ sáng, trong lúc mọi người còn an giấc, để nấu những chỏ xôi thật lớn, vo nắn những chiếc bánh ít trần thực khéo, hấp những đòn chả chay được cuộn tròn thực công phu, để phục vụ đại chúng hàng trăm người tham dự khóa nghiên tu an cư có được những bửa ăn thanh đạm, có sức khỏe để tu tập được tốt!
Nhắc đến các cụ bà trong ban trai soạn, ai cũng phải nghiêng mình cảm phục, tán thán sức tinh tấn và tấm lòng vị đạo pháp, vì bá tánh đồng tu, ngày đêm không quản việc nặng việc nhẹ, luôn luôn tươi cười an lạc với những chảo đồ xào to lớn, những nồi súp khổng lồ, những thùng rau cải cao ngất, áo quần đôi lúc lắm lem những bột trắng, dầu ăn, và nhất là cụ bà nào cũng có cái thắt lưng dày cứng chống đau lưng, ẩn hiện dưới lớp tạp dề làm bếp! Có cụ bà tâm sự: tôi mới ở nhà thương về, nghe có khóa nghiên tu an cư, liền đến chùa, xem có việc gì nhẹ nhẹ làm giúp, đỡ tay đỡ chân đó mà, nhưng đến đây thấy công việc quá bề bộn, quên luôn cơn bệnh, nhờ Bồ Tát gia hộ, làm luôn mấy hôm rồi đó, khoẻ lắm!
Từng giọt mồ hôi trên những gương mặt trải dài tháng năm, hơn 70 tuổi đời, nhiều cụ bà dù chưa thọ Bồ Tát giới, nhưng rõ ràng đang hành Bồ Tát hạnh, tận tâm tận sức phục vụ đại chúng tham dự khóa nghiên tu an cư, một lòng mỏi mệt không nài, tấm lòng của các cụ bà như những viên ngọc quí, thực hành lời chư Tổ dạy: "Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật!"
Cho nên mọi người, không ai bảo ai, tất cả đều tâm niệm trân quí những vật thực do quí cụ bà làm ra với công sức khéo léo, công phu miệt mài ngày đêm, không phí phạm, không khen chê!
Trước khi thọ thực, mọi người đều thầm niệm tam đề và ngũ quán.
Tam đề:
1. Một là không làm các điều ác,
2. Hai là siêng làm các việc lành,
3. Ba là giữ tâm ý thanh tịnh.
Ngũ quán:
1. Một là nghĩ đến công sức cực khổ của thí chủ cúng dường vật thực,
2. Hai là xem xét đức hạnh có xứng đáng thọ dụng vật thực,
3. Ba là ngăn ngừa lòng tham ăn và thói quen chê khen,
4. Bốn là xem vật thực như món thuốc trị bệnh đói,
5. Năm là tạm dùng vật thực để có sức khoẻ hành đạo.
Tam đề và ngũ quán là phương tiện chư Tổ dạy người tu để nhiếp phục tâm, trước và trong khi thọ dụng vật thực cúng dường, để tăng trưởng từ bi và trí tuệ.
Những buổi cúng dường trai nghi, trai tăng rất trang nghiêm thanh tịnh, tứ chúng đồng tu tụng niệm hồi huớng cho gia đình thí chủ và cho chúng sanh trong khắp pháp giới đời đời được gặp chánh pháp để tiến tu cho đến ngày giác ngộ và giải thoát. Tứ chúng đồng tu theo pháp lục hòa, tuy có khác nhau về xuất xứ, trong hay ngoài giáo hội, nhưng tất cả đều bất tùy phân biệt, cư xử bình đẳng, thanh tịnh và hòa hợp, từ vật chất cho đến tinh thần, hòa vui chấp tác, hành đường, giúp nhau từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, việc nặng hay việc nhẹ, tất cả đều hiểu biết và thương yêu nhau trong tình đạo vị của chốn thiền môn an tịnh trong suốt khóa nghiên tu an cư tại Tổ Đình Từ Quang. Đó mới thật là chân chánh tu hành.
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư tuy tuổi đời gần 90, vẫn thường xuyên trông nom các việc, chủ trì các buổi đại lễ, giảng dạy kinh luật luận cho tứ chúng, chứng minh các buổi tham luận của các vị Cư sĩ trong Ban Hoằng pháp của Tổ đình Từ Quang. Các buổi giảng kinh, thuyết pháp, tham luận được sự tham dự đông đảo của chư Phật tử địa phương và tứ chúng đồng tu trong khóa nghiên tu an cư. Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư như một cổ thụ trong chốn thiền lâm, luôn đem những lời bảo huấn giảng dạy, đích thân soạn các bài kinh từ trong Đại Tạng Kinh, đánh máy và giảng giải cặn kẻ tận tường từng câu, từng lời của Đức Thế Tôn cho tứ chúng thấu hiểu rõ ràng, được nhiều lợi lạc trong khi áp dụng tu tập.
Trong các ngày mùng một hay ngày rằm, cũng là ngày trưởng tịnh, lễ bố tát cũng được sự quan tâm của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư, tụng đọc giới bổn, phát lồ sám hối, nhắc nhở tứ chúng tâm chớ buông lung trong sinh hoạt hàng ngày, phải biết tàm quí và sám hối khi lỗi lầm, không có ai không phạm lỗi, điều quan trọng là phải nhận thấy và biết tu sửa. Giữ gìn giới bổn người tu có đầy đủ đức độ, oai nghi tế hạnh, giúp ích cho bản thân, cho tứ chúng đồng tu phạm hạnh, giảm bớt niềm khổ đau phiền muộn, tăng trưởng an lạc hạnh phúc nội tâm.
Đức Phật dạy:
"Tâm dẫn đầu các pháp.
Ý tạo tác mọi việc thiện ác".
Cho nên tứ chúng đồng tu cần giữ gìn lời nói ôn hòa nhã nhặn, tránh hành động làm buồn lòng người khác, đối xử bất tùy phân biệt dù trước mặt hay sau lưng.
*
Tóm lại, được các bậc tôn đức giảng dạy kinh luật luận, được tứ chúng câu hội về cùng tu, nhắc nhở nhau về phạm hạnh, nhiếp tâm thanh tịnh, trao đổi kinh nghiệm tu tập và hành đạo, tăng trưởng mối đạo tình, đạo vị nồng thắm, đưa đến các mối quan hệ thân hữu có giá trị giáo dục cao, đó là phước của tứ chúng, cho nên mùa an cư được Đức Phật đánh giá cao.
Đức Phật dạy: Quả thật tất cả đời sống đồng phạm hạnh của tứ chúng cốt yếu ở tình thân hữu giữa những người ưa thích những điều thiện, ở tình đồng đạo, đồng chí hướng. Một tỳ kheo làm bạn với điều thiện, là người bạn giao du có triễn vọng tu tập và làm sung mãn bát chánh đạo, giải thoát cho đồng bạn cũng như cho bản thân vị ấy.
Trong nhiều năm qua, tứ chúng khắp nơi đã ân triêm công đức giáo dưỡng của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng cùng chư Tôn đức, đó là phước báu của kiếp được làm thân người, lại được gặp chánh pháp và biết tu tập, chúng con đê đầu đãnh lễ, thành kính tri ân và ngưỡng nguyện Hồng Ân Tam Bảo thùy từ chứng giám và gia hộ cho Đức Trưởng Lão Hòa Thượng cùng chư Tôn đức pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự chu viên, Phật quả chóng thành. Cầu mong Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tôn Sư, thượng TÂM hạ CHÂU, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, kiêm Viện chủ Tổ Đình Từ Quang (Montréal, Canada) cửu trụ miên trường để tứ chúng được sự dẫn dắt chu toàn trong các khóa Nghiên Tu An Cư những năm kế tiếp. Kính chúc tứ chúng đồng tu đạt nhiều pháp lạc.
Thích Nữ Chân Liễu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.