Hôm nay,  

Độc Lập Và Độc Đảng

12/30/200600:00:00(View: 11320)

Độc Lập Và Độc Đảng

Là một thanh niên Việt Nam có tư tưởng dân chủ, lớn lên trong thời đại dân chủ, tôi rất vui mừng khi thấy sự xuất hiện của đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính và giáo sư Trần Khuê lãnh đạo. Sự xuất hiện công khai của đảng chính trị chân chính tại Việt Nam hiện nay là một đáp ứng đúng lúc cho thế hệ trẻ tham gia.

Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn bàn về nguyên tắc số 1 của đảng Dân Chủ XXI. Đó là "nước Việt Nam của người Việt Nam", hay nói cách khác, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền. Đó cũng là điều đã được quy định tại điều số 1 của Hiến pháp hiện hành.

Nước Việt Nam là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đất nước này không của riêng bất kì một tổ chức, tôn giáo hoặc thành phần nào. Điều 2 Hiến pháp quy định: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân", điều này hoàn toàn đúng, nhưng lại thòng thêm "mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức". Khi đọc tới đây, hẳn những người Việt Nam không thuộc thành phần "nền tảng" sẽ cảm thấy chạnh lòng. Sự phân biệt đối xử ngay trong Hiến pháp như vậy là một trong những nguyên nhân lớn gây trở ngại cho việc đoàn kết dân tộc.

Xã hội nào cũng có nhiều thành phần, đảng phái, tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ có hơn 3 triệu đảng viên, trong khi dân số của Việt Nam hiện nay có hơn 83 triệu. Việc điều 4 Hiến pháp quy định đảng cộng sản mặc nhiên là đảng lãnh đạo hiển nhiên là sai phạm. Như vậy, đất nước Việt Nam là của riêng đảng Cộng sản, bản Hiến pháp được viết ra là vì quyền lợi của đảng Cộng sản, rõ ràng không phải vì lợi ích của hơn 80 triệu dân không phải là đảng viên đảng Cộng sản.

Việc chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước đã dẫn tới những hậu quả tai hại. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng độc quyền, lạm quyền, rồi tạo ra tham nhũng, lãng phí đang hoành hoành cả nước. Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), năm 2006, Việt Nam xếp hạng 111/163 quốc gia về mức độ tham nhũng. Chính thể chế độc đảng, độc tài đã dẫn đến tình trạng trên.

Tai hại hơn nữa, vấn đề độc đảng đã dẫn đến việc thi hành pháp luật tùy tiện, bắt người trái phép. Hiến pháp thì quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, thế nhưng trong chế độ độc đảng, Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, thì Quốc hội chỉ là một bộ phận thi hành mệnh lệnh của Đảng hơn là ra lệnh cho Đảng.

Nguyên Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương đã tuyên bố: "án dân sự xử sao cũng được". Ngành tư pháp không được hoạt động độc lập, phải chịu sự khống chế của một đảng duy nhất, như vậy làm sao có thể xử án công bằng, đặc biệt là khi phải xét xử những đảng viên cộng sản cấp cao! Biết bao vụ xử oan sai đã hãm hại biết bao dân lành. Các tổ chức quốc tế đã nhiều lần lên tiếng với Nhà nước Việt Nam về tình trạng bắt người trái phép, trường hợp gần đây nhất là việc bắt giữ trái phép bà Bùi Kim Thành - một nữ luật sư của đảng Dân Chủ XXI trong bệnh viện tâm thần.

Chủ trương độc đảng là bội ước với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết. Đó là "Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền" và "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị". Hành động ngăn chặn báo chí tư nhân, ngăn cấm quyền tự do lập hội, hội họp, không tổ chức bầu cử tự do, công bằng đều đi ngược với chuẩn mực quốc tế và đạo lý xã hội. Là lãnh đạo của một quốc gia mà "nói một đằng làm một nẻo" thì làm sao thế giới nể phục, lòng dân làm sao yên"

Một điều khôi hài là chính điều 4 lại chống lại điều 3 ngay trong bản Hiến pháp hiện hành. Điều 3 Hiến pháp Việt Nam quy định "Nhà nước bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ". Thế nhưng chỉ có một đảng được phép hoạt động, chỉ có một nhóm người được sinh hoạt chính trị công khai thì làm sao gọi là xã hội công bằng" Và có quốc gia dân chủ nào trên thế giới mà lại chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo. Do đó, chủ trương độc đảng không thể xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ". Và đã chủ trương độc đảng thì thay vì chống độc tài lại nuôi dưỡng độc tài, tạo ra bất công.

Thanh niên và trí thức Việt Nam rất ưu tư về việc đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiến pháp và pháp luật như thế. Rõ ràng thực tế xã hội không hề giống như trong điều 3 Hiến pháp quy định, mà Hiến pháp lại là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia! Lãnh đạo mà không tuân thủ Hiến pháp thì làm sao có thể xây dựng Nhà nước pháp quyền như đã hô hào" Làm sao xã hội có thể an dân khi giới cầm quyền không thực hiện đúng theo khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật""

Việc độc đảng là hành động vi phạm nghiêm trọng điều 3 Hiến pháp. Việc vi phạm Hiến pháp cần phải xử lý ngay, không thể từ từ. Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ tin rằng những vị đại biểu Quốc hội có tai, có mắt để nghe và thấy được sự việc này. Do đó, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ gửi đến Quốc hội Việt Nam 2 yêu cầu sau:

1. Chấm dứt ngay tình trạng độc đảng đang vi phạm Hiến pháp. Và bắt đầu ngay công cuộc xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ" như đã quy định tại điều 3 Hiến pháp.

2. Khẩn trương tu chính Hiến pháp, viết lại hoặc bãi bỏ những điều vi phạm điều 3.

Đó là thông điệp mà Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ gửi đến Quốc hội trước thềm năm mới 2007, năm mà toàn dân Việt Nam sẽ thực hiện quyền làm chủ của mình và thực thi nguyên tắc "nước Việt Nam của người Việt Nam", bằng việc tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Việt Nam là một quốc gia độc lập nhưng không thể độc đảng, vì độc đảng là sai phạm. Hiển nhiên, độc đảng là vi phạm pháp lý quốc gia, đạo lý xã hội và bội ước với công ước quốc tế. Nền độc lập của Việt Nam, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân chỉ có thể được bảo vệ trong một thể chế chính trị dân chủ, công bằng.

Nguyễn Tiến Trung - thành viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

Chú thích:

Nguyên tắc cơ bản của đảng Dân Chủ XXI:

1. Nước Việt Nam của người Việt Nam

2. Ý dân là nền tảng của quyền lực

3. Bình đẳng

4. Pháp trị

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiến tranh Việt Nam có hai chiến trường: Đông Dương và Mỹ. Bắc Việt cố gắng kéo dài cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam và đồng thời làm mệt mỏi công luận trên chiến trường Mỹ. Đứng trườc chiến lược này và kế thừa một di sản là sức mạnh quân sự, các tình trạng tổn thất và phản chiến đang gia tăng, Tổng thống Nixon cân nhắc mọi khả năng trong chính sách. Nixon quyết định chỉnh đốn các trận địa chiến cho miền Nam Việt Nam trong khi củng cố khả năng chiến đấu cho họ. Sự giảm bớt vai trò của chúng ta sẽ hỗ trợ cho công luận trong nước Mỹ. Trong thời gian này, Nixon cũng để cho Kissinger tổ chức mật đàm càng nhanh càng tốt.
Bất kỳ chiến lược nào để giảm bớt mối đe dọa từ các chính sách xâm lược của Trung Quốc phải dựa trên sự đánh giá thực tế về mức tác động đòn bẩy của Hoa Kỳ và của các cường quốc bên ngoài khác đối với sự tiến hóa bên trong nội bộ Trung Quốc. Ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài đó có giới hạn về cấu trúc, bởi vì đảng sẽ không từ bỏ các hoạt động mà họ cho là quan trọng để duy trì sự kiểm soát. Nhưng chúng ta quả thực lại có những khí cụ quan trọng, những khí cụ này hoàn toàn nằm ngoài sức mạnh quân sự và chính sách thương mại. Điều ấy là những phẩm chất “Tự do của người Tây phương” mà người Trung Quốc coi là điểm yếu, thực sự là những sức mạnh. Tự do trao đổi thông tin, tự do trao đổi ý tưởng là một lợi thế cạnh tranh phi thường, một động cơ tuyệt vời của sự cách tân và thịnh vượng. (Một lý do mà Đài Loan được xem là mối đe dọa đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chính là vì nó cung cấp một ví dụ với quy mô tuy nhỏ nhưng lại hùng hồn về sự thành công của hệ thống chính trị và kin
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
Đúng vậy, sau gần nửa thế kỷ năm nhìn lại vẫn thấy biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Bằng chứng hiển nhiên là rất nhiều cấp lãnh đạo VNCH trong chánh quyền và trong quân đội không ngờ được nên đành phải bị bắt đi tù cải tạo cả hàng chục năm để rồi chết dần mòn trong rừng thiêng nước độc. Nói chi đến người dân bình thường thiếu thông tin của cả 2 miền Nam Bắc tất cả không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra. Sự thực này chúng ta có thể đọc thấy rõ trên các tài liệu của 2 miền.
Chúng ta chỉ cần vài thập niên để có thể tạo dựng lại một nền kinh tế lành mạnh và hiệu quả nhưng e sẽ mất đến đôi ba thế hệ mới loại bỏ dần được những thói hư (và tật xấu) vừa nêu. Vấn đề không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cần đến sự nhẫn nại, bao dung, thông cảm (lẫn thương cảm) nữa. Nếu không thì dân tộc này vẫn sẽ tiếp tục bước hết từ bi kịch sang bi kịch khác – cho dù chế độ toàn trị và nguy cơ bị trị không còn.
Ôn dịch Vũ Hán gây nên một cơn khủng hoảng chưa từng thấy trong khối các nước nghèo khó khiến 100 quốc gia trong số 189 thành viên IMF hiện đang cầu cứu cơ quan quốc tế này viện trợ khẩn cấp. Tưởng cần nên tìm hiểu bối cảnh của những quốc gia đang phát triển song song với các phân tích về tác động của khủng hoảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lộ rõ tâm địa chống dân chủ bằng mọi giá để kéo dài độc tài cai trị, làm giầu bất chính trên lưng người dân nhưng lại ngoan ngoãn cúi đầu trước hành động cướp đất, chiếm Biển Đông của Trung Cộng. Những việc này, tuy không mới, nhưng đã bung ra vào lúc đảng ra sức vận động cán bộ, đảng viên, kể cả cựu lãnh đạo và cựu chiến binh đóng góp ý kiến vào các Dự thảo văn kiện đảng XIII để khoe khoang.
Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Tôi (trộm) nghe nói rằng quân tử ba ngày mà không đọc sách thì diện mạo dơ dáng, và trò chuyện khó nghe. Tôi vốn bẩm sinh mặt mũi không mấy dễ coi, và chuyện trò vô cùng nhạt nhẽo nên (lắm khi) đến vài ba năm cũng chả nhìn đến một cuốn sách nào mà vẫn cứ sống phây phây – chả có (trăng) sao gì ráo trọi.
Sau ngày 30-4-1975 Bắc Việt Nam (NVN) chủ trương tiêu diệt triệt để tiềm lực NVN về nhân lực, về kinh tế và về văn hóa nhằm củng cố việc cưỡng chiếm Nam Việt Nam (NVN) và chận đứng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) có thể hồi sinh ở NVN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.