Hôm nay,  

Đọc ‘Giọt Nắng Xiên’ Của Lê Anh Dũng Và Diệp Thế Mỹ

15/07/200800:00:00(Xem: 10610)
Một chiều chủ nhật tháng Bẩy trong thánh đường thành phố Garden Grove. Vị linh mục mở đầu bài giảng bằng tiểu sử nhà thơ Phùng Quán. Sau khi đã nói về cuộc đời nhà thơ, vị linh mục đã đọc nguyên bài thơ "Lời mẹ dặn" của thi sĩ Phùng Quán và trang trọng ngâm ngợi những câu thơ mà ông cho rằng "quá đẹp":

Yêu ai cứ bảo là yêu,

Ghét ai cứ bảo là ghét,

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

Chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi, ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.

Cũng với tư tưởng những lời thơ "quá đẹp" đó, vị linh mục đã sang sảng ca ngợi tư tưởng của Phùng Quán, sau ba mươi năm bị chà đạp, mất hết nhân tính con người, ông đã tâm sự đôi khi thấy vô cùng tuyệt vọng, "tôi phải vịn câu thơ mà đứng dậy."

"Vịn câu thơ mà đứng dậy", vâng, cũng như Phùng Quán, có những người phải vịn vào văn chương mà đứng dậy. Như Lê Anh Dũng và hiền thê Diệp Thế Mỹ, đồng tác giả của "Giọt Nắng Xiên", hai tâm hồn đã có nhiều lúc phải "vịn" vào tâm hồn văn chương của mình mà đứng dậy. Lê Anh Dũng, một cựu chiến sĩ, một tù cải tạo, đã vịn vào danh dự của một quân nhân, vào những kỷ niệm thời đi lính, vào thuở mà tình yêu chân thành của anh gửi gấm cho người tình cũng mộc mạc như anh, để đứng dậy, mặc dù anh bị chế độ độc tài, dã man đầy đọa anh qua suốt bao nhiêu năm tháng tù ngục. Anh đã đứng dậy, như khi anh tập đạp chiếc xe xích lô lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, ngã dúi dụi bên lề đường, với những bao đồ nặng chĩu, đầu váng, mắt hoa, tay chân đẫm máu (Con dốc cầu Nhị Thiên Đường, trang 79). Anh đã đứng vững như đã từng đứng hiên ngang bao lần, khi anh còn tham dự những cuộc hành quân ở cao nguyên, Đức Cơ, Pleiku, biên giới Miên Việt (trang 9). Rồi trong trại tù khổ sai "Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa", đói, khát, lạnh, rét, cực, cô đơn... Lê Anh Dũng đã kể lại cuộc đời mình qua những đoạn văn ngắn đầy hình ảnh, tuy không rầm rộ, máu lửa, nhưng rất chân thật. Tuy không sống gần gụi, nhưng tác giả đã thể hiện được những giấc mơ của thi sĩ Phùng Quán: "Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời." Tác phẩm của Lê Anh Dũng hiền hòa, đơn giản, nhưng lại phác họa rõ nét chân dung của những con người chân thật. Những câu văn không- một - chút- làm - dáng của Lê Anh Dũng lại làm cho người đọc tự nhiên muốn trở về bơi lội trong những dòng sông quê hương, muốn hòa tan trong kỷ niệm của tuổi thơ, dù mỗi người có một "dòng sông định mệnh" khác nhau. Lê Anh Dũng, tuy kể về mình, nhưng đồng thời cũng kể thay cho biết bao người, những mẩu chuyện đắng cay, tủi nhục khi ở trong tù, và lúc mừng mừng tủi tửi khi xum họp. "Ba con đó, hôn ba đi!" (trang 180). Chỉ có bấy nhiêu tiếng,  mà người đọc đã có thể tưởng tượng ra được hàng trăm, ngàn mảnh đời như thế, hoàn cảnh cay đắng như thế, sau bao năm xa cách, gặp lại vợ con, cha với con không thể nhận ra nhau được. Lê Anh Dũng, người viết văn chân thật, đã để lại trong lòng độc giả những câu chuyện đơn giản nhưng tình người lại rất mênh mang.


Còn những câu chuyện của Diệp Thế Mỹ, nguời vợ tù cải tạo, lại có rất nhiều đáng nói. Chị đại diện cho cả một thế hệ thiếu nữ từ chỗ tung tăng, hoa gấm, (Tuổi Măng Non, trang 20), trở thành vợ chiến sĩ, không đòi hỏi quà cáp cao sang, chỉ cần một chữ Yêu đơn giản, bình dị. Ngay cả sau hôn lễ, "lấy chồng đời chiến binh", người thiếu nữ chấp nhận tất cả thiếu thốn, mà vẫn vui, vì có lẽ, theo chị, người chiến binh thời đại là những anh hùng, cho nên cần chi bề ngoài, cần chi điệu bộ rườm rà! Rồi, từ đó, theo chiến cuộc, theo chồng, chị đã một ngày biến thành một con người làm được những việc mà trí tưởng tượng thiếu nữ không thể nào hình dung được. Chiến tranh ư" Tuy không phải là chiến sĩ, chị cũng chứng kiến không biết bao nhiêu bom đạn đổ trên quê hương, bao nhiêu kinh hoàng, chết chóc; tuy chị không là quân nhân, nhưng nếu không có những con người dũng cảm như chị, chắc những người chiến sĩ kia, còn phải chịu bao gánh nặng khó kham. Và, không biết từ khi nào, có lẽ bắt đầu giai đoạn tù ngục của anh, chị đã âm thầm, lặng lẽ tiếp sức anh chiến đấu trên phương diện khác, phương diện của một người vợ một kẻ đã bị chế độ loại ra ngoài sinh hoạt xã hội. Những người vợ cải tạo như chị, đã quần quật như nô lệ, trong một đất nước mà người bóc lột người. Điều kinh ngạc ở đây là tất cả mọi tiếng kêu phẫn nộ, chị đã cho trôi ngược vào lòng, chịu đựng chúng, chỉ với một ý định duy nhất: được gặp lại người yêu khỏe mạnh, oai hùng. Đã biết bao lần, như chồng, chị muốn gục ngã, vì cuộc đời đối xử với lớp người như chị quá tệ, nhưng chị đã "vịn văn chương mà đứng dậy." Chị đã vươn lên, như hoa sen trong bùn. Bây giờ, chị đã sống hiền hòa trong dòng văn hóa Việt Nam, dù lời văn của chị nhẹ nhàng, đơn giản, không hào nhoáng kiêu kỳ, nhưng chứa đựng biết bao ý từ nồng hậu.

Đọc "Giọt Nắng Xiên" của Lê Anh Dũng và Diệp Thế Mỹ, mới thấy trong cuộc đời Việt Nam sau 75,  còn quá nhiều tâm hồn cao đẹp để ngưỡng mộ.

Chu Tất Tiến. 

(Nhà văn Lê Anh Dũng và Diệp Thế Mỹ sẽ giới thiệu cuốn Giọt Nắng Xiên, từ 10 giờ 30 sáng đến 2 giờ trưa, ngày thứ Bẩy 19 tháng 7, 2008 tại Regent West, đường First St, Santa Ana.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa nghe tiếng điện thoại reo lên trong đêm, phá tan bầu không khí yên lặng của bầu trời đêm Hà Nội một ngày đầu đông... tôi vội vàng nhấc máy. Đầu dây tiếng lập cập quen thuộc - vì ngôn ngữ
Trong lúc đảng Cộng sản Việt Nam phấn khởi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO) và hoan hỷ hoàn tất tốt Hội nghị APEC thì cán bộ, đảng viên lại
Sự đắc cử của Giám Sát Viên Quận Cam Lou Correa vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang đã tạo cơ hội hiếm có cho một ứng cử viên gốc Việt có thể đắc cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam
Với viễn ảnh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, một hồ sơ mà Việt Nam cần chú ý là chế độ trợ giá lúa gạo trên thế giới vì gạo là nông sản trọng yếu của Việt Nam và chi phối sinh hoạt
Thể theo lời yêu cầu của một số đông học viên, tác giả xin mượn trang báo này để trình bày một cách chi tiết về hệ thống máy chụp hình, được dựng lên tại nhiều ngã tư với mục đích chụp
Trước năm 1975 vào những dịp Tết Nguyên Đán, cùng lúc dân chúng náo nức chuẩn bị mừng Xuân, đón Tết thì các hội từ thiện,
Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC, nhưng cả hai đã có những sắp xếp khác, không liên hệ gì đến nội dung bàn thảo
Chưa bao giờ trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã chứng minh  Đảng và Nhà nước sợ Dân chủ như trong kỳ họp APEC tại Hà Nội từ 15 đến 19
Có ai biết lập trường của thủ đô Mỹ về Iraq là gì hay không" Câu hỏi ấy có thể gây khó chịu. Sự hiểu biết thông thường đều cho thấy đảng Cộng hoà đã thất cử và Chính quyền Bush
Ngân Giang là bút hiệu của một chiến binh Mỹ gốc Việt, vừa từ chiến trường Iraq về lại tiểu bang nhà là Texas. Bài sau đây cho thấy tấm lòng tác giả, dù xông pha
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.