Hôm nay,  

Văn Hóa Và Niềm Tin: Khơi Mạch Thần Hứng

27/01/200800:00:00(Xem: 7648)

Cõi trống sa mạc Arizona.  Ảnh của Cao Tường
Những sáng tác lớn về văn thơ hay nghệ thuật và ngay cả về khoa học, thường phát khởi từ một thần hứng trong những lúc tâm hồn mở trống thảnh thơi nhất, chứ không phải do những gắng sức lao nhọc.

 Người Hy Lạp diễn tả thần hứng này như một Nữ Thần. Do hình ảnh này mà họa sĩ Henri Rousseau đã vẽ thành bức "Nữ Thần Hứng của Thi Sĩ Guillaume Apollinaire", đang để trong Bảo Tàng Viện Nghệ thuật ở Phoenix, Arizona: thi sĩ đang đi dạo trong vườn tìm hứng, được Thần Hứng bật sáng trên đầu phía trái.

Quả thật, mỗi người đều cảm thấy có những lúc tràn trề hứng khởi, mà có những lúc như bị điểm huyệt kiệt sức, không còn một chút sinh khí nào cả. Nhất là những ai làm những công việc phải sáng tạo nhiều trong một thời gian dài, dễ sinh nhàm chán và bị cháy "burnt-out" như cái xe hết xăng bị chết máy hay hết nhớt bị "lột dên" nằm lì ra trên đường.

 THỜI ĐIỂM GIẾNG CẠN HẾT NƯỚC

 Nguồn lực cũng giống như nguồn nước vẫn sẵn có đó từ bên trong sâu thẳm, nhưng nhiều người đã bị cạn hết nước! John Sanford, một nhà phân tích tâm lý theo hướng Karl Jung đã kể một câu chuyện thật về giếng nước nhiều kỷ niệm trong cuốn ”Nước Bên Trong” (The Kingdom Within, Paulist Press).

Một hôm ông về thăm quê cũ tại một nông trại vùng New Hampshire nước Mỹ. Nông trại đó cách đây mấy chục năm về trước lúc chưa có nước máy như bây giờ, thì chỉ dùng nước giếng mà thôi. Ở gần nhà ông bà nội có một cái giếng rất nhiều nước, đủ cung cấp cho mọi nhu cầu của một nông trại lớn. Kể cả những ngày mùa hè nắng cháy mà vẫn dư nước. Nhiều kỉ niệm đẹp đã ghi lại bên giếng nước, nên lần này về thăm quê cũ, John Sanford đã tìm ra thăm giếng. Nhưng lạ thay, khi mở nắp giếng lên thì ông thấy giếng cạn hoàn toàn không còn lấy một giọt nước. Đang thắc mắc về hiện tượng này, ông liền được bà nội nói cho biết lí do. Ngày xưa càng kín nước thì nước từ mạch càng chảy ra. Nhưng lâu ngày không còn ai kín nước nữa, thì nước còn lại trở thành nước tù; riết rồi bụi bặm lắng đọng xuống vít dần các mạch. Vậy là nước cứ bốc hơi hoài mà mạch thì bị vít rồi, nước không trào ra được nữa. Thế là giếng cạn!

 TỪ TRUYỆN THIÊNG GIẾNG VIỆT

 Tình trạng cạn nước trong tâm mỗi người hay cuộc khủng hoảng phá sản tinh thần Việt chắc cũng có lý do tương tự. Mạch giếng đã bị vít, và giếng bị bỏ hoang không còn ai nhận ra nữa. Truyện Việt Tỉnh, tức Giếng Việt trong Bộ Truyện Thiêng Việt tộc được mở bằng một câu cho biết Giếng Việt nằm ở đâu, rồi trong suốt truyện không thấy nói gì tới giếng hay nước cả, và cuối cùng kết bằng một câu xem ra ít liên quan đến câu truyện. Đây là truyện thiêng ngắn nhất, nhưng lại là then chốt, như một tờ bửu bối chứa mật mã chỉ đường tìm kho tàng tổ tiên chôn giấu đâu đây.

 “Giếng Việt nằm ở trên núi Trâu Sơn... Nay giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu, hang thì còn trên núi Trâu Sơn. Người đời gọi là Việt Tỉnh cương”.

 Việt Tỉnh Cương là phương cách khai mạch Giếng Việt, tức là đường giải huyệt phục hồi nội lực cho mỗi người, có thể so sánh phần nào với qui trình tâm lý của Karl Jung đang được áp dụng rất hiệu quả thành khoa tâm lý trị liệu (therapy) ngày nay, gồm 4 chặng, hay 4 bước chính:

 1. Khai trống màn chắn vít (the unveiling of the persona). “Persona” là ngôn ngữ của Karl Jung có nghĩa là mặt nạ, phàm ngã, con người giả chặn vít khiến không nối vào được nguồn lực. Thấy được tình trạng bị vít mạch và trói buộc giam nhốt con người thật của mình, nên bằng lòng buông xả những cái gọi là cái tôi giả này.

2. Đối diện với bóng tối (the confrontation with the shadow): để ánh sáng ý thức soi chiếu là tự nhiên bóng tối biến đi.

3. Nối kết những mâu thuẫn trái ngược (relating to the animus/anima), những màu sắc xung khắc hòa hợp làm thành cầu vồng cuộc đời.

4. Tìm lại con người toàn mãn (centering of the Self).

 NỐI LẠI VÀO NGUỒN NỘI LỰC

 Tại sao Đường Khai Mạch Giếng Việt (Việt Tỉnh Cương) ít người đi, mạch nối vào nguồn bị vít, nên bao người xem ra cạn nước, hết sinh lực" Nhà tâm lý nổi tiếng M. Scott Peck đã trình bày lý do trong cuốn sách bán chạy hàng đầu cả mấy chục năm. Đó là “Con Đường Ít Người Đi” (The Road less Traveled), cũng nói lên cái bí mật mà truyện thiêng về Giếng Việt giấu kỹ trên hang núi.

 Người trẻ bây giờ vẫn bị nhận xét là mất gốc quên nguồn. Rồi thi nhau hô hào Về Nguồn. Nhưng ít người biết đâu là nguồn cội và đi bằng con đường nào để mà tìm! Thì nay nhiều nhà huyền thoại học đang cho thấy cái gốc, cái rễ, nối vào được nguồn, qua những truyện thiêng của mỗi dân tộc.

 “Mất bộ truyện thiêng là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên, và không còn căn bản gì cho việc hình thành tiền đồ dân tộc. Dân tộc đó quả thực coi như đã mất” (Wallace Cliff, Jung and Christianity, Crossroad, trang 60).

 Huyền thoại không còn là những câu truyện hoang đường nhảm nhí kể cho con nít nghe cho vui, mà chính là những biểu tượng gốc rễ, đã trở thành những truyện linh thiêng nhất của một dân tộc, vì chứa đựng bên trong một bộ nét văn hóa gốc, một bộ niềm tin chung, như những dây thừng dẫn xuống giếng, và như những mạch giếng nối được vào nguồn vô biên bên dưới.

 TIN VUI GỬI NGƯỜI BỊ "CÚP" ĐIỆN

 Thực ra nước Giếng Việt hay núi Trâu Sơn cũng không nằm mãi đâu xa, mà đều là những biểu tượng diễn tả núi sông, đất nước trong lòng mỗi người. Chữ nước trong tiếng Việt thật tài tình, vì diễn tả được cả nước dưới sông, và cũng là đất nước, vì nước là nơi tổ rồng ở. Karl Jung, cha đẻ của nền tâm lý học hiện đại, đã nhận xét rằng tiến trình hồi phục sức khỏe và tăng triển cá nhân hay tập thể, thường do những hình ảnh uyên nguyên thành những niềm tin gốc rễ. Những hình ảnh này là những biểu tượng từ một nguồn tiềm thức cộng thông, vượt trên những nỗ lực cá nhân, nên dễ làm rung động lòng người, vì mỗi người cũng đang chạm đến độ rung đó trong tâm khảm của mình rồi. Ngay cả Albert Einstein đã khám phá ra định luật về thời gian liên hệ không gian do hình dung mình đang cỡi trên luồng sáng du hành bằng vận tốc ánh sáng.

 Đúng là thời điểm, lúc mà khoa học cũng như khoa tâm lý đều chứng minh về Nữ Thần Hứng từ Nguồn Lực. Truyền thống đạo Chúa vẫn diễn tả là được Thánh Thần soi sáng, linh ứng; Chúa chính là nguồn nước hay nguồn lực ánh sáng này. Chữ hứng khởi "enthus" do nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là nối được vào Chúa. Sở dĩ mình sống trong tăm tối và giếng tinh thần mình cạn nước là vì những mạch điện đã bị "cúp", các huyệt đạo bị điểm và chặn vít bởi những dục vọng ham hố. Như vậy tội lỗi trước hết là chặn vít mạch nối vào nguồn lực, tức làm khổ đầy đọa và giam nhốt chính mình, làm mất đi hứng khởi và chất tươi mát cuộc sống. Vì thế mà khởi đầu loan Tin Vui, Chúa Giêsu đã kêu gọi phải giải huyệt, khai thông những màn chắn vít này, để lực ánh sáng có thể rạng lên.

 Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng chói lọi; và kẻ ngồi trong vùng âm u chết chóc, đã được tia sáng rạng lên... Kể từ đó, Đức Giêsu bắt đầu tuyên giảng đề tài: "Hãy hối cải, vì Nước Trời đã ở gần bên." (Mt 4:16-17)

 PHÚT ĐÁNH TRỐNG KHƠI LẠI MẠCH

 Quả vậy, nước Trời là vườn địa đàng hạnh phúc, là nguồn thần hứng, đã nằm sẵn trong tầm tay, trong tận đáy lòng. Chỉ cần hối cải, khai trống màn chắn vít, là nguồn lực rạng lên, như lời Chúa nói:

    "Nước Chúa ở trong anh em" (Lc 17:21).

 Người Việt vẫn khoe về văn hóa trống đồng, nhiều người tìm cách giải thích những hình khắc ghi trên mặt trống. Thực ra, trống tự nó đã là một biểu tượng uyên nguyên có trong hầu hết các tôn giáo và truyền thống. Đạo Chúa vẫn có nghi thức đánh trống đấm ngực ba hồi cho lòng trống ra để Thần Lực Chúa trào dâng. Vì thế mà truyền thống tu đức của đạo Chúa khởi đi từ cảm nghiệm cõi trống sa mạc, hòa nhập vào cái trống diệu vợi. Chân không diệu hữu là vậy.

 Vào thời điểm này, con người ngồi nhìn lại nhiều tiến bộ nhiều về vật chất, nhưng chắc chắn trong tâm đang thấy hụt hẫng mất sức về nhiều phương diện. Mắt mình có thể đang chùng xuống, trĩu nặng ưu tư, mất đi tia long lanh vào đời. Thì đây chính là lúc mình cần để giờ tìm vào nội tâm, nối lại mạch hứng khởi, hơn là những hăm hở chộp giật bên ngoài.

 Mình ngồi tĩnh lặng, nhận diện được những gì đang chặn vít nội lực trong thẳm sâu tâm hồn. Mình thở ra một hơi thật dài, xả buông mọi bụi bặm ham hố phù du đang làm cho mình trở thành dầy cộm xù xì và ứ đọng ngột ngạt.  Xin Thần Khí Chúa chuyển sinh khí vào lòng con, cho nguồn lực ánh sáng rạng lên từ bên trong. Thần Sinh Khí Chúa chính là Thần Hứng của con, như mỗi lần con nhận hơi thở chuyển sức sống. Và con nghe rõ được tiếng nói vào tai: Bình an cho con, hãy nhận lấy Thánh Thần, hơi thở sinh khí.

 Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản - Mời thăm Mạng Lưới Dũng Lạc, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin, http://www.dunglac.org  và www.dunglac.net.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.