Hôm nay,  

Tết (đón Xuân)

1/26/200800:00:00(View: 8079)

Phong tục tập quán chúng ta đều kính trọng để hài hòa, đồng thời cũng là những dịp để tỏ lòng chân thành, yêu thương, chia xẻ với nhau mọi vui, buồn trong cuộc sống.

Đón Xuân là một trong những tục lệ vui tươi nhất của người Việt Nam. Tục lệ này có rất nhiều sắc thái được phơi bày vừa kín đáo, vừa phô trương, mà chúng ta có thể nhìn thấy qua mấy ngày Tết; Nó bao gồm tất cả những Đạo Đức, Hiếu Hạnh, Nề Nếp, Gia Phong, Lễ Nghi, Cổ Kính của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung.

Những phong tục của những ngày trước Tết, những ngày trong Tết và những ngày sau Tết đều rất quan trọng! Nhưng đặc biệt là những ngày trước Tết đã làm tất cả mọi người, mọi gia đình, cả làng, cả nước, ai nấy đều lăng xăng, bận rộn tạo nên một không cảnh nhộn nhịp, vui tươi, háo hức và hân hoan từ nhà tới trường học, trong mọi công sở, nhất là các chợ Tết và đối với trẻ con thì không còn gì sung sướng hơn, vì chúng sẽ được mặc quần áo mới, chờ những bao tiền lì xì đầy tay, và sẽ được nghỉ học nữa! Trước Tết còn là dịp tốt cho chúng ta mua quà bánh đem biếu xén, còn gọi là đem "Tết" Ông Bà, Cha Mẹ, Họ Hàng, những người có liên hệ đến ân nghĩa và những ai thật thân thiết nữa.

Để đón Xuân, chúng ta:

- Lo dọn dẹp lau chùi một cách tỉ mỉ tất cả mọi thứ, đặc biệt là Bàn Thờ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ; Lau chùi từng phòng, mọi nơi, mọi chỗ, sân trước, sân sau, kể cả những đồ vật như thùng rác đều được sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất tuyệt đối để đón Xuân.

- Mọi cây kiểng và mọi thứ hoa trái đặc biệt thuộc ngày Tết, được cắt tỉa thật đẹp, để trang hoàng khắp mọi nơi mà đón Xuân.

- Quần áo mới của người lớn, và của trẻ con cũng đã được lo, có khi cả mấy tháng trước để mặc trong những ngày Tết.

- Đồ ăn đặc biệt của những ngày Tết như: Bánh Chưng, Bánh Tét, Dưa Hành, Dưa Món, các thứ Mứt, Kẹo, Hạt Dưa Đỏ, bánh trái nào cũng được làm kỹ càng hơn, và mỹ thuật nhất dành riêng cho Tết; Không một nhà nào mà không có một vài những thứ ấy để đón Xuân dù là nghèo tới đâu!

- Thức uống: Các thứ rượu ngon đã được chuẩn bị từ lâu, các thứ trà được ướp sen, ướp hoa nào thơm nhất v…v...để uống mừng Xuân mới.

Chúng ta sửa soạn hoàn hảo như thế, để kịp đón năm mới vào đúng 12 giờ đêm, gọi là "Lễ Đón Giao Thừa".

Trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, và một mâm Lễ Vật được đặt ở trước sân nhà, để Cúng và Đón Giao Thừa. Với quần áo mới tề chỉnh, gia chủ ra sân trước, Làm Lễ và Khấn Khứa: "Tiễn Cựu, Nghinh Tân tức là Tiễn Năm Cũ với mọi xui xẻo đi! Và đón Năm Mới tới với mọi may mắn, tài lộc bằng năm, bằng mười năm cũ!". Sau đó chọn người nào thật tốt nhất, có Đạo Đức, có Địa Vị, Giầu Sang, Hạnh Phúc để "Xông Nhà", có nghĩa là dựa vào cái phúc của người ấy, sẽ mang mọi may mắn, tài lộc, an lành đến cho mình và gia đình mình!

Ngày Mùng Một Tết, trước Bàn Thờ Tổ Tiên, khói hương nghi ngút, hoa trái đủ đầy, cổ bàn linh đình, chúng ta Quỳ Lạy trịnh trọng và trang nghiêm, kế đó chúng ta Mừng Tuổi và Chúc Ông Bà, Cha Mẹ được nhiều sức khỏe, tăng phúc, tăng thọ; Sau đó, chúng ta mừng tuổi nhau, chúc nhau toàn những điều hay, điều tốt, còn tặng nhau những bao tiền màu đỏ gọi là "Lì Xì" để lấy hên; Cứ tuần tự lớn trước, bé sau; Bé chúc lớn trước, lớn chúc bé sau.

Liền như thế trong ba ngày Tết, chúng ta đi Mừng Tuổi, Chúc Tụng Những Người Lớn, Những Vị Ân Nhân, Họ Hàng, Bạn Bè v…v...

- Những điều Kiêng Kỵ trong những ngày Tết:

¢ Không được cãi Cọ, không được Giận Dữ, không được Khóc Lóc, không được Mặt Nặng, Mặt Nhẹ v…v...vì nếu lỡ làm thế thì sẽ bị "Xung" suốt năm như vậy!

¢ Không được quét nhà, vì nếu quét rác ra, tức là quét tiền ra hết!

¢ Không được làm đổ vỡ cái gì hết, vì nếu lỡ làm đổ vỡ bất cứ cái gì là suốt năm mọi việc đều bị đổ vỡ, không thành công v…v…

- Những Mong Cầu:

- Đi hái lộc đầu Xuân để có tiền vào như nước!

- Đi Chùa Bà, Chùa Ông cầu tài, cầu lộc, cầu thi đổ, cầu tăng chức, cầu  khỏe mạnh, cầu giầu có, cầu gặp được đối tượng để thành Vợ thành Chồng, cầu tự xin được sinh con trai, hay xin được sinh con gái v…v…

- Xin thẻ, xin xâm, bói quẻ để xem năm mới này tốt xấu ra sao"

- Chọn giờ tốt để "Khai Bút".

- Chọn ngày, giờ tốt đầu Xuân để "Khai Trương" cửa hàng v…v…

- Dựng "Cây Nêu" để trừ Tà, trừ Quỉ!

Phong tục, tập quán những ngày "Tết" của người Việt Nam chúng ta đại khái là như thế! Có những cái rất hay, mà cũng có những cái rất dở! Có những cái đáng theo, mà có những cái không nên theo!

Chúng ta hòa đồng vui Xuân trong Lễ Nghi Truyền Thống, Hiếu Hạnh, Trên Dưới, Đạo Đức, Cốt Cách, Gia Phong, Nhớ Ơn, Đền Ân, Đáp Nghĩa Cho Nhau…DDó là những cái hay thật tuyệt vời nên gìn giữ.

Còn những "Phong Tục Mê Tín Dị Đoan" thì chẳng nên giữ làm gì:

- Những kiêng Kỵ vô lý đủ thứ như đã kể ở trên nào là: Xông Nhà, Xông Đất, nào là Không Được Quét Nhà, Không Được Đánh Đổ, Đánh Vỡ v…v…

- Những mong cầu đủ thứ như: Cầu đánh bạc được, cầu trúng số, cầu tăng chức, cầu tài lộc…Những thứ mong cầu ấy rất khó được vì mọi sự đã an bài trong Nhân Quả và Nghiệp Báo!

- Mời Đón Gia Tiên, Cữu Huyền Thất Tổ, Ông Bà, Cha Mẹ về Ăn Tết là   ngày 30 Tháng Chạp, tức ngày 30 Tết; Sau đó đến ngày Mùng 4 Tết là ngày "Hóa Vàng", cũng là ngày "Tiễn Gia Tiên" đi! Vậy thì một năm có 365 ngày, mà Gia Tiên chỉ được về ăn uống có 5 ngày Tết! Thử hỏi còn 360 ngày kia họ bị bỏ đói, bỏ khát hay sao"

- Đi hái lộc, cầu tài, thăng chức mà không chịu siêng năng làm việc, thì cũng khó có tài lộc và sự thăng chức, thăng tước!

- Cầu thi đỗ mà không chịu học bài thì cũng khó thi đậu lắm!

- Coi bói toán là người mắt sáng đi hỏi người mù mắt để xin "Đoán" này, "Đoán" kia! Mà đã gọi là "Đoán" thì là không biết chắc! Nếu đã biết chắc thì cần gì phải "Đoán"!

- Xin Xâm để xem vận mệnh tốt xấu, hên xui! Thì những quẻ Xâm ấy là do chính con người tạo ra, không phải là những Vị Thánh, hay những Vị Phật viết ra!

Trong thực tế, số mạng ở ngay trong tay của chúng ta, chúng ta có thể tự tạo nên những Mùa Xuân tươi vui, thanh bình nhất trong đời sống hàng ngày cho chính mình!

Nếu chúng ta không làm Ác, không nói Ác, không thủ đoạn, không lưu manh, không ăn gian, không nói dối, không ích kỷ, không ghét ghen, không tranh đua, không trộm cắp, không sát sinh v…v…. thì Thân Tâm lúc nào cũng nhẹ nhàng, trong sạch, không có gì phải ân hận, phải nghĩ ngợi…..thì đời sống sẽ an lạc từng giây, từng phút và sẽ sống lâu, mạnh khỏe, vui tươi như Tết!

Nếu ngày nào, giây phút nào cũng Hiếu Hạnh, ân trả, nghĩa đền, biết ghi ơn muôn loài, muôn vật thì ngày nào chẳng là ngày Tết!

Nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh thì đúng là "Nhà sạch thì mát, Bát sạch thì ngon cơm, Con sạch thì chóng lớn". Như vậy thì có hạnh phúc, vui tươi như Tết không"

Nếu chúng ta làm được như thế thì đúng là chúng ta đang Tu Hành ngay trong đời sống gia đình, ngay trong xã hội, ngay trong Vũ Trụ này, mà chúng ta không hề biết là chúng ta đang Tu! Chúng ta đang tự tạo và cũng là chúng ta đang tự động có những Mùa Xuân Vừa Đẹp, Vừa Vui, Vừa Hạnh Phúc và được những điều "Khó tin nhưng có thật" rất vi diệu, nhiệm mầu là:

- Mọi tai nạn và tật bệnh sẽ qua, nặng thì thành nhẹ, nhẹ thì thành hết!

- Mọi sự Chết Non, Chết Yểu sẽ được chuyển thành Sống Lâu, Trường Thọ!

- Mọi Xui Xẻo được chuyển thành Vui Tươi, Hạnh Phúc!

- Sự Già Cả thành Trẻ Trung vì Thân Tâm Thanh Tịnh, không bon chen, không lo lắng, không nghĩ ngợi mông lung!

Tóm lại tất cả chỉ là:

"Vì  Có Tu Nên Mới Có Chuyển Được Mọi Nghiệp"

Trong Kinh nói rằng: "Phiền Não Tức Bồ Đề" là thế đó!

Vậy thì việc gì phải chạy đôn, chạy đáo đi xin, đi cầu, đi lạy, đi van, để bị vào những Mê Tín Dị Đoan mà Tạo Nghiệp, lại chẳng được cái gì cả!

Bài Thơ: "Chúc Mừng Năm Mới"

Thanh Tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.