Hôm nay,  

Vấn Đề Người Chăm Đòi Đất Đai

13/04/200900:00:00(Xem: 9051)

Vấn đề người Chăm đòi đất đai

Từ công Nhượng
(LTS: Bài viết sau của nhà văn Từ Công Nhượng, TTK/Hội IOC-Champa, nhằm trả lời một điểm thắc mắc của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, sẽ làm sáng tỏ thêm một vấn đề nóng bỏng và để rộng đường dư luận.)
Gần đây có những bài viết đăng trên mạng đưa ra vấn đề người Chăm đòi lại đất đai, điển hình như bài của ông Phan Cao Sơn mang tựa đề “Người Chàm đòi đất đai” được đăng trên “tinparis.net” vào ngày 9 tháng 2 năm 2009 và một bài nữa của ông Tiến sĩ Mai Thanh Truyết báo động về nguy cơ Trung Cộng đang tiến hành chiến lược xâm lăng lãnh thổ Việt Nam trong “Chiến Lược TQ Nhằm Biến Tây Nguyên Việt Nam Thành Tây Tạng 2 – tình hình thập phần nguy hiểm”, đăng trên mạng Việt Báo, Thứ Ba ngày 24 tháng 3 năm 2009 vừa qua.
Để trả lời cho bài viết của ông Phan Cao Sơn, ông Musa Porome, chủ tịch của Hội IOC-Champa viết một kháng nghị thư đăng trên mạng “champaka.org” vào ngày 17 tháng 2 năm 2009 nhằm giải tỏa cho những nghi vấn liên quan đến vấn đề người Chăm đòi đất đai hay đòi quyền tự trị.
Riêng về bài của Ts Mai Thanh Truyết phân tích và báo động về lộ trình thôn tính Việt Nam của TQ, trong đó nói về vấn đề khai thác quặng Bauxite tại Đak Nông vùng Cao Nguyên Việt Nam, và đặt vấn đề với người Chăm phối hợp với TQ để dành lại chủ quyền của vương quốc Champa.  Đó là vấn đề mà chúng tôi muốn trình bày ở đây.
Xin mạn phép trích đoạn văn của Ts Mai Thanh Truyết:
“… Hiện tại, TQ đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm ở cao nguyên Bolloven bên Lào, bên Cambodia, và “nhập nhằng” tóm gọn hai dân tộc Chăm và  Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một tiến sĩ người Chăm cổ suý.  Nhóm nầy cũng được sự hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng Cao nguyên hiện tại đã được các hội thiện nguyện Hoa Kỳ yểm trợ dưới danh nghĩa DEGA.  Theo tin tức được loan tải trên mạng, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên hiệp Quốc công nhận qua Department Of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế Tham Mưu (consultative status) kể từ năm 2009 nầy.  Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc và Thuỵ Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ Lưu vong Chăm (Cham’s Government In Exile).  Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây.  Theo như dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các chính phủ.  Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay “lông lá” của TC mới có thể thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm.  Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu dự định đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TQ), nơi có một cộng đồng thiểu số Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang định cư tị nạn tại đây để chạy loạn vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân chúng Chăm năm 988 (theo Georges Maspero trong quyển sách Le Royaume de Champa). Nhưng sau đó, để tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, trụ sở dự định mới sẽ là Thuỵ Điển, nơi có một tiến sĩ người Chăm định cư để tạo danh nghĩa nhằm gây áp lực với Việt Nam cộng sản khi cần thiết.  Câu hỏi được đặt ra là TQ giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì"”
Tác giả kết luận rằng vấn đề Việt Nam cho phép TQ hợp tác khai thác quặng Bauxite tại Đak Nông ở Cao Nguyên và người Chăm đòi lại đất đai đều nằm trong “những mắc xích tiến chiếm Việt Nam của TQ”.
Người Chăm đòi lại đất đai – chuyện thật hay ảo"
Bài “Chiến Lược TQ Nhằm Biến Tây Nguyên Việt Nam Thành Tây Tạng 2 – tình hình thập phần nguy hiểm” của Ts Mai Thanh Truyết làm gợi lại cuộc sống tại Mỹ vào năm 2003 trong lúc tổng thống Bush đệ nhị (ông Bush con) và nội các của ông đang tìm cách tấn công nước Iraq. Tôi còn nhớ lúc ấy hầu như ngày nào báo chí Mỹ cũng đăng các nguồn tin tức theo dư luận, bới lông tìm vết để tìm vũ khí giết người hàng loạt (Weapon of Mass Destruction) của ông Sađam Husên.  Trong nội các của ông Bush thì dư luận có thể sẽ không tin ông Dick Cheney, vị phó tổng thống hay ông Donald Rumsfeld, bộ trưởng của Ngũ Giác Đài vì hai ông này vốn đậm về phe Diều Hâu nhưng người ta có thể tin ông Colin Powell, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao vì tính tình điềm đạm và tài mưu lược của ông.  Bởi vậy mặc dù tòa Bạch Ốc và báo chí đã sản xuất ra hàng loạt những nguồn tin tức đáng tin cậy nhưng không mấy ai tin cho đến khi ông Colin Powell lên trình bày với Liên Hiệp Quốc để xin thẩm quyền tấn công Iraq.  Chuyện của ông Colin Powell lên Liên Hiệp Quốc đã trở thành một vết nhơ trong cuộc đời phục vụ vì dân vì nước và ông đã thường xuyên hối hận về sau.


Thực tế là từ khi trận đánh vùng vịnh năm 1991, sau khi ông Bush cha và quân chư hầu đánh Sađam rút ra khỏi nước Kuwait và áp dụng chính sách cấm vận làm cho nền kinh tế của Iraq kiệt quệ.  Cho đến thời của tổng thống Bill Clinton thì sự cấm vận đã gây thiệt hại nặng nề.  Mỗi năm khoảng 500,000 em bé Iraq vô tội bị chết vì thiếu dinh dưỡng và thuốc men.  Khi được hỏi về con số trẻ em Iraq bị chết hằng năm trong cuộc họp báo “Meet The Press”, bà Madeleine Albright, lúc đó là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, đã trả lời rằng: “It’s worth it!”  có nghĩa là sự chết của các trẻ em Iraq vô tội xứng đáng để trừng trị Sađam Husên.
Bởi vậy, câu chuyện của ông Bush con tuyên truyền để đánh nước Iraq với lý do Irag có vũ khí giết người hàng loạt nhằm thực hiện mưu đồ đế quốc của mình đã trở thành trò hề cho thế giới vì sau trận chiến không ai tìm ra được một mảnh vụn vũ khí giết người hàng loạt nào của ông Sađam Husên cả.  Cũng vì sự lừa đảo này, vị Thủ Tướng nước Tây-ban-nha là ông Jose Maria Aznar và ông Tony Blair của nước Ăng-lê bị rơi chức.  Ông Bush con tuy không bị mất chức nhưng dân chúng đã cột tay của ông bằng cách bầu những vị ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ lên nắm Thượng Viện và Hạ Viện vào cuối năm 2006.  Cuộc viếng thăm nước Iraq cuối cùng của ông Bush vào năm 2008 được tiếp đón bằng hai chiếc dày của nhà phóng viên Muntadar al-Zaidi đã thành một trò hề đối với vị nguyên thủ quốc gia của Mỹ.
 Bài học của năm 2003 trong cuộc tiến chiếm nước Iraq của tổng thống Bush là ông đã đưa ra những tang chứng ma để phục vụ cho mộng bá chủ hoàn cầu của phái Diều Hâu.  Nhưng trong suốt quá trình tuyên truyền chính trị dẫn đến chiến tranh, các tài liệu tình báo rẻ tiền được trình bày trước Liên Hiệp Quốc và Quốc Hội Mỹ đã làm cho dân chúng và thế giới cứ tưởng như thật!
Trở lại với vấn đề người Chăm đòi lại đất đai.
Dân số người Chăm hôm nay gồm khoảng 100 ngàn người sống rời rạc tại nông thôn và miền núi, nghèo đói và lạc hậu so với tập thể khổng lồ hơn 84 triệu dân Việt Nam.  Sau 1975, dân tộc Chăm đã trở thành một tập thể vô sản, không có đất đai để canh tác, nghèo đói, không có người biết lái xe con và cũng không mấy ai biết hành nghề đánh máy, một năm chỉ có vài người sinh viên lên cấp đại học… thế thì vấn đề đòi đất đai để tái lập một vương quốc Champa để làm gì"
Cũng vì thực trạng xã hội Chăm hôm nay vẫn còn đang lạc loài trong sự bần cùng, nhân tài còn hiếm hơn lá rụng mùa đông, Tiến sĩ Po Dharma, vị giáo sư gốc Chăm thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ - Pháp, đã trả lời với đài truyền hình Dân Sinh trong ngày Đại Hội Văn Hóa Champa tại San Jose vào ngày 7 tháng 7 năm 2007 rằng:  “nếu Việt Nam có ban ân huệ cho người Chăm hôm nay một thể chế tự trị thì chúng tôi cũng không dám tiếp nhận!”
Vào năm 2001 và 2004, tình hình ở Cao Nguyên rất là nóng bỏng.  Đó là những năm mà các dân tộc thiểu số ở vùng này đã cùng nhau đứng lên chống chính quyền về việc cưỡng chiếm đất đai bất hợp pháp.  Cuộc vùng dậy đó bị chính quyền CS đàn áp dã man, hàng ngàn người đã chạy sang lánh nạn ở tỉnh Monđokiri, Cam Bốt.  Sau khi dẹp tan cuộc biểu tình, chính quyền CSVN đã bố trí hệ thống tình báo dầy đặc ở Cao Nguyên đến nỗi một con ruồi bay qua cũng không lọt thì vấn đề Hậu-Fulro đứng lên để đòi đất đai hay đòi quyền tự trị thì làm sao thoát khỏi hệ thống tình báo của họ"  Cho nên nói rằng Fulro/Chăm phối hợp với TQ để dành lại chủ quyền của vương quốc Champa là vấn đề vượt ngoài sự tưởng tượng của mọi người nhất là đối với dân tộc thiểu số.  Quả thật, đã có một thời vương quốc Champa trải dài từ Quãng Bình cho đến Bình Tuy nhưng hôm nay nó chỉ có giá trị như một dữ kiện lịch sử chứ không ngoài gì hơn.
Sau cuộc tấn công vào Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế vào năm 2001, dân chúng tại Mỹ sống trong cảnh phập phòng lo sợ vì lúc nào cũng sợ bị bọn khủng bố tấn công bất ngờ.  Bộ Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia (Homeland Security) phát minh ra một hệ thống báo động sự đe dọa khủng bố bằng chỉ số bằng màu. Với nguồn tin đáng tin cậy chỉ số khủng bố sẽ tăng từ màu vàng lên màu cam và đôi lúc nhảy lên màu đỏ, nghĩa là thập phần nguy hiểm… Vấn đề người Chăm đòi đất đai cũng tương tự.  Nó là chiêu bài mà các chính trị gia, các đảng phái chính trị cũng như chính quyền CSVN dùng để chụp mũ hoặc đàn áp dân tộc bản địa và là nguyên nhân gây ra sự chia rẽ hận thù giữa hai dân tộc cùng san sẻ một mảnh đất trên nước Việt Nam.  Nó làm cho dư luận xôn xao nhưng thực chất chỉ là một con số KHÔNG to tướng.
Xã hội Tây-Âu là nước tự do dân chủ. Ai cũng có quyền bày tỏ cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên, sự thật và chính nghĩa không bao giờ lu mờ trước những bằng chứng không có cơ sở.  Những lối hành văn dựa theo “nguồn tin đáng tin cậy…” nhằm chụp mũ một cộng đồng vô tội vạ sẽ đưa đến nhiều điều nghi ngờ đáng tiếc.  Hiện tại, thế giới càng đang thu hẹp nhỏ lại dưới sự tân tiến.  Cùng một lúc tinh thần đa chủng tộc biểu lộ ngày càng nhiều hơn. Chúng ta nên tạo sự cảm thông và thương yêu lẫn nhau.  Đó là yếu tố xây dựng sự hài hòa ấm no cho mọi người trong tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.