Hôm nay,  

Đọc Sách: ‘vụ An Trần Ngọc Châu’

4/23/200900:00:00(View: 15079)

Đọc Sách: ‘Vụ An Trần Ngọc Châu’ Dịch Từ Nguyên Bản Tiếng Anh: ‘The Chau Trial’ Của Elizabeth Pond
Trần Ngọc Châu và tác phẩm. Trần Ngọc Châu (thứ 3 từ phải) và phu nhân mang hoa cờ vàng VNCH. BS Võ Đình Hữu (thứ 2, từ phải). Chánh án Nguyễn Trọng Nho, ngồi bên trái.


Lý Kiến Trúc-Văn Hóa Magazine
I/ Lời nói đầu:
Ngày Thứ Hai 2 tháng 3 năm 1970, Trung tá Triệu Khắc Huỳnh Chánh thẩm chủ tọa Toà án lưu động Mặt trận vùng III Chiến thuật khai mạc phiên tòa tại trụ sở Hải quân Công xưởng để xử Dân biểu Trần Ngọc Châu, TTK Hạ viện VNCH bị áp giải ngay tại Hạ viện; sau mấy ngày xử, ông Trần Ngọc Châu bị kết án 10 năm tù khổ sai, tịch biên tài sản, không biệt xứ với tội danh: " Tiếp xúc với thành phần nguy hiểm cho quốc gia".
Giở chồng báo cũ, vụ án - phiên tòa xử "bị cáo" Trần Ngọc Châu hội đủ các điều kiện "ồn ào, náo nhiệt, hấp dẫn" tiêu biểu cho bộ mặt sinh hoạt chính trị Sàigon loan tải trên trang nhất các tờ báo lớn ở Sàigon; nhưng điều đáng để ý tới là vụ án lại vang dội ảnh hưởng sâu tới hành  pháp, lập pháp Hoa Kỳ và quốc tế, lý do vì bị cáo vốn nguyên là tỉnh trưởng hai lần tỉnh Kiến Hòa, nguyên thị trưởng thành phố Đà Nẵng (thành phố lớn thứ nhì sau Sàigon), đương kim Tổng thư ký Hạ Nghị Viện VNCH, lý do "thầm kín nặng ký" bên cạnh, miệng đời thường cho rằng Trần Ngọc Châu là "Xịa", là liên lạc viên quá nhiều với CIA, với tình báo Bắc Việt, xuyên qua các hoạt Động bình định nông thôn, chính trị, quân sự, mạng lưới gián điệp, mạng lưới phản gián, thậm chí vi phạm quá sâu vào những toan tính chiến  lược của những cái đầu đầy tham vọng trong cuộc chiến Việt Nam-Đông Dương; ngoài ra người đọc còn nhìn thấy hình ảnh của một tòa án quân sự mặt trận có một không hai "xử"  về tình tự dân tộc, xử về tình đối đãi anh em ruột thịt, xử về sự lạnh lùng ác độc của một gia đình thượng lưu trí thức VN tiêu biểu, sống cao trên nấc thang xã hội được trang bị đầy đủ vũ khí ở hai bên chiến tuyến Bắc-Nam. * Xem bản chụp một số báo chí Sàigon cũ trước 1975)
Nhà báo Elizabeth Pond, thường trú tại Sàigon quãng năm 1969-1970, theo dõi sát nút vụ án; với chiếc xe nhỏ, bà không từ nan một địa điểm nào, chi tiết nào ghi nhận vào sổ tay để viết "The Chau Trial". Tác phẩm tư liệu này mang lại vinh quang cho Pond, giải thưởng báo chí của The Alicia Patterson Foundation. Sách nằm trong thư viện Quốc hội Hoa kỳ với mã số ISBN: 978-0-9797069-7-4.
Ở Hoa kỳ, dịch giả Thanh Nguyễn và Hoàng Ngọc Trác (bạn của ông Tr. N. Châu) đã chuyển sang Việt ngữ từ nguyên tác gồm 3 phần: The Chau Trial I: Prologue; The Chau Trial II: Denoucment; The Chau Trial III: Aftermath. Vietbook USA xuất bản tháng 3, 2009. Cuốn sách ra đời năm 2009 vào lúc "bị cáo" Trần Ngọc Châu đã 86 tuổi hiện đang sống êm đềm tại nam California, Vietbook USA hiệu đính và xuất bản, như một món quà quí giá dành cho "bị cáo". Sách hội đủ sự đòi hỏi của tính nghiêm túc, vuợt khỏi tính khô khan của sự kiện, khiến người đọc phải đọc một hơi từ đầu đến cuối. 
II/ Vào đề:
Một số nhận xét cho rằng:
- Vụ xử án Dân biểu Trần Ngọc Châu do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu "bày trò";
- Vụ xử án Dân biểu Châu là vụ án có tính chất đặc biệt chính trị;
- Vụ xử án Dân biểu Châu vì Châu liên quan đến người ngoại quốc (tình báo CIA);
- Vụ xử án Dân biểu Châu vì tội "phạm pháp bắt quả tang liên lạc với tình báo gián điệp CS";
- Vụ xử án Dân biểu Châu vì đã "liên hiệp với các phe nhóm thân cộng mà ông Châu cho là không CS";
- Vụ xử án Châu vì Châu "cả gan đóng vai trò trung gian, khởi xướng sự kêu gọi đối thoại giữa "ba) phe tham chiến (Sàigon, Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) mà không cần có sự hiện diện của người Mỹ" * (tr. 31), và vì Châu (ngây thơ hay giả ngây giả mù "phỗng" tay trên Bắc Việt để "đón" MTGPMN về với VNCH ) - Châu lợi dụng tình cảm ruột thịt tìm hiểu qua Hiền việc đề nghị Bắc Việt có chịu đồng ý tiếp một phái đoàn dân biểu miền Nam đi Hà Nội…, hoặc tạo một cuộc gặp gỡ tại Paris. ** (tr. 109 & 180) - Trần Ngọc Hiền, anh ruột Châu từng kêu lên "Châu là một chính khách trí trá".
- Một số nhận xét khác đứng trên lập trường "Mưu tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh qua con đường hòa bình, độc lập, trung lập". Nhóm này không ở bên cạnh Châu.
- Một nhóm khác cho rằng quan điểm giải quyết cuộc chiến Việt Nam của Dân biểu Châu khác biệt với quan điểm của TT Thiệu đương quyền "đúng vào lúc chính quyền Nixon đang dò dẫm tìm cho ra một chính sách riêng đối với vấn đề Việt Nam" (tr. 31+32).
- Trong bối cảnh chính trị  đằng sau cái "đa nguyên hỗn tạp" như vậy, có những nhân vật, đoàn thể ở trong "Lực lượng Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình tiêu biểu là Trịnh Đình Thảo-Lâm Văn Tết", và cái gọi là "Lực lượng thứ ba" bao gồm nhiều trí giả sa lông Sàigon, gân cổ ở nghị trường và trên các tờ báo thiên tả nổ, kêu gọi thỏa hiệp, hòa giải cùng với nhiều luận điệu khác, mà đối với ông Thiệu thì "vừa nghe ra có hơi hướng liên hiệp vừa ngụ ý là nhắm lật đổ ông Thiệu."
- Lại có luồng nhận xét vừa có hơi hướng đa nghi, vừa có vẻ thông thạo về chính trường miền Nam cho rằng lập trường của ông Châu lúc đó "chẳng qua cũng chỉ là những luận điệu thăm dò của ông Thiệu và người Mỹ hoặc của riêng người Mỹ hỏa mù tung ra …" (tr. 32).
1/ Nhìn về truyền thống gia đình của Trần Ngọc Châu, Châu sinh trưởng và hấp thụ văn hóa từ một gia đình Khổng Mạnh có máu chính trị. Bao nhiêu năm xa cách cho đến khi gặp nhau trong một hoàn cảnh trái khuấy (đây là một gia đình VN tiêu biểu do chiến tranh gây ra mà người ngoại quốc ít khi hiểu nổi), hai anh em thường tranh luận đối chọi chính trị, cùng chơi trò cút bắt mèo vờn chuột chuột lờn mèo, cùng khai thác ý đồ tin tức lẫn nhau, cùng mượn tay nhau, đặc biệt nhất là phía Châu, ỷ vào thế chính quyền, cầm quyền, trong lúc người anh ruột của mình hoạt động bí mật nhiều hiểm họa vây quanh, Châu không từ bỏ việc khai thác nguồn tình báo chiến lược Hiền - đại biểu cho lập trường chính trị MTGPMNVN và Hà Nội; từ Hiền, Châu bắc thang tham vọng leo lên hàng chính khách trên sân khấu chính trị thượng tầng của Sàigon, từ Hiền, Châu giao du mật thiết với các trùm "Xịa", thậm chí, Châu còn muốn đi xa hơn nữa, từng buớc lấn sân Tổng thống Thiệu đến mức Bunker phải báo cáo: "Tôi cho rằng ông Thiệu đã có vẻ một ăn hai thua với vụ ông Châu". Châu quần thảo với Thiệu để chuẩn bị sức nặng chính trị hầu nhắm vào ghế lãnh đạo VNCH sau này, khi Mỹ đang làm mọi cách rút quân an toàn danh dự ra khỏi vũng lầy miền Nam.
Châu thừa biết rằng, đứng giữa áp suất chính trị, Châu mặc nhiên chấp nhận tứ bề thọ địch. Châu thừa biết các đối thủ, sẽ "mượn dao chém thớt đánh ngầm đòn độc sau lưng Châu", cuới cùng thì bạn bè của Châu, sau khi la toáng lên rồi cũng đành hậm hực xanh mặt trước cái trò "bày ra trò" đưa Châu, Hiền, Sắc, và các trùm cụm tình báo của MTGPMNVN-Hà Nội vào rọ. Tổng thống Thiệu đã ra tay một đòn rất chính xác khi điểm ngay huyệt Hạ Viện, cái lò tập trung đa nguyên hỗn tạp.
2/ Sau cùng, cuối năm 1969 đầu năm 1970, bước ngoặt của chiến tranh, các phe tham chiến ở Việt Nam (tác giả Elizabeth Pond vẫn chưa xác định rõ các phe tham chiến là 4 phe; theo ý tôi: "bốn" phe tham chiến là Mỹ (và các đồng minh ăn theo), VNCH, MTGPMN và Bắc Việt), cùng bật đèn xanh bắt giam và xử hai anh em Trần Ngọc Châu-Trần Ngọc Hiền, khai tử đường dây tình báo chiến lược của Mặt Trận GPMNVN-Hà Nội, chính Hà Nội đã khai tử Trần Ngọc Hiền. Thế còn có ông trùm nào bị hốt thêm trong đường dây gián điệp, phản gián điệp này không" Thành quả cuối đời của những điệp viên này ra sao" Tác gỉa cuốn sách, phiên tòa và ông Châu không nói nhiều tới các ẩn số tình báo đặc biệt như Tư Hiệp, Ba Căn, anh Toàn và…)
3/ Qua vụ án, sách đã mô tả, ta có thể định lượng rằng, bốn bên Mỹ-HàNội-MTGPMN-Sàgon đã sử dụng nhân vật chính trị Châu "nhị trùng" phải trở nên một "đối tượng sang sông sáng giá nhất", một "hiểm họa chính trị khôn lường nhất trên bàn cờ Việt Nam cần phải khóa miệng lại."
Nhưng xét cho kỹ, bản án 10 năm khổ sai đối với Trần Ngọc Châu và 4 năm tù đối với Trần Ngọc Hiền có khi lại là bản án cứu mạng Châu và Hiền, đó là tính chất nhân bản của chế độ chính trị Sàigon và Mỹ vẫn còn yêu chuộng nhân tài dành cho người yêu nước chân chính. Cuối trào của cuộc chiến, áp lực của quân giải phóng và quân Bắc Việt đè nặng lên chế độ Sàigon, và khi chế độ chính trị của Thiệu ngày càng lung lay, Thiệu ra lệnh thả Châu ra từ nhà tù Chí Hòa (được ở nhà riêng nhưng bị quản chế nghiêm ngặt), bản án của toà án lưu động mặt trận trở thành bản án định mệnh khi định mệnh phũ phàng bỏ rơi Châu lang thang trên bờ sông Sàigon ngày 30 tháng Tư 1975, Châu uất ức và buông xuôi theo định mệnh vào tù trong các trại tù cải tạo khổ sai của CS.(4)
 III/ Trích đoạn:
Trang 33, Elizabeth Pond viết:
- " Bối cảnh chung của toàn cục là việc Mỹ rút quân. Đấy là trọng tâm của sự kiện chính trị. Việc rút quân đó ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại VN ra sao chỉ còn là vấn đề thời gian. Việc Mỹ chưa hoàn toàn rút quân trước cuối năm 1969 chẳng qua chỉ là do sự trì trệ của lịch sử". (1)
- " Do đó tình hình sẽ có thể thúc đẩy ông Thiệu phải mở rộng cơ cấu chính trị của chế độ mình về cánh tả… thì ông Thiệu lại cố thủ giữa hàng ngũ các phe nhóm cánh hữu, các người công giáo gốc miền Bắc và quân đội, thay vì nhích lại gần các phần tử mềm mỏng hơn. Rõ ràng là ông ta sợ rằng việc Hoa kỳ rút quân sẽ làm suy yếu cái thế của ông ta, bởi vì cái thế đó rõ rệt là do sự ủng hộ của người Mỹ mà có."
Trang 36 & 37, Elizabeth Pond viết:
- "Ngoài ra ông Thiệu cũng nghi ngờ cả người Mỹ… viên Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia của ông Kỳ cũng vẫn tố cáo là người Mỹ đã cấu kết với Cộng sản để dựng lên vụ Tết Mậu Thân. (2)


- Uỷ viên Công tố (tr. 159): "Ông nói rằng ông đã thuyết trình ba tiếng đồng hồ cho ngươì Hoa Kỳ về việc tiên liêu cuộc tổng tấn công vào dịp Tết, thế tại sao ông lại không báo cho chính phủ Việt Nam biết về kết quả buổi thuyết trình"
- Châu: "Không phải vì biết trước về vụ tổng tấn công vào dịp Tết mà tôi đã có buổi thuyết trình đó." (3)
- Rốt cuộc, sau tất cả những thất bại về quân sự mà lực lượng Cộng sản phải gánh chịu trong trận tổng tấn công 1968, có một dữ kiện chính trị nổi bật. Đó là: trận Tết Mậu thân 1968 đã khiến Tổng thống Johnson và công luận Mỹ cho rằng không thể thắng cuộc chiến Việt Nam, mà đã đến lúc phải đàm phán tìm giải pháp để Hoa Kỳ rút quân. Đó chính là khúc quanh của cuộc chiến, vào một thời điểm không thể quay lại. Sau cùng, quan niệm của tướng Văn Tiến Dũng ít ra cũng có một điểm đúng. Đó là: đập tan ý chí chiến đấu của đối phương thì đối phương sẽ phải ngồi lại thương thuyết.
Trang 58: Elizabeth Pond viết:
- John Paul Van đã ra điều tra điều trần tại tiểu ban Ngoại giao Thượng viện trong lần gặp gỡ ông ta đã thông báo cho ông Khiêm biết về mối hợp tác giữa ông Châu và Washington "theo từng chi tiết" - tức là về việc ông Châu đã thông báo cho người Mỹ biết về các cuộc tiếp xúc giữa ông ta với ông Hiền…
Trang 180 & 186, Elizabeth Pond viết:
- Hiền nói: "Chú à, chú có thực sự tìm ra một sự hòa giải giữa người Việt và người Việt hay không" Ý kiến vừa rồi là từ chú mà ra hay là của một lực lượng nào khác" "Đương sự đề nghị là tôi nên thăm dò coi xem Mặt trận và miền Bắc có đồng ý với một cuộc gặp gỡ như vậy hay không nội trong tháng Tư hay tháng Năm-1969, khi mà đương sự sẽ đi Paris… Tôi nhân cơ hội đó mà nhẹ nhàng nêu lên cái ý sau đây: đây là quan điểm thực sự và tâm huyết của chú hay là một đòn chính trị hoặc kế hoặc của CIA""
- Đường lối và lập trường của miền Bắc và của MTGPMNVN đều luôn luôn phù hợp với nhau."
- "Giải pháp đứng đắn duy nhất là phải thành tâm tìm ra một giải pháp trực tiếp với MTGPMNVN… bằng cách thương thuyết trực tiếp với MTGPMNVN, sớm muộn gì thì chúng ta cũng phải đi đến chỗ đó… "Bắc Việt chưa thừa nhận chế độ miền Nam"
- "Sau đó, rồi ra Mặt trận cũng có thể được coi như là một chính đảng. Có thể sửa đổi Hiến pháp để cho phe thiểu số (MT) có thể có một số ghế…. Nhưng ngay bây giờ mà nói ra điều đó hay tuyên bố như thế thì sẽ bị người ta đập chết."
- "Ông Châu đã rất lấy làm thích thú sau khi Nixon thắng cử…"
- "Tôi đã khai rằng ông Châu là một chính khách nhiều thủ đoạn,… và thực ra tôi cũng không biết rõ là ông Châu mưu toan chuyện gì""
- "Làm chính trị có nghĩa là phải biết thế cân bằng thực sự giữa các lực lượng…"
Trang 233 Điện văn ngày 27-2-1970 của Bunker viết:
- "Tôi đã nói rằng tôi lấy làm ngạc nhiên, và Washington cũng vậy về việc người ta lập lại lời của Nguyễn Cao Thăng cho rằng Hoa Kỳ đã toa rập với Việt Cộng để cho xẩy ra vụ Tết Mậu Thân nhằm dễ bề dẫn đến chính phủ liên hiệp."
- "… Việc ông Trần Ngọc Châu rêu rao rằng ông ta đã báo động cho Hoa Kỳ về vụ Tết, và như vậy là gây phiền toái cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam."
- "Ai cũng biết rằng ông Châu đã tìm hết cách để kéo Hoa Kỳ vào vụ án ông ta. Và bây giờ thì tòa án đã sa bẫy vào ông ta…. Nhưng bây giờ thì ông ta lại được dựng lên như là một nhân vật quốc tế…"
- TNS Fulbright viết: "Tôi chưa bao giờ nói Châu là CIA, Châu chỉ làm việc mật thiết với CIA".
IV/ Hậu quả:
Trang 224, Elizabeth Pond viết:
- "Về phía Hoa Kỳ thì điều ấy hàm ý là ông Thiệu có thể ổn định đủ tình hình cho Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến, tương tự như ông Kỳ đã tạm ổn định tình hình cho Mỹ nhảy vào cuộc.
- Từ 1972 về sau, tôi chờ đợi tình hình chính trị sẽ suy đồi với nhịp độ nhanh mà khó lường. Và tôi chờ đợi MTGP  - với cơ sở cán bộ duy nhất có kỷ luật và trải rộng toàn quốc, sẽ có thể khai thác được sự suy đồi chính trị này. Con đường dẫn tới sự khống chế của Mặt trận - và Bắc Việt ở miền Nam không nhất thiết phải qua một cuộc tấn công quân sự." (5)
V/ Kết quả:
- 30 tháng Tư, 1975. 
VI/ Bài học:
Từ một số yếu tố trích trên, suy nghiệm lại cuộc đời hoạt động chính trị của Dân biểu VNCH Trần Ngọc Châu, tư tưởng sâu thẳm của nhà tình báo chiến lược miền Nam Trần Ngọc Hiền và bàn cờ chính trị của "bốn phe tham chiến", chúng ta có thể rút ra được bài học nào và sẽ học như thế nào để :
- Hiểu về bối cảnh chính trị hiện nay gói trong thế tam giác Hoa Kỳ, CSVN và Cộng đồng Việt Nam hải ngoại"
- Bài học thứ nhất về lý luận; ví dụ như tạm đưa ra một gỉa thuyết chính trị:
* Qua môi giới hoặc lồng qua các tổ chức phi chính phủ hoạt động xã hội, con đường hòa giải dân tộc là sẽ chấp nhận sự cầm quyền và tồn tại của đảng CSVN để đổi lấy việc tiến tới bản Hiến pháp mới trong đó có điểm công nhận đảng CSVN (mà không cần giải thể loại ra ngoài vòng pháp luật như Liên sô) và công nhận các đảng chính trị đối lập được hoạt động công khai."
* "Đề xuất quốc kỳ và quốc ca được trưng cầu dân ý - biểu quyết của toàn thể dân tộc Việt Nam hải ngoại - quốc nội.
- Bài học thứ hai về sinh hoạt chính trị; ví dụ như nếu "bạn" sẽ đóng một vai trò khi có Quốc hội mới và có Chính phủ Liên đảng phái.
- Bài học thứ ba là kinh nghiệm của nước nhỏ đối với nước lớn trong chiến tranh, trong hòa bình.
- Bài học thứ tư về kinh nghiệm đối xử của nước lớn đối với nước nhỏ đi đôi với biện pháp dân chủ hóa kiểu phương Tây vừa ủng hộ nhà cầm quyền vừa gia tăng yểm trợ đối lập.
- Bài học thứ năm về ảo giác chính trị.
- Bài học thứ sáu về tinh thần trách nhiệm thiêng liêng của người Việt Nam yêu nước trong ngoài nước.
 VII/ Kết luận:
Sau cùng, trong hàng trăm trang sự kiện miêu tả "Vụ án Trần Ngọc Châu" và phụ lục, tôi đặc biệt cảm nhận hai bản tự khai của Trần Ngọc Châu và Trần Ngọc Hiền, bản báo cáo của Đại sứ Bunker, thư  TNS Fulbright, chương Đối diện Phượng hoàng… và ngay cả tâm tư cốt lõi của người viết cuốn sách.
Biết bao nhiêu trang giấy viết về "sự thảm bại" - "sự hy sinh cho lý tưởng tự do", chú ý vào các biên khảo của tác gỉa Mỹ, không đủ bào chữa về chính sách đưa quân đi tham chiến ở Việt Nam mà cao điểm là quyết định dội bom Bắc Việt của TT Johnson đã rơi vào cái bẫy chính trị của Hà Nội giăng ra, để cuối cùng Hà Nội ngồi hàng ngang nói chuyện với Mỹ ở bàn  hội nghị Paris, thậm chí Lê Đức Thọ cũng không thèm cái bằng Nobel Hoà bình hão.
Sự thất trận của Mỹ từ trong đáy lòng người Mỹ đến nỗi một số người cố bào chữa cho bổn phận công dân của họ đối với quốc gia, nguỵ biện về cái gọi là phong trào phản chiến, bạo biện về cuộc chiến ý thức hệ mà không thể thấu suốt tầm nhìn về đặc tính chống ngoại nhân và khả năng dung hóa của dân tộc Việt Nam.
Bây giờ, tôi có thể mường tượng ra cái miền đất ngã tư quốc tế rơi vào đúng thời điểm phải dành đất cho các "anh hai cường quốc" thử sức; có anh muốn chứng minh rằng tôi không phải là đội quân lê dương mà là đội quân bách chiến bách thắng và tôi sẽ dậy cho Điện biên phủ biết thế nào là lễ độ! Và sự thể là như thế nào thì ai cũng biết rồi! Lại có anh lớn giọng muốn dậy cho Việt Nam một bài học để cuối cùng anh phải bỏ xác tại mặt trận Việt bắc mấy chục ngàn quân.
Bây giờ thì tôi đã thấy bài học thấu tâm can về hàng triệu thân phận Việt Nam nằm xuống có cả mẫu mực của một anh quốc gia lưu vong và một anh cộng sản lỗi thời hay một anh thất thời thất chí.
Bây giờ, tôi có thể mường tượng ra khi mà chúng ta nhìn thẳng vào mắt nhau, tự kiểm điểm lẫn nhau, chiêm nghiệm lại quá khứ để không phải làm người bơi ngược dòng trong dòng sông dò dẫm./
Lý Kiến Trúc, Văn Hóa Magazine
Chú thích:
(1) Thế nào là vấn đề thời gian" Thời gian đối với Thiệu và chế độ Thiệu, với MTGPMN hay đối với thái độ của Hà Nội" Thế nào là do sự trì trệ của lịch sử" Bối cảnh chiến lược Đông Nam Á Châu hậu chiến tranh lạnh lúc đó ra sao với sự tính toán của Mỹ đang muốn nhìn về lục địa Trung cộng" Lập trường của MTGPMNVN và Bắc Việt là một. Nghị quyết của Bộ chính trị đảng CSVN đề ra mục tiêu cuối cùng là giải phóng toàn bộ miền Nam tiến tới thắng lợi hoàn toàn. "Miền Nam trong trái tim tôi - thơ Hồ Chí Minh".
(2) Trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, gần như toàn bộ sinh lực của MTGPMN bị tiêu diệt; Ai muốn tiêu diệt sinh lực này" Cũng như Chiến dịch Lam sơn 719 Hạ Lào 1972, sinh lực của lực lượng tổng trừ bị được coi là thiện chiến nhất của VNCH bị tổn thất nặng, nặng nhất là vấn đề tâm lý đối với quân đội; Ai muốn tiêu diệt sinh lực này"
(3) Châu đã từng thảo luận thuyết trình và báo cáo mối liên lạc của Châu với Hiền cho người Mỹ nhiều lần. John Paul Vann khi điều trần tại Uỷ ban Ngoại giao Quốc hội Hoa kỳ đã nói rằng "Các cuộc liên lạc của ông Châu với anh mình đều được người Mỹ đồng ý và tiếp đó được báo cáo lại cho chính phủ VN từ năm 1965" (tr. 314).
(4) Châu ở tù trong Chí Hòa chung phòng với Luật sư Nguyễn Long, Cố vấn Huỳnh Văn Trọng, Chủ tịch sinh viên VN Huỳnh Tấn Mẫn. Trần Ngọc Hiền tù riêng cách ly. Sau khi Hiệp định Paris "bốn" bên ký kết vào tháng Giêng, 1973, trong các đợt trao trả tù binh, Châu, Trọng, Mẫm, Long và Hiền bị đưa lên trại tù Suối Máu Tam Hiệp để từ đó trực thăng chở lên Lộc Ninh trả về miền Bắc. Châu cương quyết không lên trực thăng, trưởng uỷ ban tù binh Bắc Việt không nhận Châu và nói rằng Châu không phải là người của ông ta, Châu không có trong danh sách. Đây là kế độc của Thiệu. Cuối cùng phải trả Châu từ Suối Máu về lại khám Chí Hòa. Tháng 6, 7, 1974, Châu được tự do về nhà quản chế. Nhà tình báo Trần Ngọc Hiền sau đó về "quê" hưu trí, sau 1975 có gặp lại Châu vài lần trước khi Châu vượt biên. Phần nào, Hiền đã chuyển hóa tư tưởng và bắc thang danh vọng chính trị cho Châu.
(5) Thật là sai lầm quan trọng khi phán xét về chủ trương của Hà Nội, đọc “Nhìn lại vai trò của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.