Hôm nay,  

“huyền Tích Việt” Của Phạm Trần Anh

16/11/200800:00:00(Xem: 9496)

“HUYỀN TÍCH VIỆT” CỦA PHẠM TRẦN ANH

Tiến sĩ  Nguyễn Thanh Liêm
Sau hai quyển Nguồn Gốc Việt Tộc và Đoạn Trường Bất Khuất, Phạm Trần Anh vừa cho ra đời tác phẩm mới: "Huyền Tích Việt". Đoạn Trường Bất Khuất cho thấy sĩ khí cao cả, bản tính cương cường, tinh thần bất khuất của con người Phạm Trần Anh trong hơn hai mươi năm trời sống đày đoạ, khổ sở trong lao tù cộng sản. Tuy nhiên con người đặc biệt này không nhân hoàn cảnh đau khổ đó để nghiền ngẫm về một triết lý sống, một chủ trương chính trị hay một áng văn tố giác những tệ hại của chế độ độc tài, phi nhân hiện hữu. Ông lại lấy cơ hội này để đưa hết tâm trí mình vào công cuộc suy tư sâu xa về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh khá cao của dân tộc từ trước khi có sự bành trướng của văn hoá Hán tộc trên khắp Trung Hoa ngày nay.
Các sử gia, các khoa học gia, các học giả Việt Nam và ngoại quốc xưa nay cũng đã có nhiều người từng nghiên cứu và viết về đề tài này. Người ta đi tìm dấu vết, chứng tích, sưu tầm tài liệu, phân tích, tìm cách cắt nghĩa, nêu ra giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn hoá/văn minh của giống dân này từ lúc khởi đầu. Phạm Trần Anh cũng làm công việc đó, nhưng kết quả nghiên cứu của ông cho thấy ông có cái nhìn mới mẻ hơn, thuyết phục hơn về gốc tích, vùng địa lý và văn minh của những người Việt thuở xa xưa. Có ba nguồn tài liệu chính mà xưa nay ai cũng tựa trên đó để tìm hiểu về đề tài trên. Trước hết là những chứng tích lịch sử tìm thấy trong sử Tàu. Hầu hết các sử gia Việt Nam và ngoại quốc từ trước tới giờ thường hay dựa trên sử Tàu để viết nên sử Việt mà không để công đánh giá cho thật đúng những sử liệu này. Phạm Trần Anh đã để công phân tích và nhận định khá rõ ràng chính xác về tâm lý (mặc cảm tự tôn) của những người Trung Hoa tác giả của những bộ sử đó. Ông cho thấy phần đông các nhà viết sử Trung Quốc đều có định kiến xem dân tộc Việt là một loại dân mọi (Nam Man và Đông Di), kém văn minh, xem nước Việt như một nước phụ thu"c luôn tùng phục nước Tàu, cho nên họ không bao giờ chấp nhận những sự thật lịch sử nào cho thấy có sự thấp kém của Trung Hoa đối với Việt Nam. Bởi khuynh hướng chung tự tôn đó của các nhà viết sử Tàu nên một số những sự thật lịch sử đã bị bóp méo. Theo ông những sự thật lịch sử này chỉ có thể tìm thấy trong những tác phẩm của những người Việt viết ra g"i là ngo"i th" và thường bị các sử gia Trung Quốc gạt ra ngoài chính sử của họ. Thành ra những ai chỉ dựa trên các bộ sử của Tư Mã Thiên, hay những bộ Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư, Đường Thư, Lương Thư, v v . . . đều có thể đi vào con đường sai lầm cố tình của Trung Quốc. Theo ông thì người Việt chúng ta nên khai thác những bô sử do chính người Việt mình viết mới có hy vọng đến gần với sự thật hơn. Một nguồn tài liệu quan trọng nữa mà xưa nay những nhà viết sử đã hoặc coi thường, hoặc không biết khai thác nên đã không có cái nhìn đúng về toàn thể nền văn minh gốc của người Việt. Nguồn tài liệu đặc biệt đó là huyền sử, truyền thuyết về giồng giống người Việt. Phần lớn chúng ta đều biết những truyền thuyết Rồng-Tiên, Lạc Long Quân -Âu Cơ, chuyện 100 trứng nỡ ra 100 người con trai, chuyện 50 theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi, chuyện mười tám đời Hùng Vương, chuyện Phù Đổng Thiên Vương, chuyện nỏ thần, chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu ……..  Tất cả những sách sử về Việt Nam đều có đề cập đến những truyền thuyết này nhưng hầu hết đều xem như những câu chuyện thần thoại, không có giá trị khoa học đối với nhà viết sử, và do đó không có liên hệ chặt chẽ với sự thật lịch sử. Phạm Trần Anh, trái lại, đặt nặng giá trị của huyền sử đối với lịch sử đúng thật của dân tộc Việt Nam. Theo ông ý nghĩa của các câu chuyện, tên của các nhân vật, địa danh trong các câu chuyện đều mật thiết liên hệ tới vùng địa lý và nền văn minh xưa của dân tộc Việt Nam. Đối với ông huyền sử Việt là một kho tàng tài liệu rất có giá trị lịch s" nếu người ta biết triệt để khai thác. Và ông đã làm công việc đó qua tác phẩm "Huyền Tích Việt" của ông. Từ những dấu vết tìm thấy trong những sách sử do người Việt sáng tác mà người Trung Hoa đã gạt bỏ ra ngoài chính sử của họ đến những tên người, địa danh, cùng ý nghĩa của các huyền sử Việt, Phạm Trần Anh đã dựng lại buổi đầu của giống nòi Lạc Việt trên vùng đất bao la của cả phân nữa miền Nam nước Tàu ngày nay tr"i dài từ phía Nam sông Hoàng Hà xuống tận đồng bằng sông Hồng ở Bắc Việt, với những đặc tính văn hoá đã mở mang mà người Hán khi vào xâm chiếm Trung Quốc đã phải học hỏi, thấm nhuần và chiếm hữu, biến thành văn hoá Trung Quốc. Nước Việt mênh mông với nền văn hoá mở mang từ thuở xa xưa đó cũng đã được Phạm Trần Anh đối chiếu với nguồn tài liệu thứ ba, là kết quả của những công trình nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như nhân học (anthropology), khảo cổ học (archeology), sinh vật học (biology), ngôn ngữ học (linguistic), khoa di truyền (nghiên cứu chủng tộc theo DNA) v v . . . Kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học này phần lớn cho thấy giả thuyết của Phạm Trần Anh có giá trị đúng về nước Việt và nền văn hoá xưa của dân tộc Việt trước khi bị Hán tộc xâm chiếm.


Cùng với quyển Nguồn Gốc Dân Tộc Việt, quyển Huyền Tích Việt của Phạm Trần Anh góp phần rất lớn vào công việc tìm hiểu nguồn gốc của người dân Việt, tìm hiểu nước Việt lớn lao xưa, và nhất là tìm hiểu trình độ văn minh của người Việt từ hơn mấy ngàn năm trước. Kết quả của nhiều năm nghiền ngẩm, nghiên cứu của ông đã giúp chúng ta có những kiến thức vững chắc hơn về nền văn hiến của chúng ta, chính nền văn hiến đó đã là nền tảng của văn hoá Trung Hoa sau này chớ không phải ngược lại. Người Hán đã vào Trung Quốc, xâm chiếm. đất nước này, bành trướng về phương Nam lấn áp nước Việt xưa. Chính người Hán đã học hỏi, th"m nhuần văn hoá Việt thuở xa xưa, chiếm lấy văn hoá Việt làm văn hoá Trung Hoa, rồi lại đem văn hoá đó ảnh hưởng lại người Việt chúng ta sau này khi họ xâm lấn đô hộ dân mình. Công trình biên soạn của Phạm Trần Anh đem lại nhiều hnh diện cho dân tộc Việt Nam. Huyền Tích Việt cũng như Nguồn Gốc Dân Tộc Việt rất xứng đáng có một ch" đứng quan trọng trong tủ sách của người Việt Nam, nhất là cho các thế hệ sau này.        
LL: Email [email protected]
Gửi check 15UDS về:
Nganhoang
10095 Larson Ave,
Garden Grove CA 92843

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 30-3-2007, tại tòa án Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý bị một viên công an bóp miệng không cho phát biểu ý kiến. Ngày 30-4-2007, đài BBC (London) loan tin
Ở phần I người viết đã trình bày rõ ràng lời kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt xóa bỏ quá khứ hận thù quốc cọng rất phiến diện, không giải quyết rốt ráo toàn bộ vấn đề
Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động từ ngày 3/2/2007 tự dưng biến thành bản tự thú bất lực của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi đối thoại trên vị trí phân ranh giai cấp vô sản hay không vô sản. Đã đến lúc, cây tầm vông vạt nhọn chấm dứt nhiệm vụ lịch sử
Có không biết bao nhiêu thơ, nhạc, ca dao ca ngợi tình mẹ thương con bao la như trời cao biển rộng. Trên đời này có lắm kỳ quan
Tôi may mắn đi qua cuộc chiến với ít thương tổn. Cuốn hút hòa nhập vào giai đoạn phức tạp sau chiến tranh, tôi suy ngẫm để xây dựng
Mặt Trận Tổ Quốc đã làm xong hiệp thương vòng 3. So sánh kết quả những người tự ứng cử trong tổng số ứng cử viên
Việt Nam với Trung Quốc núi liền núi sông liền sông. Cha ông ta nói "bán anh em xa, mua láng giềng gần", với nước láng giềng cận kề này
Nhân ngày 30/4/2007 ông Võ Văn Kiệt nguyên thủ tướng nước CHXHCNVN đã có cuộc trả lời phỏng vấn
Từ đầu năm đến nay, chỉ số chứng khoán VN-Index tại Việt Nam đã sụt khỏi đỉnh hơn ngàn điểm và chưa biết đến đâu mới là đáy
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.