Hôm nay,  

Mậu Dịch Tự Do Á Châu

1/24/200700:00:00(View: 9714)

Mậu Dịch Tự Do Á Châu

...tự do ngoại thương và nói chung, tự do kinh tế, là điều có lợi về dài và cho đa số...

Trong Thượng đỉnh vừa qua tại Philippines của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, lãnh đạo các nước Á châu đã thảo luận về một Hiệp định Thương mại Tự do giữa 10 nước ASEAN và sáu nước Á châu khác hầu giải phóng luồng trao đổi hàng hoá của cả khu vực, trong đó có Việt Nam. Với việc Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức WTO, Hiệp định Thương mại ấy sẽ có ý nghĩa gì" Mà vì sao lại phải có một khối tự do mậu dịch riêng cho Á châu" Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu vấn đề ấy qua phần trao đổi sau đây của Việt Long với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trong ba ngày từ 13 đến 15 vừa rồi, tại Thượng đỉnh ở Philippines của ASEAN là Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, lãnh đạo các nước châu Á đã thảo luận về một Hiệp định Thương mại Tự do giữa 10 nước ASEAN với sáu nước khác của khu vực là Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Xin đề nghị là kỳ này, ta sẽ cùng trao đổi về ý nghĩa và hậu quả của hiệp định ấy.

-- Thưa vâng, 10 nước trong ASEAN gồm có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Cambốt, Lào và Miến Điện. Thêm sáu quốc gia vừa kể tên thì ta sẽ có 16 nước có gần phân nửa dân số thế giới và hàng năm cùng sản xuất ra khoảng 9.000 tỷ Mỹ kim, nghĩa là một khối kinh tế rất mạnh có thể giữ vị trí chân kiềng thứ ba so với Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Tuy nhiên, như ông có thể nhận thấy, trong nhóm 16 nước ấy lại không có Đài Loan mà người dân tại đấy gọi là Trung Hoa Dân Quốc và bị Bắc Kinh phản đối.

Đài Loan chỉ có 23 triệu dân, nhưng có sản lượng hơn 630 tỷ Mỹ kim, hơn gấp 10 Việt Nam và là nền kinh tế đứng hàng thứ 16 thế giới, với lợi tức đồng niên một đầu người là gần 28 ngàn Mỹ kim, gần gấp 10 Việt Nam. Lý do vắng mặt là vì xứ này không được Bắc Kinh coi là một quốc gia, mà chỉ là một nền kinh tế. Các nước khác đành chịu theo. Vì vậy, câu trả lời đầu tiên thuộc về bối cảnh, đây là một tính toán chính trị hơn là kinh tế!

Hỏi: Đầu đuôi  ra sao mà lại có sáng kiến lập ra một khu vực tự do mậu dịch Đông Á"

-- Nếu nói cho gọn và hơi phũ thì có lẽ động lực đầu tiên là “mặc cảm Á châu”. Các nước ASEAN là một câu lạc bộ về áo cơm, vì thấy lợi ích của tự do kinh tế nên sau khi tự ý cải cách trong từng nước, họ muốn hội nhập với nhau thành một khu vực tự do kinh tế rộng lớn hơn. Về sau thì vừa được khuyên lại cũng vừa muốn mở rộng phạm vi hội nhập ra ngoài khuôn khổ 10 hội viên. Vì vậy, từ sáu năm nay, ASEAN vẫn thảo luận thêm với ba nước Đông Á ở bên ngoài là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn, gọi đó là ASEAN+3. Từ đó mới có những đề nghị mở rộng dần dần thành ASEAN+4, rồi +6. Cũng có thời, các nước còn muốn tiến đến việc liên hiệp hay thống nhất về tiền tệ như Âu châu nữa.

Mục tiêu chính là để lập ra một khối kinh tế hội nhập bên trong và có khả năng làm sức đối trọng với hai khối kinh tế lớn kia là Hoa Kỳ và Âu châu.

Hỏi: Nhưng vì sao ông lại nói ngay từ đầu là “mặc cảm Á châu”"

-- Đầu tiên, ngay khái niệm hay phạm trù Á châu đã có gì đó không ổn về nhiều mặt. Các quốc gia trong khu vực có quá nhiều dị biệt về lịch sử, văn hoá và tôn giáo, khác hẳn các nước Âu châu vốn cùng chia sẻ một di sản văn hoá là Thiên chúa giáo và, tương đối, biên giới vẫn còn liền lạc với nhau thành một khối. Thực ra, sau khi từng bị Âu châu tấn công và khai thác như thuộc địa, nhiều nước Á châu bị sức hút rất mạnh của các cường quốc tiếp cận và có lập trường khác biệt trong từng loại vấn đề của thế giới.

Bên trong, hai cường quốc Đông Á là Trung Quốc và Nhật Bản cũng có khác biệt về hệ thống chính trị, lập trường và ảnh hưởng với các nước khác, chưa nói đến hai quốc gia ở vùng cực Nam là Australia và New Zealand là những mảnh vụn do Âu châu để lại tại Á châu, rất dân chủ, triệt để theo đuổi đường lối kinh tế tự do nhưng khác hẳn với Ấn Độ hay Trung Quốc. Vậy mà các nước trong khu vực rộng lớn và đa diện này lại muốn hội nhập làm một để lập ra một khối kinh tế đối trọng với Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu thì tôi thiển nghĩ rằng đây là một ước mơ dễ hiểu về lý thuyết mà khó thành về thực tế.

Hỏi: Trở lại mục tiêu nhỏ hơn là hợp tác kinh tế với nhau, các nước Á châu này đã thực hiện được những gì"

-- Trước tiên là các nước trong ASEAN, 40 năm sau khi thành lập, đã xây dựng được một khuôn khổ đối thoại và hợp tác đáng kể, nhưng khuôn khổ đó vẫn chỉ là một câu lạc bộ áo cơm mà thôi, chưa là một định chế có sức mạnh cưỡng hành tương tự như Thị trường chung Âu châu hay Liên hiệp Âu châu. Thứ nữa là ngay trong khuôn khổ 10 quốc gia này, người ta thấy là quá nhiều khác biệt về chính trị cũng cản trở những nỗ lực hợp tác hay hội nhập rộng lớn hơn, điển hình là nạn độc tài tại Miến Điện mà chính quyền sở tại tự xưng là Myanmar, hay thiếu dân chủ tại Việt Nam. Sau cùng, 10 nước ASEAN còn chưa có Hiệp định Tự do Thương mại với nhau. Bước đầu vẫn chưa có thì làm sao mở rộng"

Hỏi: Bây giờ, xin đề nghị ông trình bày chuyện mở rộng ấy, trước khi thẩm định tính chất khả thi của nó.

-- Chúng ta đang chứng kiến sự nở rộ của những sáng kiến hợp tác giữa các nước, khởi đi là hợp tác về ngoại thương và đầu tư với nhau rồi mở rộng ra việc giải tỏa mọi cản trở để tiến tới tự do ngoại thương với nhau. Đó là về nội dung. Về địa bàn thì từ 1999 đến nay, 10 nước ASEAN đã lập ra cơ chế thảo luận với ba nước Đông Á như ta đã nói là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn. Sau đó, họ muốn mời thêm ba nước khác là Ấn Độ, New Zealand và Australia, như Nhật Bản đề nghị, thành ASEAN+6 tại Hội nghị Đông Á ở Kualar Lumpur của Malaysia vào năm 2005. Tuy nhiên, đề nghị ấy bị Bắc Kinh bác bỏ vì họ không muốn mời Ấn Độ, New Zealand và Australia vào trong nhóm. Tuần qua, họ mới hâm nóng lại hồ sơ đó tại Thượng đỉnh Cebu của Philippines.

Hỏi: Có một câu hỏi gây thắc mắc cho nhiều người, nhất là người Việt Nam, đó là vì sao 150 quốc gia đã có cơ chế thương mại tự do với nhau là tổ chức Thương mại Thế giới WTO, mà Việt Nam là thành viên mới nhất, lại còn muốn lập thêm khối này khối kia và đề nghị thảo luận các Hiệp định Thương mại với nhau trong từng khối"

-- Trên diễn đàn này, ta đã nhiều lần đề cập tới vấn đề ấy. Đó là cơ chế thống nhất WTO thực ra gây quá nhiều tranh luận hay kiện tụng và lâm vào bế tắc nên các nước mới đang muốn tìm ra giải pháp song phương hay đa phương, giữa từng nhóm, từng khu vực với nhau. Đây là một trào lưu mới và sẽ càng gia tăng khi vòng đàm phán Doha của WTO bị bế tắc năm ngoái. Việt Nam cần chú ý đến chuyện này vì luật chơi sẽ còn nhiều thay đổi và cái gọi là kinh tế nhất thể hóa thực ra đang bị phân hóa thành từng khối, từng nhóm.

Hỏi: Nhưng vì sao lại có những trở ngại như vậy giữa các nước đã cơ bản đồng ý với nhau về giá trị của kinh tế thị trường và mậu dịch tự do"

-- Vì kinh tế không là tất cả và trong áp dụng vẫn còn dị biệt. Tôi xin đơn cử năm thí dụ của hai nhóm. Nhóm thứ nhất là hai cường quốc Đông Á là Nhật Bản và Trung Quốc, và một cường quốc Nam Á là Ấn Độ. Ba xứ này vẫn còn nhiều chủ trương hạn chế mậu dịch để bảo vệ một số ngành họ cho là chiến lược vì lý do chính trị nội bộ. Nhóm thứ hai là hai quốc gia chủ yếu là da trắng, đó là Australia và New Zealand, lại triệt để cải cách để theo đuổi tự do mậu dịch, nhất là New Zealand, một nước nhỏ mà đã trả một cái giá rất đắt để cải cách kinh tế theo xu hướng tự do kể từ 1984 đến nay. Họ khó chấp nhận được một Hiệp định Thương mại gọi là tự do mà có quá nhiều đặc miễn như ba nước kia đề nghị.

Đã thế, bên trong nhóm thứ nhất, Trung Quốc và Nhật Bản đều muốn tranh thủ hậu thuẫn của các nước khác để cạnh tranh với nhau về thế lực ngoại giao. Riêng Trung Quốc thì còn muốn gạt Ấn Độ ra ngoài vì cũng ngại sức nặng nhiều mặt của xứ này. Và từ năm kia, quan hệ ngoại thương giữa Ấn Độ và ASEAN coi như bị đông lạnh vì đàm phán bế tắc sau khi Ấn Độ muốn mở cửa khu vực công nghệ tín học mà họ có ưu thế nhưng vẫn đòi khép các khu vực khác để bảo vệ công việc làm cho một dân số một tỷ người, với 60% vẫn còn phải sống về nông nghiệp. Cho nên xứ nào cũng đồng ý là sẽ thảo luận về một Hiệp định Tự do Thương mại, nhưng nội dung bên trong sẽ còn lắm khác biệt.

Hỏi: Thế còn lập trường của các nước bên ngoài như Hoa Kỳ thì sao"

-- Khi các nước Đông Á tôi xin tạm gọi là ngại Mỹ, như Trung Quốc chẳng hạn, đề nghị lập ra khu vực tự do kinh tế Á châu, họ muốn là trong phạm trù Á châu ấy không có Hoa Kỳ. Lý do chính là để giữ thế mạnh trong vỉệc thương thuyết với các nước Á châu khác mà khỏi có sự tham dự của Mỹ. Chỉ đối phó với sức nặng kinh tế Nhật Bản thôi cũng đã đủ mệt. Ngược lại, Hoa Kỳ đề nghị một khu vực mậu dịch tự do Thái bình dương, bao gồm cả các nước Bắc Mỹ và Trung Mỹ hay Nam Mỹ với các nước tại miền Tây của Thái bình dương, là các nước Đông Á. Trong khi ấy, Hoa Kỳ cũng đang thương thảo riêng các hiệp định thương mại song phương với từng nước trong khối Đông Á, với những đổi chác tay đôi về nhiều điều kiện ngoài thương mại.

Nhìn như vậy, tương lai trước mắt và lâu dài sẽ là hàng loạt thương thuyết song phương hay đa phương, giữa từng nhóm, trong khi ấy, như ta đã nói từ mấy kỳ trước, phản ứng bảo hộ mậu dịch và chống toàn cầu hoá đã gia tăng mạnh mẽ tại các nước công nghiệp.

Hỏi: Quả nhiên như vậy, sau khi Diễn đàn Kinh tế đề cập vấn đề này trong các chương trình ngày 19 tháng 12 rồi ngày 16 tuần trước thì tuần báo kinh tế nổi tiếng là tờ The Economist đã có một loạt chuyên đề về lẽ được thua của toàn cầu hóa trong số ra ngày 20 vừa qua. Vậy, theo dự kiến của ông thì tương lai rồi sẽ ra sao"

-- Khó ai biết trước được mọi sự nhưng ngay trước mắt sẽ là rất nhiều tranh cãi và thương thuyết để san bằng dị biệt giữa từng nhóm quốc gia với nhau, trước khi tiến tới một thế hợp tác hay hội nhập rộng lớn hơn. Kết luận chung thì đây là một thất bại lớn của WTO, là điều ta cần nhấn mạnh vì Việt Nam vừa gia nhập tổ chức này với rất nhiều kỳ vọng.

Hỏi: Câu hỏi cuối, trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam nên làm những gì, tự chuẩn bị những gì"

-- Tôi thiển nghĩ rằng tự do ngoại thương và nói chung, tự do kinh tế, là điều có lợi về dài và cho đa số. Càng sớm giải tỏa những cản trở thì càng có lợi, như chúng ta đã có lần lấy một thí dụ là tự do ngoại thương cũng tựa như hạ tầng cầu đường yểm trợ sinh hoạt kinh tế vậy. Nếu đã thế thì chẳng phải vì xứ khác còn duy trì những hạn chế mậu dịch mà mình cũng làm như họ, như khi thấy xứ khác phá hủy cầu đường của họ thì mình về nhà phá cầu của mình. Từ nguyên tắc ấy, Việt Nam vẫn nên thực hiện những cam kết đã có trong khuôn khổ WTO, đồng thời mở rộng việc thông tin và giáo dục để người dân biết được thế giới bên ngoài và đoán trước được những trở ngại sẽ gặp. Điều ấy rất quan trọng vì sau mấy chục năm ngăn sông cấm chợ mình vừa tiến ra ngoài thì lại gặp phản ứng ngược từ môi trường quốc tế nay bị manh mún làm nhiều khối và có tinh thần chống tự do mậu dịch, chống toàn cầu hoá.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.